Để trẻ được phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất, việc lắng nghe, quan sát và khám phá thế giới xung quanh là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ nên cho con em mình vận động ngoài trời từ sớm thay vì sử dụng các thiết bị điện tử như di động hay ti vi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn top 15+ các trò chơi vận động ngoài trời theo chủ đề vui và bổ ích nhất.
Trò chơi vận động ngoài trời
Tại sao nên cho trẻ vận động ngoài trời?
Trò chơi vận động ngoài trời là một trong những phương pháp tuyệt vời để nâng cao sức khỏe thể chất của trẻ em. Tốt về nhiều mặt khác cho trẻ, như quan sát, tính nhanh nhạy, xử lý tính huống, đoàn kết và rất nhiều lợi ích khác.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các lợi ích tuyệt vời có thể kể đến như:
Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch ở trẻ em còn khá yếu. Đây là lý do tại sao các bé dễ mắc bệnh hơn. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và không khí bên ngoài sẽ giúp cơ thể dần dần thích nghi tốt hơn với sự biến đổi của điều kiện thời tiết, điều chỉnh thân nhiệt nhanh hơn, hạn chế ốm sốt. Ngoài ra, tiếp xúc sớm với các loại vi khuẩn, virus ngoài trời cũng giúp hệ miễn dịch hình thành kháng thể chống lại, cơ thể sẽ trở nên mạnh khoẻ hơn, dễ dàng chống chịu trước các loại bệnh do thời tiết hay bệnh truyền nhiễm.
Phản xạ nhanh nhẹn và quan sát tốt hơn: Cho trẻ vận động kết hợp với việc tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời sẽ giúp khả năng quan sát và phản xạ của trẻ được cải thiện. Đây là yếu tố cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Phát triển chiều cao, cân nặng: Hoạt động thường xuyên giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích cơ bắp phát triển, tăng sức bền và độ dẻo dai. Ngoài ra còn tiêu hao nhiều năng lượng, giúp bé ăn ngon miệng hơn, từ đó phát triển cả chiều cao và cân nặng. Tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên cũng là điều kiện để hấp thu vitamin D, có nhiều công dụng đối với sự hình thành và phát triển xương của trẻ.
Gợi ý 15 trò chơi vận động ngoài trời bổ ích nhất cho bé
Dưới đây là top 15 trò chơi vận động ngoài trời, vừa giúp trẻ tăng khả năng phản xạ, vừa giúp ích cho sự phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất:
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề thực vật
Trò chơi ngoài trời lá và gió
Chuẩn bị:
- Cô giáo giới thiệu tên trò chơi vận động ngoài trời và cho trẻ nhắc lại
- Cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ
Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá ngừng bay. Nếu làm đúng thì sẽ được cô khen hoặc được tặng quà, làm sai thì bị phạt nhảy lò cò trước lớp.
Cách chơi:
- Cô giáo đóng vai gió, trẻ đóng vai lá bay trên sân. Khi gió thổi mạnh thì tất cả lá trên sân sẽ bay nhanh theo chiều gió. Gió thổi nhẹ thì bay chậm hơn, gió ngừng thổi thì lá dừng lại.
- Cô giáo tổ chức trò chơi sẽ tham gia chơi cùng trẻ.
- Yêu cầu trẻ không xô đẩy nhau khi chơi
Trò chơi trồng cây gieo hạt
Cô giáo hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác đúng theo nhịp của bài đồng dao sau:
“Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá….”
Cách chơi: Cô giáo hướng dẫn trẻ nắm tay nhau tạo thành 1 vòng tròn, vừa đọc các câu thơ vừa thực hiện động tác.
