Tour du lịch Bạch Đằng Giang:
DU LỊCH BẠCH ĐẰNG GIANG – CHÙA CAO LINH – ĐỀN BÀ ĐẾ – CHÙA HANG – HẢI PHÒNG
(Thời gian: 1 Ngày – Phương Tiện: Ô Tô)
Du lịch xuân, trẩy hội hàng năm đã là nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Mỗi dịp tết đến xuân sang thì mảnh đất cảng Hải Phòng cũng thu hút đông đảo du khách thập phương đến với hội xuân. Được nhiều du khách quan tâm trong những năm gần đây, là tuyến du xuân lễ hội khu di tích Bạch Đằng Giang, Chùa Cao Linh, Đền Bà Đế, Chùa Hang.
Với mong muốn mang đến những hành trình du lịch xuân chu đáo và ý nghĩa nhất. Tour Pro – Công ty du lịch uy tại Hà Nội xin gửi đến du khách đang có kế hoạch đi {du lịch Bạch Đằng Giang} mùa xuân này, hành trình kết hợp vô cùng đặc sắc: Hà Nội – Chùa Cao Linh – Bạch Đằng Giang – Đền Bà Đế – Chùa Hang – Hà Nội.
SÁNG: HÀ NỘI – CHÙA CAO LINH – DU LỊCH BẠCH ĐẰNG GIANG.
06h00: Xe và hướng dẫn viên của Tour Pro đón quý khách tại điểm hẹn trong TP Hà Nội, khởi hành đi Hải Phòng bắt đầu hành trình tham quan du xuân. Xe đưa quý khách di chuyển trên quốc lộ 5B. Đoàn dừng chân, tự do ăn sáng tại Hải Dương.
08h00: Quý khách đến chùa Cao Linh, điểm đến đầu tiên trong hành trình tâm linh. Chùa Cao Linh là một trong những ngôi Chùa có cảnh quan cùng những công trình kiến trúc đẹp và đồ sộ tại Hải Phòng. Quý khách tham quan và làm lễ, sau đó đoàn trở lại xe tiếp tục hành trình.
10h00: Quý khách tham quan khu di tích Bạch Đằng Giang nằm ở Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Quý khách tự do tham quan, làm lễ tại khu di tích.
11h30: Quý khách lên xe khởi hành về nhà hàng gần Bạch Đằng Giang dùng cơm trưa.
CHIỀU: CHIÊM BÁI THAM QUAN ĐỀN BÀ ĐẾ – CHÙA HANG – HÀ NỘI.
13h30: Xe và hướng dẫn viên đưa đoàn thăm quan và chiêm bái Đền Bà Đế, một ngôi đền rất linh thiêng tại Đồ Sơn – Bà là vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.
15h00: Đoàn tiếp tục di chuyển đến với Chùa Hang, Ngôi chùa nằm trong cốc, nổi tiếng bậc nhất tại Hải Phòng. Quý khách tự do lễ chùa, tham quan.
16h30: Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội, về đến Hà Nội, xe đưa quý khách trở về điểm đón ban đầu. Hướng dẫn viên Tour Pro cảm ơn, chia tay và hẹn gặp lại quý khách, kết thúc hành trình du lịch Bạch Đằng Giang – Chùa Cao Linh – Đền Bà Đế – Chùa Hang.
GIÁ TOUR TRỌN GÓI TIÊU CHUẨN: VNĐ/KHÁCH
Người Lớn Trẻ Em 5 – 9 Tuổi Trẻ Em Dưới 5 Tuổi 480.000 240.000 Miễn Phí
QUÝ KHÁCH LÀ TỔ CHỨC, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VỚI SỐ LƯỢNG 25 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN XIN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN GIÁ TOUR TỐT NHẤT.
