1. Du lịch Tây Bắc mùa nào đẹp nhất?
Tây Bắc bốn mùa, mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng đều có những nét đẹp quyến rũ riêng. Nếu mùa Xuân muôn hoa đua nở, cả thảo nguyên Mộc Châu lại bừng sắc đào thắm, hoa mận trắng cả một góc trời… Thì mùa hè khi tiết trời oi bức của vùng đồng bằng thì Tây Bắc – nơi khí hậu mát mẻ quanh năm sẽ làm bạn dễ chịu hơn, còn có thể ngắm cảnh đỗ quyên rực rỡ. Bên cạnh đó, mùa thu mang lại những cánh đồng hoa tam giác mạch, thửa lúa chín vàng đẹp đến nao lòng.
Lúa chín trên rẻo cao Tây Bắc (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn đã bao giờ thấy tuyết chưa ? Mùa đông ở Tây Bắc sẽ mang theo những bông tuyết trắng làm tan chảy bao trái tim người ghé thăm. Chính vì lẽ đó mà đây chính là mùa được du khách thích nhất ở Tây Bắc.
Tuy nhiên mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Tháng 9 – tháng 11 hoặc từ tháng 3 – tháng 5 là hai thời điểm Tây Bắc đẹp nhất. Không chỉ vậy, đây cũng là mùa lễ hội của các đồng bào dân tộc Tây Bắc. Ngoài “săn hoa”, các bạn còn có dịp ca hát, vui chơi và thưởng thức những món ăn ngon cùng dân bản địa. Mùa thu Tây Bắc, nơi đây được bao phủ bởi sắc vàng của lúa chín, hình ảnh đẹp nhất khi đó. Có lẽ là khoảnh khắc bạn được chứng kiến những thửa ruộng bậc thang chuyển màu vàng óng chạy dọc khắp Tây Bắc.
Tây Bắc vào mùa hoa cải trắng (Ảnh: Sưu tầm)
2. Gợi ý lộ trình du lịch Tây Bắc 3 ngày 2 đêm
Lộ trình mà PYS Travel muốn gợi ý cho các bạn trong chuyến đi du lịch Tây Bắc 3 ngày 2 đêm là:- Cung đường thứ nhất là: Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên– Cung đường thứ 2 là: Hà Nội – Mù Cang Chải – Sapa
2.1 Cung đường Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên
Ngày 01: Hà Nội – Mộc Châu – Sơn LaNgày 02: Sơn La – Pha Đin – Mường Phăng – Điện BiênNgày 03: Điện Biên Phủ – Hà Nội
Vẻ đẹp yên bình nơi Tây Bắc (Ảnh: Sưu tầm)
Ngày 01: Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La
Địa điểm đầu tiên trong chuyến hành trình du lịch Tây Bắc 3 ngày 2 đêm mà PYS muốn gợi ý cho bạn đó là Mộc Châu.
Đồi chè Trái tim: du khách tự do tham quan chụp ảnh. Tip nhỏ là bạn nên thuê cho mình bộ trang phục dân tộc để cho ra những bức hình lung linh hợp cảnh nhé.
Đồi chè trái tim là địa điểm chụp ảnh thu hút nhiều khách du lịch (Ảnh: PYS Travel)
Trang trại bò sữa Dairy Farm: đến với nông trại các bạn sẽ được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế về quy trình chăn nuôi bò sữa. Ngoài ra, các bạn còn được tham gia vào 1 số quy trình chăn nuôi bò sữa như cắt cỏ, cho bò ăn, đặc biệt là được tận tay vắt sữa bò. Đến đây bạn nên thử các loại sữa nhé, nhất là sữa chua vị sữa ở đây rất ngon, thơm mùi sữa bò.
Trang trại bò sữa Dairy Farm tại Mộc Châu (Ảnh: Sưu tầm)Trải nghiệm một ngày làm nông dân tại Dairy Farm (Sưu tầm)
Rừng thông Bản Áng: cảm nhận của du khách lần đầu tiên đến đây có lẽ là cảm thấy nó giống như cánh rừng thông ở Đà Lạt. Đến đây rồi đừng quên ghé qua vườn dâu Chimi Farm để thưởng thức sinh tố dâu tây nhé!