- Gieo hạt: Trẻ ngồi xuống từ từ, 2 tay đưa sát mặt đất làm động tác gieo hạt
- Nảy mầm: Trẻ từ từ đứng thẳng lên
- Một cây: Trẻ giơ cao tay bên trái
- Hai cây: Trẻ giơ cao tay bên phải
- Một nụ: Trẻ hạ tay trái, úp bàn tay xuống
- Hai nụ: Trẻ hạ tay phải, úp bàn tay xuống
- Một hoa: Trẻ ngửa bàn tay trái, các ngón tay xoè rộng
- Hai hoa: Trẻ ngửa bàn tay phải, xòe rộng các ngón tay
- Mùi hương thơm ngát: Trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi, hít sâu giống động tác ngửi hoa
- Một quả: Trẻ để tay ngang ngực, bàn tay trái ngửa ra
- Hai quả: Trẻ để tay ngang ngực, bàn tay phải ngửa ra
- Gió thổi: Trẻ giang hai tay lên cao tạo thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
- Cây rung: Trẻ nghiêng người sang phải
- Lá rụng: Trẻ ngồi xổm xuống
- Nhiều lá: Trẻ lắc cổ tay rồi hô to: A!A!A!…
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề giao thông
Trò chơi ô tô và chim sẻ
Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh còi xe kêu “bim, bim” thì trẻ phải tránh sang hai bên đường
Cách chơi:
- Cô giáo chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ có đường kính khoảng 20cm
- Cô giáo quy định vị trí chơi, vẽ hai đường thẳng giới hạn hai bên làm vỉa hè, ở giữa là đường ô tô
- Cô giáo hướng dẫn trẻ cầm vòng tròn xoay xoay như động tác lái ô tô, các trẻ còn lại đóng vai chim sẻ.
- Chim sẻ nhảy trên mặt đường kiếm ăn, vừa nhảy vừa thực hiện động tác mổ thóc.
- Trẻ đóng vai ô tô giả tiếng kêu “bim bim” và chạy đến. Những trẻ còn lại (đóng vai chim sẻ) phải nhanh chóng chạy lên các vòm cây bên đường (ra ngoài hai vạch kẻ của đường ô tô)
- Sau khi ô tô đã chạy qua rồi, chim sẻ lại tiếp tục xuống đường nhảy và mổ thóc ăn.
- Khi các em đã luyện chơi thành thạo, cô giáo sẽ chọn ra 2 bạn nhanh nhẹn, tinh mắt để đóng vai ô tô.
Lưu ý: Cô giáo cần hô to “bim, bim” và di chuyển dần dần đến để trẻ không bị luống cuống khi né tránh. Cũng phải nhắc nhớ các trẻ không được xô đẩy khi chơi đùa. Để trò chơi vận động ngoài trời này trở nên thú vị hơn, hãy để ô tô xuất hiện sau khi chim sẻ mổ thóc được 30 giây.
Trò chơi làm theo tín hiệu đèn
Dụng cụ: 3 thẻ đèn báo hiệu xanh, đỏ, vàng. Khoảng sân hoặc lớp rộng rãi, bằng phẳng
Luật chơi: Mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông khi gặp đèn tín hiệu. Trẻ nào làm sai sẽ bị phạt ra ngoài 1 lần.
Cách chơi:
- Cô giáo nói “Ô tô xuất phát”, trẻ sẽ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “bim, bim” và chạy chậm
- Khi cô giơ bảng đèn đỏ, tất cả các trẻ phải dừng lại
- Cô giơ bảng đèn xanh, trẻ sẽ tiếp tục đi
- Nếu cô ra tín hiệu “Máy bay cất cánh”, trẻ sẽ dang tay sang 2 bên, nghiêng người để làm máy bay, miệng kêu ù ù và chạy thật nhanh
- Cô giơ bảng đèn xanh thì trẻ tiếp tục chạy, giơ bảng đèn vàng thì trẻ đi chậm hơn, còn khi cô nói “máy bay hạ cánh”, hoặc giơ bảng đèn đỏ thì trẻ phải dừng lại
- Khi cô nói “thuyền ra khơi”, trẻ sẽ nhanh chóng ngồi xuống, dang 2 tay làm động tác chèo thuyền.