I. CHI PHÍ ĐI DU LỊCH BẠCH ĐẰNG GIANG:
• Vận chuyển
+ Xe du lịch đời mới, máy lạnh đưa đón theo lịch trình Hà Nội – Chùa Cao Linh – Bạch Đằng Giang – Chùa Hang – Hải Phòng – Hà Nội.
+ Loại xe sản xuất: 2015 – 2024 (45, 35 chỗ: Hyundai, Isuzu Samco, 29 chỗ: Hyundai County / Samco, 16 chỗ: Mercedes Sprinter, Ford Transit. 07 chỗ: Innova).
• Phục vụ ăn uống
+ Phục vụ 01 bữa ăn chính: 130.000 vnđ/suất/khách.
• Dịch vụ bao gồm khác
+ Bảo hiểm du lịch với mức 40.000.000 VND
+ Phí môi trường và tham quan tại các điểm theo lịch trình.
+ Tặng mỗi khách 01 nón cao cấp từ Tour Pro.
+ Nước uống trên xe chiều đi và về theo lịch trình.
+ Hướng dẫn viên tiếng việt theo chương trình hài hước vui nhộn và nhiệt tình.
II. DỊCH VỤ TOUR CHƯA BAO GỒM PHỤC VỤ:
– Ăn uống, dịch vụ cá nhân ngoài chương trình.
– Giá không áp dụng dịp lễ, tết.
– Chi phí xuất hóa đơn VAT (Thuế GTGT).
III. NHỮNG ĐIỀU MÀ DU KHÁCH CẦN LƯU Ý:
+ Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn giá tour bố mẹ tự túc lo các chi phí ăn, tham quan (nếu có) cho bé. Hai người lớn chỉ kèm 2 trẻ em dưới 5 tuổi, em thứ 3 trở lên phải mua 1⁄2 vé tour.
+ Trẻ em từ 5 – dưới 9 tuổi: 50% giá tour. Bao gồm các dịch vụ ăn uống, ghế ngồi trên xe và ngủ chung với bố mẹ.
+ Trẻ em Từ 9 tuổi: 100% giá tour và tiêu chuẩn như người lớn.
+ Quý khách có yêu cầu gửi thông tin chi tiết và báo giá tour {du lịch Bạch Đằng Giang 2 ngày 1 đêm} – Xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Review kinh nghiệm đi du lịch Bạch Đằng Giang Hải Phòng
{Bạch Đằng Giang Hải Phòng} Cái tên rất đỗi quen thuộc, nhưng lại là điểm đến mới lạ của nhiều du khách mấy năm gần đây. Bạch Đằng Giang phù hợp cho nhiều loại hình du lịch, từ du lịch tâm linh những ngày đầu xuân với các đền chùa nổi tiếng ở Hải Phòng, cho đến du lịch hè khi du khách kết hợp tham quan tìm hiểu Bạch Đằng Giang và nghỉ ngơi thư giãn tại “Kỳ quan Thế giới – Vịnh Hạ Long”. Dù có lựa chọn như thế nào thì Bạch Đằng Giang luôn là sự kết hợp đáng chú ý và góp phần tạo nên điểm nhấn trong chuyến đi của mỗi du khách.
Du khách đang tìm hiểu về di tích lịch sử nổi tiếng Bạch Đằng Giang và muốn lên kế hoạch chu đáo cho một chuyến đi đến đây vào dịp tới. Hàng loạt những câu hỏi được quan tâm nhất hiện ra, nào là Di tích Bạch Đằng Giang ở đâu ? Đường đi Bạch Đằng Giang như thế nào? khu di tích này thờ ai? Kinh nghiệm đi Bạch Đằng Giang thế nào?…Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ. Cùng từ từ khám phá nhé.
Di tích Bạch Đằng Giang ở đâu ?