Khung cảnh rừng thông Bản Áng đẹp mê hoặc (Ảnh: Sưu tầm)
Sau đó khám phá một số điểm ở Sơn La:
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân.
Hình ảnh khu di tích Nhà tù Sơn La (Ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh đó còn có Bảo tàng Sơn La nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Bảo tàng chủ yếu trưng bày nội dung về dân tộc, là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật từ thời tiền sử, sơ sử, những hiện vật phản ảnh nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với gần 1000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian…
(Ảnh: Sưu tầm)
Ngày 2: Sơn La – Pha Đin – Mường Phăng – Điện Biên
Tiếp đến là suối nước khoáng Bản Mòng: Suối nước nóng bản Mòng thuộc bản Mòng, xã Hua La cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Trong những năm gần đây trở thành địa điểm quen thuộc của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Dòng suối khoáng với nhiệt độ từ 36-38 độ C, với các đặc tính lý hóa, thành phần khoáng chất tự nhiên rất tốt cho việc chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch. Phòng tắm được thiết kế đa dạng, có bồn tắm cá nhân, bồn tắm dành cho gia đình, rộng rãi, thoải mái. Ngoài dịch vụ tắm nước nóng, du khách đến đây có thể câu cá thư giãn hoặc trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân địa phương. Hoặc tận hưởng những món ăn truyền thống đặc trưng được tẩm ướp công phu nhiều gia vị được nướng trên bếp lửa hồng.
Suối khoáng Bản Mòng tuyệt đẹp giữa núi rừng Mộc Châu (Ảnh: Sưu tầm)
Sau đó tiếp tục hành trình đi Điện Biên. Trên đường đi quý khách ghé thăm bản Chiềng Cọ, một xã của thành phố Sơn La với gần 800 ha trồng mận, chủ yếu là mận tam hoa và mận hậu. Khu vực này mỗi dịp xuân về là một trong những địa điểm chụp ảnh hoa mận đẹp được du khách tìm đến.
(Ảnh: Sưu tầm)
Tiếp tục hành trình đến một trong “ Tứ Đại Đỉnh Đèo” mang tên Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, trong đó Pha nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Dọc đường đi, chiêm ngưỡng những cánh hoa đào hoa mận khoe sắc hai bên đường.
Đèo Pha Đin – Nơi đất trời gặp nhau (Ảnh: Sưu tầm)
Địa điểm tiếp theo là Bảo Tàng lịch sử Điện Biên Phủ – Bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề: Vị trí chiến lược, Tập đoàn cứ điểm của địch, Đường lối chỉ đạo của Đảng, Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ ngày nay.
Ngày 3: Điện Biên Phủ – Hà Nội
Với những bạn trẻ đam mê phượt và leo núi mạo hiểm thì A Pa Chải chính là địa điểm mà đến Điện Biên không thể bỏ lỡ.Đi dọc theo dãy núi, bạn sẽ được khám phá vẻ đẹp hoang sơ được bao quanh bởi những ngọn núi cao hùng vĩ, hay những ruộng bậc thang có lúa chín vàng thơm.
Chiêm ngưỡng biển mây tuyệt đẹp trên đỉnh A Pa Chải (Ảnh: Sưu tầm)
Điểm đến tiếp theo mà PYS Travel muốn giới thiệu với các bạn đó chính là Hồ Pá Khoang, hồ nước có chiều rộng lớn nhất của tỉnh Điện Biên. Hồ thuộc ranh giới giữa hai xã Mường Păng và Bá Khoang, nằm cách chiến dịch Điện Biên Phủ 8km về phía Tây.
Viên ngọc quý của Điện Biên (Ảnh: Sưu tầm)
Khi kết thúc hành trình , các bạn tiếp tục hành trình về lại Hà Nội. Trên đường về, các bạn có thể mua những đặc sản Tây Bắc về làm quà cho người thân.
2.2. Cung đường Hà Nội – Mù Cang Chải – Sapa
Cung đường Hà Nội – Mù Cang Chải – Sapa sẽ là cung đường được nhiều người chọn đi dịp tháng 9,10 vì mùa này là mùa lúa chín vàng – một đặc sản của núi rừng Tây Bắc, chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm hoàn toàn độc đáo.