- Cô nói “thuyền về bến”, hoặc giơ tín hiệu đèn đỏ thì trẻ sẽ dừng lại và đứng dậy. Giơ đèn xanh thì tiếp tục ngồi xuống để chèo thuyền.
- Tín hiệu đèn và hiệu lệnh sẽ được thay đổi liên tục, trẻ cần chú ý quan sát để thực hiện sao cho đúng. Sau khi trẻ đã quen, hãy lựa chọn một bạn nhanh nhẹn để tự điều khiển.
Trò chơi thuyền vào bến
Dụng cụ:
- Mỗi trẻ sẽ có một chiếc thuyền giấy với các màu sắc khác nhau.
- Chuẩn bị cờ (hoặc các chấm tròn) có màu sắc tương ứng với thuyền và quy định là bến
- Một khoảng sân hoặc phòng trống
Luật chơi: Trẻ phải tìm được bến có màu giống với thuyền của mình. Thuyền chỉ được phép vào bến khi có hiệu lệnh của cô.
Cách chơi:
Mỗi trẻ sẽ chọn 1 chiếc thuyền của mình để ra khơi đánh cá (nghĩa là cầm thuyền đi dạo trong sân chơi), vừa đi vừa thực hiện động tác chèo thuyền hoặc thuyền đang vượt sóng. Khi nghe hiệu lệnh “Trời sắp có bão to” của cô giáo thì nhanh chóng mang thuyền về bến. Thuyền màu nào thì bến màu đó. Bé nào về bến sai nào thì thua cuộc.
Lưu ý:
Để trò chơi thêm phần thú vị, đồng thời giúp trẻ biết cách nhận biết các màu sắc khác nhau, cô giáo nên đổi chỗ các bến và hướng dẫn các bé đổi màu thuyền cho nhau qua các lượt chơi. Nhiều thuyền có thể đậu chung một bến, nghĩa là các có thuyền cùng màu sẽ tìm về 1 bến giống nhau. Nhưng cũng phải để các bến cách nhau một khoảng vừa vặn để các bé đủ chỗ đứng xung quanh
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề chú bộ đội
Trò chơi chống xuồng vận tải đạn qua sông
Dụng cụ:
- 2 cái ghế đặt trước vạch xuất phát
- Bong bóng chưa thổi và dây thun
- 2 cái giỏ cho mỗi nhóm
Cách chơi:
- Cô giáo cho các tổ xếp thành hàng dọc ở phía trước vạch xuất phát
- Bạn đầu tiên ở mỗi tổ sẽ thổi một chiếc bong bóng, cột lại sau đó ngậm vào miệng. Trèo lên một cái ghế trước mặt, rồi truyền tiếp chiếc ghế phía sau ra phía trước. Cứ thực hiện như vậy cho đến khi đến được cái giỏ thì giữ nguyên tư thế đứng trên ghế, khom người, nhả bóng vào giỏ và trở về.
- Sau khi người thứ nhất thực hiện xong thì bạn thứ 2 tiếp tục tương tự. Thời gian chơi khoảng 5 phút, đội nào chuyển được nhiều bóng hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Lưu ý: Trong khi chơi chân không được chạm đất. Nếu đang đi mà bị ngã thì bạn tiếp theo sẽ tiếp tục. Còn trên đường về mà chân chạm đất hoặc té ngã thì sẽ được phép đứng lên tiếp tục. Bóng rơi ngoài giỏ không được tính, kích cỡ bóng thổi phải tương đương nhau.
Trò chơi bộ đội hành quân
Là một trong những trò chơi vận động ngoài trời rất tốt cho trẻ em.
Chuẩn bị:
- Sân trường hoặc phòng học lớn có đủ chỗ để chạy
- Cầu tuột có sẵn trong sân trường
- Từ 3-5 vòng chui chiều cao 50cm để làm hầm, hoặc có thể thay thế bằng thùng phi với đường kính 50cm
Cách chơi:
- Cô giáo chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 3-5 bạn chơi
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc phía sau vạch xuất phát
- Sau khi cô giáo đọc hiệu lệnh, trẻ sẽ chui qua hầm (vòng chui hoặc thùng phi), leo đồi (leo lên cầu tuột), nhảy qua chiến hào và chạy về vạch xuất phát. Sau đó, trẻ di chuyển đến đứng ở cuối hàng và chờ đến lượt tiếp theo.
