Tuyến đường tàu răng cưa Phan Rang Đà Lạt được xây dựng để đưa hàng hóa, hành khách từ Ninh Thuận đi Đà Lạt ngày trước. Ngày đó, sau khi tham quan Ninh Thuận, khám phá bia ký tự cổ Chăm Pa, tắm biển nhiều người lựa chọn lên Đà Lạt để tiếp tục chuyến nghỉ dưỡng, đặc biệt là người nước ngoài.
Tuy nhiên trải qua nhiều năm chiến tranh, đường tàu bị hư hỏng cũng như ảnh hưởng nhiều đến việc hoạt động dẫn đến phải dừng hoạt động. Đến sau năm 1975, ngành Đường sắt Việt Nam quyết định dỡ bỏ đường tàu. Hiện nay, đường tàu chỉ còn hoạt động khoảng 7km để đưa bạn đi từ Đà Lạt đến Trại Mát.
Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm du lịch Phan Rang Tháp Chàm
2 Lịch sử của đường tàu răng cưa Phan Rang Đà Lạt
Sau khi bác sĩ Alexandre Yersin cùng đoàn thám hiểm đã tìm ra cao nguyên Langbiang và Đà Lạt (ngày nay) đã nhận thấy vùng đất có rất nhiều điểm tương đồng về khí hậu ôn hòa của châu Âu. Chính vì vậy, bác sĩ Yersin đã viết thư giới thiệu vùng đất này cho Toàn quyền Pháp Paul Dumer khi biết người này đang tìm một nơi để xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Sau khi hoàn thành chuyến thị sát vào tháng 3 – 1899, Toàn Quyền Paul Dumer đã ký một sắc lệnh cho xây dựng tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt vào năm 1901. Tuyến đường sắt này có nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu lên Đà Lạt để xây dựng khu nghỉ dưỡng cho người Tây.
Sau nhiều lần trì hoãn thì đến năm 1908, tuyến đường sắt chính thức được khởi công xây dựng. Trong quá thi công, nguyên nhân bởi địa hình đồi nối ở vùng Nam Trung Bộ rất trơn nên các kỹ sư người Pháp quyết định làm thêm một đường răng cưa đặt giữa hai đường tàu để tàu dễ dàng di chuyền khi lên dốc. Đây cũng là lý do khiến cho việc xây dựng trở nên rất khó khăn.