Ngày 01: Hà Nội – Đèo Khau Phạ – Mù Cang ChảiNgày 02: Mù Cang Chải – Đèo Ô Quy Hồ – SapaNgày 03: Sapa – Hà Nội
Ngày 01: Hà Nội – Đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải
Các bạn sẽ được khám phá Mù Cang Chải với những địa điểm nổi tiếng như:
Đồi mâm xôi nhỏ: Mâm xôi lớn ở La Pán Tẩn thì quá nổi tiếng nhưng Mâm xôi nhỏ thì có lẽ ít người biết. Đây là địa điểm ở xa, khó đi nhưng đẹp, có cảnh hoàng hôn siêu đỉnh. Nó ở tít trên đỉnh núi, nằm trong bản sâu nên đường khá khó đi, vực cao trông vừa sợ vừa hút mắt.
Đồi mâm xôi nhỏ ở Mù Cang Chải (Ảnh: Sưu tầm)
Vành móng ngựa: Giống như Mâm Xôi nhỏ đây là địa điểm đón hoàng hôn đẹp nhất. Vì có cánh đồng lúa vàng rực, kết hợp với tạo hình ruộng lúa đặc săc.
Cảnh sắc ở vành móng ngựa Mù Cang Chải thật thơ mộng (Ảnh: Sưu tầm)
Tú Lệ: Ở đây có đặc sản cốm làm từ giống lúa non, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ. Ăn nó thơm mà có mùi của cỏ cây hóa lá miền núi Tây Bắc khác hẳn cốm Hà Nội.
Một góc yên bình tại xã Tú Lệ (Ảnh: Sưu tầm)
Đèo Khau Phạ: nơi diễn ra hoạt động dù lượn được mệnh danh là tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam.
Đèo Khau Phạ (Ảnh: Sưu tầm)
Ngày 02: Mù Cang Chải – Đèo Ô Quy Hồ – Sapa
Trên đường đi các bạn sẽ dừng chân ngắm cảnh đèo Ô Quy Hồ – Được mệnh danh là một trong những con đèo hùng vĩ bậc nhất ở miền Bắc với chiều dài gần 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Quãng đường từ Mù Cang Chải sang Sapa là 160km.
Hình ảnh đèo Ô Quy Hồ (Ảnh: Sưu tầm)(Ảnh:Sưu tầm)
Ngày 03: Sapa – Hà Nội
Để kết thúc một chuyến đi một cách trọn vẹn, các bạn hãy chinh phục đỉnh Fansipan nhé. Đỉnh Fansipan – ngọn núi nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, tiếng địa phương là HuaSiPan – có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Ngọn núi vẫn được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương bởi độ cao 3143m so với mực nước biển. Vẻ đẹp mê hồn như rừng hoa Đỗ quyên, rừng trúc, rừng tùng và cảnh sắc hùng vĩ giữa đất trời của Fansipan khiến như ta đang lạc vào một câu chuyện cổ tích.
Đỉnh Fansipan cao 3143m (Ảnh: Sưu tầm)
Địa điểm cuối cùng là Nhà thờ đá Sapa. Nhà thờ đá Sapa được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương
(Ảnh: Sưu tầm)
Cửa chính Sun Plaza được thiết kế như một chiếc đèn lồng khổng lồ với gam màu chủ đạo là xanh lục pha với nền tường vàng tựa như đường phố châu Âu, view đẹp như phim trường.
Với những gợi ý về 2 cung đường để có chuyến du lịch Tây Bắc 3 ngày 2 đêm trên đây, PYS Travel hy vọng đã có thể phần nào giúp các bạn có thêm những lựa chọn hay ho cho chuyến đi của mình. Tây Bắc xinh đẹp đang chờ bạn đến khám phá, hãy lên kế hoạch và lên đường thôi!
Các bạn có thể tham khảo thêm:
Tour Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên 3 ngày 2 đêm
Tour Mù Cang Chải – Sapa 3 ngày 2 đêm