Di tích Bạch Đằng Giang nằm ở địa phận thôn Tràng Kênh, xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, vị trí cách trung tâm thành phố Hải Phòng 23,5km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 124km, mất 2 giờ 21 phút di chuyển đường bộ theo chỉ dẫn ước tính từ Google Maps. Khu di tích Bạch Đằng Giang được xây dựng từ năm 2008 đến 2016 mới hoàn thiện tất cả các hạng mục công trình. Năm 2021 khu di tích Bạch Đằng Giang đã chính thức được công nhận là Di tích lịch sử Quốc Gia.
{Bạch Đằng Giang} không chỉ là một di tích lịch sử vô cùng ý nghĩa ghi dấu những chiến công hiển hách của cha ông ta trên dòng sông Bạch Đằng. Đây còn là nơi thờ tự những vị anh hùng dân tộc linh thiêng nổi tiếng như: Đức vua Ngô Quyền, Đức vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đền thờ Mẫu, Trúc Lâm Tràng Kênh,…
Bên cạnh đó, giới chuyên môn cũng như nhiều du khách còn nhận định rằng, Bạch Đằng Giang như một công viên lịch sử văn hóa. Khi mà nơi đây không chỉ chứa đựng những giá trị lịch sử, có ý nghĩa to lớn cho công tác giáo dục và học tập. Các công trình thờ tự được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, khang trang nhưng rất hài hòa về tổng thể. Dưới những tán cây xanh mát, khu di tích dựa lưng vào núi Tràng Kênh, hướng mặt ra cửa sông Bạch Đằng, ra biển Đông, tạo nên thế phong thủy hiếm có và cảnh quan tuyệt đẹp.
Số điện thoại, giờ mở cửa, địa chỉ Bạch Đằng Giang
Địa chỉ khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang: Thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành Phố Hải Phòng, Việt Nam.
Số điện thoại ban quản lý khu di tích: 0906.685.568 – Sử dụng dịch vụ tour du lịch Bạch Đằng Giang Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang có giờ mở cửa tham quan 07:00 – 19:00 hàng ngày và lịch hoạt động tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả dịp lễ, tết.
Ngoài ra ở Bạch Đằng Giang còn miễn phí bữa ăn Cơm Chay và khu vực chiếu phim. Giờ mở cửa phục vụ ở nhà hàng 10:30 đến 12:00 và giờ mở cửa khu vực chiếu phim tư liệu: 07:00 – 19:00 tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé Bạch Đằng Giang vào cửa, tham quan bao nhiêu ?
Hiện tại, khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang không thu phí vé vào cửa hay tham quan. Du khách tự do tham quan, tìm hiểu, chiêm bái, vãn cảnh quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia Bạch Đằng Giang…
Du khách nên đi Bạch Đằng Giang vào mùa nào và bao lâu ?
Như đã nói ở phần đầu giới thiệu, chương trình du lịch Bạch Đằng Giang khá đa dạng và có thể kết hợp nhiều tuyến khác nhau. Nếu đi du lịch Bạch Đằng Giang 1 ngày, chủ yếu là tour du lịch lễ hội, du khách có thể lựa chọn chương trình: Du lịch Hà Nội – Chùa Cao Linh – Bạch Đằng Giang – Đền Bà Đế – Chùa Hang 1 ngày, hoặc một lịch trình khác đó là du lịch Hà Nội – Bạch Đằng Giang – Chùa Ba Vàng 1 ngày.
Ngoài ra, chương trình 1 ngày còn có: Tour du lịch Bạch Đằng Giang – Công Viên Rồng 1 ngày dành cho các tour học sinh, sinh viên cũng đáng được nhiều nhà trường và phụ huynh lựa chọn cho các con tham quan tìm hiểu và vui chơi.
Đối với chương trình 2 ngày, du khách muốn chuyến đi của mình có nhiều thời gian tham quan và nghỉ ngơi hơn, có thể lựa chọn chương trình du lịch Hà Nội – Bạch Đằng Giang – Hạ Long 2 ngày 1 đêm.