Lưu ý:
- Khi bạn đầu tiên bò hết đường hầm thì bạn tiếp theo sẽ bắt đầu chơi luôn. Trẻ số 1 đang leo đồi thì trẻ thứ 2 bắt đầu bò vào đường hầm.
- Cầu tuột được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong sân, nên trẻ có thể chạy đến bất cứ cầu tuột nào. Nếu cầu tuột ở phía sau chiến hào thì trẻ có thể nhảy qua chiến hào rồi mới đến cầu tuột.
- Sân trường có bao nhiêu cầu tuột thì có bấy nhiêu trẻ được chạy cùng lúc. Cô giáo lưu ý làm số hầm bằng với số cầu tuột.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề động vật
Trò chơi mèo đuổi chuột
Là một trong những trò chơi vận động ngoài trời phổ biến nhất từ trước đến nay, có thể nói là trò chơi vận động ngoài trời dân gian.
Chuẩn bị: Cô giáo cho lớp đứng thành vòng tròn và phổ biến cách chơi, luật chơi.
Luật chơi: Nếu mèo bắt được chuột thì bạn đóng vai chuột sẽ phải nhảy lò cò, nếu không bắt được thì bạn đóng vai mèo sẽ phải nhảy lò cò trước lớp.
Cách chơi: Cô giáo chọn một bạn đóng vai mèo và một bạn đóng vai chuột, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn và đọc bài đồng dao mèo đuổi chuột. Cho trẻ chơi từ 3-4 lần, thay thế vai trò liên tục.
Trò chơi cáo và thỏ
Luật chơi: Cô giáo cho một bạn đóng vai thỏ, tương ứng sẽ có một bạn giả làm cái hang. Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Thỏ nào chậm chân bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang thì sẽ bị phạt ra ngoài.
Cách chơi:
- Cô giáo chọn 1 bạn đóng vai cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại chia đều để làm thỏ và hang. Cứ 1 bạn đóng vai thỏ thì sẽ có 1 bạn đóng vai hang tương ứng. Trẻ làm hang sẽ chọn chỗ đứng cho mình, vòng tay về phía trước đón bạn khi bạn bị cáo đuổi. Cô giáo phải yêu cầu các bạn nhớ đúng hang của mình trước khi chơi.
- Khi trò chơi bắt đầu, các chú thỏ sẽ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhày vừa làm động tác giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
- Sau khi thỏ đọc hết bài thơ thì cáo sẽ xuất hiện, kêu “gừ, gừ” để làm tín hiệu. Khi nghe thấy tiếng kêu của cáo, tất cả các chú thỏ phải chạy thật nhanh về hang của mình. Chú thỏ nào bị cáo bắt hoặc về nhầm hang thì phải ra ngoài. Sau một lượt chơi, cô giáo sẽ đổi vai trò cho các bạn.
Lưu ý: Thời gian xuất hiện của cáo có thể thay đổi (khi mới chỉ đọc hết nửa bài hoặc vài câu thơ) để trẻ tập cách phản xạ.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề gia đình
Trò chơi về đúng nhà mình
Dụng cụ: Cô giáo vẽ trên sân 2 vòng tròn tượng trưng cho 2 ngôi nhà.
Cách chơi:
- Có thể chơi theo nhóm hoặc chơi cả lớp.
- Cô giáo sẽ nói cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi bạn sẽ thuộc một ngôi nhà khác nhau (Ví dụ các bạn mặc áo ngắn tay sẽ cùng chung một ngôi nhà, và các bạn mặc áo dài tay có chung một ngôi nhà khác). Khi cô ra hiệu “trời mưa” kèm theo tiếng lắc xô thì trẻ phải nhanh chóng chạy về nhà của mình. Ai chạy về nhầm nhà sẽ bị xử thua cuộc. Sau khi trẻ đã về nhà xong, cô sẽ đi đến từng nhà để kiểm tra xem tại sao trẻ lại đứng ở ngôi nhà này (hoặc ngôi nhà này dành cho ai).
