Bài này siêu long overdue, nhưng mà thôi better late than never hự hự.
Người Việt Nam phượt trong nước thì cực kỳ nhiều nhưng không hiểu sao có rất ít người mò mẫm phi thân qua biên giới để thăm nước bạn Lào. Thật ra, đường từ Hà Nội sang đến Luangprabang chỉ xa ngang đường đến Huế. Đằng nào cũng một công đi, tại sao không mạnh dạn vượt biên luôn cho máu? Cùng lắm thì bị thổ phỉ cướp hoặc xe tải đâm (phỉ phui phỉ phui) chứ có gì đâu mà sợ 😀
Tranh thủ đợt nghỉ Tết 2019, 2 vợ chồng mình đã xách xe máy đi lang thang sang Lào. Mình tổng hợp lại những kinh nghiệm nhặt nhạnh được trong chuyến đi này, để những bạn đi sau nắm được thông tin và tránh mắc phải những sai lầm như bọn mình nhé!
Bước 1: Chọn cửa khẩu
Việc chọn đúng cửa khẩu để đi có ý nghĩa quyết định trong việc bạn có mang xe qua được không. Về quy định, việc đưa xe máy từ Lào sang Việt Nam một cách hợp pháp mang tính đánh đố rất cao. Theo đó, bạn phải có “Văn bản chấp thuận do Tổng cục Hải quan cấp theo đề nghị của Tổng cục du lịch”, mà cái này chỉ cấp cho đoàn xe du lịch. Bọn mình cũng đã thử liên hệ tìm cách xin văn bản và được nhận báo giá lần đầu là 6000 đô, lần sau là 350 đô cho 1 tờ giấy 😐
Trong thực tế, quy định này được các cửa khẩu áp dụng rất khác nhau. Một số cửa khẩu nhất định không cho xe máy đi qua, ai lên mà không có văn bản kia cũng đều phải quay đầu về. Một số cửa khẩu khác lại rất dễ, xe nào cũng cho qua, thậm chí không cần đăng ký xe chính chủ. Một số cửa khẩu thì hên xui, tùy mood của cán bộ hôm đó..
Vì thế, nếu không xin được Văn bản chấp thuận kia thì trước khi đi, bạn NHẤT THIẾT phải lên các nhóm phượt của Việt Nam và backpacker của tụi Tây balô để hỏi thăm những người vừa đi về, xem cửa khẩu đó gần đây còn tạo điều kiện cho xe máy qua không. Theo mình biết thì hiện nay ở miền Bắc có cửa khẩu Na Mèo và Loóng Sập, miền Nam có Bờ Y là vẫn thường xuyên cho xe máy đi qua.
Một lần nữa, hãy hỏi thăm thật kỹ trước khi chọn cửa khẩu để tránh phải tiu ngỉu quay về (như bọn mình lần đầu :D)!
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ
Khi tới cửa khẩu bạn sẽ phải làm thủ tục ở cả 2 phía Việt Nam và phía Lào. Ở cửa khẩu bạn sẽ cần:
- Hộ chiếu & Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước: phải còn hạn ít nhất 6 tháng!!!
- Đăng ký xe: tốt nhất là chính chủ thì sẽ đỡ phiền hà hơn
- Giấy phép lái xe còn hạn. Cửa khẩu mình đi không kiểm tra bảo hiểm bắt buộc cho xe. Nhưng để chắc chắn thì tốt nhất bạn vẫn nên mang đi cho hợp lệ.
- Tiền Lào: nếu có thể thì nên đổi trước 1 ít tiền Lào kip từ VN. Cửa khẩu bên Lào mà mình đi không nhận tiền VNĐ nên bạn sẽ phải dùng tiền Lào hoặc USD. Mà nếu trả bằng USD thì mình sẽ bị thiệt vì tỉ giá.
Bước 3: Chuẩn bị hành trang cho người & xe
- Quần áo
Ở Lào ban ngày thì nóng ban đêm thì lạnh. Đường bụi bặm hơn Việt Nam. Bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần rất có thể sẽ đi vào đường đất lầy lội. Đường gần biên giới bên Lào rất vắng vẻ, mình cũng nhìn thấy nhiều người cầm súng đi trên đường. Khi pack đồ bạn nên cân nhắc tới những yếu tố thời tiết và an toàn này. Đi đường xa nên bạn nhất định phải mang đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn nữa nhé.
- Phương tiện liên lạc
Vì bọn mình đi chỉ có 2 đứa với nhau, sợ lạc nên 1 đứa đăng ký sẵn roaming từ ở VN, còn 1 đứa sang tới Lào là mua SIM Lào luôn. SIM Unitel 7 ngày 6GB gọi 15 phút trong nước có giá 50,000 kip.
- Xe
Trước khi đi bạn nên mang xe tới hãng bảo dưỡng toàn bộ, thay dầu và kiểm tra phanh, đèn, v.v… Đường xa và lạ nước lạ cái nên việc này không thể bỏ qua. Mình cũng mang theo 1 chai vá săm khẩn cấp & 1 chai xịt bôi trơn xích.
- Tiền
Nếu chỉ mang tiền việt thì bạn nên đổi luôn tại cửa khẩu. Nếu mang tiền đô thì bạn đổi ở đâu trong đất Lào cũng được. Mang bao nhiêu thì phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, nhưng ko nên mang nhiều tiền mặt quá (nhỡ ko may gặp thổ phỉ). Nhà mình đi 2 người 8 ngày mang $1000 tiền mặt và 1 cái thẻ VISA.
Bước 4: Đặt phòng
Nếu đặt phòng qua agoda/ booking trước khi đi, giá phòng thường sẽ cao hơn book trực tiếp với khách sạn. Tuy nhiên, mình vẫn chấp nhận book trước để đảm bảo không bị ngủ ngoài đường và để chắc chắn là khách sạn có nơi để xe tử tế.
Tuy nhiên, mình chỉ book 1 đêm đầu tiên ở mỗi điểm đến. Khi tới nơi nếu muốn ở thêm thì trả trực tiếp cho khách sạn, sẽ được giá tốt hơn. Còn nếu tới nơi mà phòng ốc không được như trong ảnh thì mình cũng tiện đường cuốn gói sang khách sạn khác.
Bước 5: Xách xe lên và đi thôi!
Dưới đây là lịch trình và chi phí tham khảo của chuyến đi 2 vợ chồng mình:
Một điều lưu ý cuối cùng là đừng vì thấy chi phí chuyến đi của mình khá cao mà ngại ngần nhé. Do đi đúng dịp Tết nên bọn mình muốn treat ourselves một chút để xả hơi sau 1 năm bục mặt đi làm. Mình chọn khách sạn tốt, có chỗ để xe tử tế, ăn tối chủ yếu ở nhà hàng, và mất tiền VISA (do chồng mình không phải người Đông Nam Á). Nếu bạn chọn ở homestay và ăn street food, chi phí có thể giảm đi một nửa chỗ này (hoặc hơn).
Nhật ký hành trình chuyến đi của bọn mình (bằng tiếng Anh) được post ở đây.