Cơ sở lưu trú là khái niệm quen thuộc hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Vậy cơ sở lưu trú là gì? Có những loại hình cơ sở lưu trú nào phổ biến? Quy định về cơ sở cư trú như thế nào? Không thông báo lưu trú phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Homedy tìm hiểu chi tiết về cơ sở lưu trú trong bài viết sau đây nhé!
Cơ sở lưu trú là gì?
Để tìm hiểu cơ sở lưu trú là gì? Cơ sở lưu trú tiếng Anh là gì thì trước hết hiểu đơn giản, cơ sở lưu trú (hay còn gọi là cơ sở đăng ký lưu trú) là nơi cung cấp các dịch vụ lưu trú, buồng, giường, ăn uống, nghỉ ngơi, phục vụ nhu cầu của khách du lịch hoặc người dân phải ở lại một địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định. Có nhiều cơ sở lưu trú hiện nay nhưng phổ biến nhất là cơ sở lưu trú du lịch.
Vậy khái niệm cơ sở lưu trú du lịch là gì? Theo khoản 12 Điều 3 Luật Du lịch 2017, cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Cụ thể, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
Cơ sở lưu trú cung cấp các dịch vụ ngắn hạn và cả dài hạn, tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Chẳng hạn, vai trò của cơ sở lưu trú du lịch là phục vụ cho những người đi du lịch cần nơi để nghỉ ngơi thư giãn và cả những người có nhu cầu thuê dài hạn để học tập, làm việc, công tác.
Các loại cơ sở lưu trú hiện nay
Có mấy loại cơ sở lưu trú hiện nay? Có rất nhiều loại hình lưu trú, có thể kể đến như: căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ, biệt thự, nhà riêng, nhà phố, căn hộ mini, nhà trọ/phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ, hostel, homestay, condotel, hometel, bungalow, villa,… Trong đó, chủ yếu tập trung vào cơ sở lưu trú du lịch – một trong các cơ sở lưu trú phổ biến nhất hiện nay.
Cụ thể, tại Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, phân loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
“- Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
+ Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
+ Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
+ Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
+ Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
– Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
– Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
– Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
– Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
– Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.”
Mỗi loại hình cơ sở lưu trú sẽ có những yêu cầu về điều kinh doanh khác nhau, khách hàng chọn dịch vụ cũng cần phải hiểu rõ về loại hình lưu trú, tên cơ sở lưu trú mà mình lựa chọn để có những tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Do đó, ngoài việc hiểu cơ sở lưu trú là gì, bạn cũng cần biết các loại cơ sở lưu trú hiện có để có lựa chọn chính xác.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, cụ thể như sau:
Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch (được hướng dẫn tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP).
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Du lịch 2017, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có các quyền sau đây:
“Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;
Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.”
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
“- Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017;
– Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
– Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
– Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được công nhận hạng thì sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Du lịch 2017, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017;
Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận;
Duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận.
Thủ tục đăng ký cơ sở lưu trú du lịch
Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 50 Luật Du lịch 2017, thủ tục đăng ký cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện như sau:
Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
Như vậy, Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao; Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định.
>> Tham khảo:
Lưu trú là gì? Các quy định, thủ tục về việc lưu trú
Địa chỉ lưu trú là gì? Thủ tục khai báo lưu trú như thế nào?
Quy định về thông báo lưu trú đối với các cơ sở lưu trú du lịch
Dưới đây là những quy định về cơ sở lưu trú du lịch đối với việc thực hiện thông báo lưu trú, các bạn cùng tham khảo nhé!
Khi nào phải thông báo lưu trú?
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020, lưu trú được quy định là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020 cũng quy định khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Như vậy, khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định. Trách nhiệm thông báo lưu trú là của gia đình, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khi có người đến lưu trú. Tuy nhiên nếu người đến lưu trú tại nhà mà gia đình không có người thì người đó phải tự mình thông báo lưu trú cho công an.
Quy định về thông báo lưu trú
Thông báo lưu trú là việc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi có người ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú, hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời theo dõi và quản lý.