Một số dấu hiệu cô giáo có thể dùng để phân chia nhà:
- Nhà cho bạn trai và bạn gái.
- Nhà của các bạn mặc áo hoa (và không mặc áo hoa)
- Nhà của các bạn đi giày (và đi dép)
- Nhà của các bạn quàng khăn (và không quàng khăn)
Sau khi trẻ đã quen dần, cô giáo sẽ hướng dẫn trẻ tự chọn đặc điểm để chia thành 2 nhóm.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề hiện tượng thiên nhiên
Trò chơi trời mưa
Dụng cụ:
- Một cái trống lắc
- Các thẻ bài đánh dấu đặt ở những vị trí nhất định, quy ước là các gốc cây. Tổng số gốc cây sẽ ít hơn số trẻ tham gia chơi.
Luật chơi: Khi nghe thấy hiệu lệnh “Trời mưa”, trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình một gốc cây để trốn. Mỗi gốc cây chỉ có 1 trẻ đứng, ai không tìm được gốc cây sẽ bị phạt ra ngoài.
Cách chơi:
Cho trẻ đi tự do trong sân, vừa đi vừa hát bài “Trời nắng trời mưa” hoặc một bài hát bất kỳ. Khi cô giáo ra hiệu lệnh “trời mưa” và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải nhanh chóng tìm được cho mình một gốc cây để trú. Trẻ nào chạy chậm không tìm được gốc cây thì sẽ bị ướt và phạt ra ngoài một lần chơi.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề ngày và đêm
Trò chơi trời tối – trời sáng
Luật chơi:
- Trẻ phải làm theo đúng hiệu lệnh “trời tối”, “trời sáng” của cô giáo để làm động tác thức hoặc ngủ tương tự.
- Động tác ngủ bao gồm nhắm mắt, ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên.
Cách chơi:
- Tất cả các trẻ sẽ đóng vai gà con và đi quanh sân kiếm mồi. Vừa đi vừa làm động tác dang ngang 2 tay, nghiêng sang bên kia rồi ngả sang bên này, vừa vẫy tay vừa giả tiếng kêu “Chíp, chíp”.
- Khi nghe thấy hiệu lệnh “Trời tối”, trẻ phải ngồi xuống đất, nhắm mắt lại và ngả đầu sang 1 bên áp tay vào má. Thời gian nhắm mắt là khoảng 30 giây.
- Sau đó, cô giáo hô to “Trời sáng”, trẻ sẽ khum hai tay đưa lên miệng và giả tiếng gà trống gáy “Ò ó o o”
- Trò chơi tiếp tục: Cô giáo hướng dẫn trẻ đóng vai mèo con đi vòng quanh sân. Vừa đi vừa chống nạnh, chân nhún xuống, nghiêng đầu qua bên này rồi ngả đầu qua bên kia, kết hợp giả tiếng kêu “meo, meo”
- Sau khi cô ra hiệu lệnh “Trời tối”, trẻ sẽ ngồi xuống, nghiêng đầu sang 1 bên và áp hai bàn tay vào má, nhắm mắt ngủ. Thời gian ngủ là khoảng 30s.
- Sau đó, cô giáo tiếp tục ra hiệu lệnh “Trời sáng”, trẻ sẽ khum hai bàn tay đưa lên miệng và giả tiếng kêu “meo. meo” của mèo con.