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA, việc thông báo lưu trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Thủ tục thông báo lưu trú
Hồ sơ thông báo lưu trú
Người khía báo lưu trú cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thông báo lưu trú, bao gồm các thông sau:
Họ và tên
Số định danh cá nhân (số CCCD) hoặc số Chứng minh nhân dân
Số hộ chiếu của người lưu trú
Lý do lưu trú
Thời gian
Địa chỉ lưu trú.
Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi.
Trình tự thực hiện thông báo lưu trú
Khi có người đến lưu trú, thành viên của hộ gia đình, người đại diện cho cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người đến lưu trú cung cấp ít nhất một trong các giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về số định danh cá nhân theo quy định. Họ cũng phải thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú như sau:
Thành viên trong hộ gia đình, đại diện cơ sở chữa bệnh, quản lý cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ,… cũng như các cơ sở khác có chức năng lưu trú hoặc bản thân người đến lưu trú có thể trực tiếp đến thông báo lưu trú tại Công an tại phường, xã hoặc thị trấn. Hoặc thông báo qua điện thoại, email, ứng dụng trên điện thoại, trang thông tin chính thức của cơ quan.
Thời gian thông báo lưu trú: Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú. Nếu người đến lưu trú sau thời điểm 23 giờ, thì việc thông báo phải được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau. Ví dụ: Nhà nghỉ phải báo cáo với CA phường, xã về số khách lưu trú tại các phòng trong nhà nghỉ trước 23 giờ trong ngày.
Nếu có trường hợp các thành viên trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần, thì chỉ cần thực hiện việc thông báo lưu trú một lần duy nhất.
Thời gian lưu trú tuỳ thuộc nhu cầu của công dân nhưng không quá 30 ngày. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải cập nhật nội dung thông báo về lưu trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong trường hợp được yêu cầu giữ bí mật.
Mức xử phạt không thông báo lưu trú
Không thông báo lưu trú phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, công dân không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú bị phạt như sau:
Từ 01 đến 03 người: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
Từ 04 đến 08 người: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
Từ 09 người lưu trú trở lên: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
Ngoài ra, trường hợp cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ bị xử phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt với tổ chức gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
FAQ – Giải đáp các vấn đề liên quan đến cơ sở lưu trú
Đơn vị quản lý cơ sở lưu trú tại các địa phương
Công an tỉnh/thành phố thực hiện quản lý chuyên môn về lưu trú trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh/thành phố. Công an cấp phường/xã/thị trấn sẽ thực hiện quản lý chuyên môn về lưu trú trong phạm vị địa bàn phụ trách.
Nhà trọ có phải cơ sở lưu trú không?
Cho thuê nhà trọ là hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, do đó, chủ nhà trọ phải đăng ký kinh doanh nhà trọ theo quy định pháp luật.
Chủ nhà trọ phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký cư trú biết khi có khách thuê trọ. Việc thông báo lưu trú có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, hòm thư điện tử, cổng thông tin chính thức hoặc ứng dụng trên điện thoại.
Cơ sở lưu trú hộ gia đình là gì?
Tên cơ sở lưu trú hộ gia đình nghĩa là nơi cung cấp chỗ ở cho người đến lưu trú mà được tổ chức hoặc điều hành bởi một hộ gia đình thường trú tại địa phương. Đây có thể là những ngôi nhà riêng, nhà phố có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú hoặc những người cần tìm chỗ ở trong một khoảng thời gian ngắn.
Các cơ sở lưu trú hộ gia đình thường cung cấp các dịch vụ cơ bản như giường ngủ, phòng tắm, và thường còn đi kèm với những tiện ích như bữa sáng hoặc bữa tối gia đình, cho thuê xe đạp để tham quan, hoặc sự hướng dẫn về địa điểm du lịch và hoạt động vui chơi trong khu vực..
Tuy cơ sở lưu trú hộ gia đình thường nhỏ hơn và không có quy mô lớn như các khách sạn hoặc resort, nhưng chúng mang đến trải nghiệm du lịch độc đáo và gần gũi hơn với cuộc sống địa phương.
Vai trò của cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch đóng một vai trò quan trọng trong ngành du lịch và có ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm du khách. Dưới đây là một số vai trò chính của cơ sở lưu trú du lịch:
Cung cấp chỗ ở: Vai trò cơ bản nhất của cơ sở lưu trú du lịch là cung cấp chỗ ở cho du khách trong suốt thời gian họ tham quan và khám phá một địa điểm mới. Khách sạn, nhà nghỉ, resort, homestay và các loại cơ sở lưu trú khác cung cấp một nơi cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng sau những hoạt động du lịch.
Tạo trải nghiệm: Cơ sở lưu trú đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách từ kiến trúc nội thất đến dịch vụ phục vụ và tiện ích,…
Đa dạng dịch vụ đi kèm: Ngoài việc cung cấp chỗ ở, cơ sở lưu trú du lịch còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, quầy bar, Spa, hồ bơi, dịch vụ phòng, trung tâm hội nghị và sự kiện, giúp khách hàng có thêm lựa chọn và tiện ích trong suốt thời gian lưu trú. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú thường cung cấp cho du khách thông tin du lịch, hướng dẫn và gợi ý về các hoạt động địa phương, khám phá những điểm đến mới.
Thúc đẩy nền kinh tế tại địa phương: Cơ sở lưu trú du lịch tạo ra một loạt các cơ hội việc làm và doanh thu cho cộng đồng địa phương. Chúng có thể tạo ra nhiều công việc trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, du lịch, và quản lý cơ sở lưu trú.
Mẫu đơn đề nghị xếp hạng cơ sở cư trú
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định pháp luật:
TÊN DOANH NGHIỆP TÊN CƠ SỞ DỊCH VỤ –
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Kính gửi: …………….(1)……………..
Căn cứ Luật Du lịch, sau khi nghiên cứu Tiêu chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị ……….(1)………. xem xét, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch.
1. Thông tin chung về cơ sở lưu trú du lịch
– Loại, tên cơ sở lưu trú du lịch: ………………………………………………………………………..
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………Fax:………………………………………………
– Email: ………………………………………………Website:………………………………………..
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số: …………….……………., cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………………………
– Có cam kết, giấy chứng nhận về:
(1) Đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
(2) Phòng cháy, chữa cháy;
(3) Bảo vệ môi trường;
(4) An toàn thực phẩm.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
– Tổng vốn đầu tư ban đầu: ……………………………………………………………………………..
– Tổng vốn đầu tư nâng cấp (nếu có):………………………………………………………………….
– Tổng diện tích mặt bằng (m2):………………………………………………………………………….
– Tổng diện tích mặt bằng xây dựng (m2):…………………………………………………………….
– Tổng số buồng:
STT
Loại buồng
Số lượng buồng
Giá công bố (VND)
1
2
3
…
– Dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch:
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
3. Người quản lý và nhân viên phục vụ:
– Tổng số: …………………………………………………………………………………………………….
Trong đó:
Ban giám đốc:…………………………….. Lễ tân:…………………………………………………….
Bếp:………………………………………… Buồng:……………………………………………………
Bàn, bar:…………………………………… Bộ phận khác:…………………………………………..
– Trình độ:
Trên đại học:……….(người) Đại học:…………..(người) Cao đẳng:………….(người)
Trung cấp:…………(người) Sơ cấp:……………(người) THPT:……………….(người)
– Chứng chỉ khác: ………………………………….(người)
– Được đào tạo nghiệp vụ (%):…………………………………………………………………………..
– Được đào tạo ngoại ngữ (%):………………………………………………………………………….
4. Hạng đề nghị:
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung trong Đơn đề nghị và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng cơ sở lưu trú theo đúng hạng đã được công nhận.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: …….
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT HOẶC CHỦ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn ghi:
(1) Tổng cục Du lịch (đối với hạng 4 sao trở lên); Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố… (đối với hạng từ 1-3 sao).
>> Tải mẫu đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan giúp bạn trả lời câu hỏi cơ sở lưu trú là gì cũng như quy định về thông báo lưu trú theo pháp luật hiện hành. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo trên Homedy.com nhé!
Tra·