- Cô giáo có thể hướng dẫn thêm cho trẻ các động tác bắt chước con vật khác. Thực hiện những động tác vươn vai, đứng lên, giơ tay, ngồi xuống sẽ giúp trẻ cải thiện được khả năng vận động, ghi nhớ tốt hơn khi bắt chước dáng đi và tiếng kêu của những động vật quen thuộc.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề nghề nghiệp
Trò chơi vận động “Cùng giúp chú công nhân”
Dụng cụ: Gạch và nhạc cho trẻ chơi
Luật chơi:
- Cô giáo mời 1 bạn đóng vai chú công nhân xây dựng, sau đó tạo tình huống “Chú công nhân đến nhờ cả lớp giúp chuyển gạch đến nơi chú làm. Lớp mình ơi! Chúng ta cùng giúp chú công nhân xây dựng nhé!”.
- Cô giáo chuẩn bị hai rổ có sẵn gạch, sau đó chia lớp thành 2 đội có số lượng trẻ bằng nhau. Lần lượt từng bạn của mỗi đội sẽ tiến lên để vận chuyển gạch, nếu gạch bị rơi thì sẽ không được tính.
Cách chơi: Khi cô giáo hô “Bắt đầu”, các trẻ sẽ lần lượt chuyển gạch từ bạn đứng đầu cho đến bạn đứng cuối. Một lượt chuyển gạch tương ứng với thời gian là 1 bài hát, đội nào chuyển được nhiều gạch hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề âm nhạc
Trò chơi khiêu vũ với bóng
Cách chơi:
- Cứ 2 trẻ sẽ ghép thành 1 cặp, ép bóng vào bụng để giữ bóng, cầm tay nhau giống như đang khiêu vũ và quy định không được giữ bóng bằng tay.
- Cô giáo mở những bài nhạc có tiết tấu thay đổi, từ chậm, bình thường, nhanh rồi lại nhanh, chậm, bình thường… sau đó yêu cầu trẻ khiêu vũ theo nhịp của bài nhạc và không được làm bóng rơi. Cặp nào làm bóng rơi thì sẽ bị loại.
Tác dụng: Trò chơi vận động ngoài trời này không chỉ giúp trẻ làm quen với âm thanh và các bài nhạc đơn giản, mà còn cải thiện khả năng vận động, phát triển khả năng phối hợp với đồng đội để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lưu ý: Trò chơi này có thể chơi cả lớp. Nếu lớp lẻ học sinh thì cô giáo sẽ cho bạn đó làm trọng tài và đổi vai trò ở lần thứ 2.
Trò chơi vận động ngoài trời chủ đề bản thân
Cách chơi: Thực hiện động tác theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Lời bài hát “Đưa tay ra này, nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc”
- Trẻ đứng thành một vòng rộng để chơi trò chơi. Khi hát đến câu “Ồ sao bé không lắc” thì hai trẻ đứng cạnh sẽ quay mặt vào nhau, một tay chống hông, một tay chỉ vào bạn mình.
Để khích lệ thêm tinh thần học hỏi cho bé, tạo hứng thú vận động ngoài trời, bạn hãy tham khảo thêm một số loại quà tặng đơn giản nhưng hữu dụng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp quà tặng, Quà Việt sẽ tư vấn và giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng. Các sản phẩm tại đây không chỉ đa dạng về mẫu mã, chất lượng ổn định mà giá thành cũng vô cùng phải chăng.
Trên đây là một số trò chơi vận động ngoài trời mà bạn có thể tham khảo để tổ chức cho bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ ngay với Quà Việt để được tư vấn và giải đáp đầy đủ.
- Showroom HCM: 51-53 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM
- Showroom Hà Nội: 98 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0908 951 621
- Fanpage: https://www.facebook.com/quaviet/
- Website: https://quaviet.com/
Xem thêm:
- Trò chơi ngoài trời cho trẻ em vui nhộn và hấp dẫn
- Các trò chơi tập thể trong lớp học cực thú vị và bổ ích
- Một số trò chơi cho thiếu nhi sinh hoạt hè khi tham gia hội trại tại lớp
- Những trò chơi tập thể trên biển siêu hấp dẫn nhất định phải biết
- Trò chơi tập thể team building hỗ trợ lẫn nhau khi đi dã ngoại