Theo kinh nghiệm tổ chức tour Bạch Đằng Giang và tổng hợp khảo sát mấy năm gần đây, đa số du khách đến Bạch Đằng Giang chủ yếu vẫn là các chương trình du xuân và du lịch tâm linh. Do đó, chúng tôi đã gợi ý một lịch trình lễ hội đầu xuân 1 ngày như ở phần trên.
Phương tiện và đường đi Bạch Đằng Giang Hải Phòng
Với những du khách xuất phát từ Hà Nội hay các tỉnh lân cận đi Bạch Đằng Giang. Nếu không đăng ký tour du lịch Bạch Đằng Giang trọn gói theo đoàn, mà muốn du lịch Bạch Đằng Giang tự túc. Thì sẽ có rất nhiều gợi ý đường đi và phương tiện cho bạn lựa chọn, tùy vào tính chất mà có thể lựa chọn cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cho du khách:
+ Đi Bạch Đằng Giang bằng xe khách: Tại Hà Nội, du khách có thể bắt xe tại các bến Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm, Yên Nghĩa đi Hải Phòng. Một số nhà xe uy tín như Hải Âu, Anh Huy – Đất Cảng chạy liên tục hàng ngày, giá vé từ 70.000đ – 80.000đ/người/lượt. Nhà xe Hải Âu thì có xe trung chuyển về tới Thủy Nguyên, du khách bắt Taxi thêm 4km nữa là tới khu di tích Bạch Đằng Giang. Những nhà xe không có xe trung chuyển, du khách báo lái xe cho xuống tại khu vực Ngã Ba Xi Măng, ngay chân cầu Bính để bắt xe buýt hoặc xe khách Lạc Long – Móng Cái để đi Thủy Nguyên. Đây là loại phương tiện tiết kiệm nhất, được nhiều bạn sinh viên lựa chọn.
+ Đi Bạch Đằng Giang bằng xe Limousine: Là dòng xe 9 chỗ chất lượng cao được cải tiến từ xe 16 chỗ. Các ghế ngồi được giãn cách và ngả lưng sâu hơn, giúp êm ái khi di chuyển. Ngoài ra ưu điểm của loại phương tiện này là có thể đưa đón tại nhiều địa điểm trong nội thành Hà Nội và và trả khách về Thủy Nguyên. Từ Thủy Nguyên bạn bắt Taxi đi thêm 4km hoặc trao đổi thêm tiền cước xe để bác tài Limousine đưa về tới Bạch Đằng Giang.
+ Hiện có các nhà xe: Ngọc Huyền, Quyết Thành, Hiền Vi, Nam Phát, Văn Minh hoạt động đưa đón khách tuyến Hà Nội – Thủy Nguyên. Giá xe dao động từ: 110.000đ – 150.000đ/vé/lượt.
+ Đi Bạch Đằng Giang bằng xe ô tô riêng: Những ngày đầu xuân, việc thuê xe và đặt chỗ rất khó khăn. Nhiều gia đình lựa chọn đi Bạch Đằng Giang bằng xe gia đình, vừa chủ động thời gian mà đường đi cũng hết sức thuận tiện. Nếu chưa biết đường, bạn có thể cài ứng dụng chỉ đường Google Maps trên điện thoại rồi di chuyển theo điều hướng. Từ Hà Nội đi, du khách di chuyển theo đường cao tốc 5B => nút giao QL10 thì thoát ra => di chuyển theo hướng đi ngã tư Quán Toan => Thị Trấn Núi Đèo hướng đi nhà máy xi măng Chinfon => Di tích Bạch Đằng Giang.
+ Đi Bạch Đằng Giang bằng xe máy: Khác với đi bằng ô tô, xe máy không được đi đường cao tốc. Khi lựa chọn phương tiện di chuyển trên ứng dụng chỉ đường, bạn chú ý nhập thông tin di chuyển bằng xe máy. Hướng đi của bạn sẽ chạy theo đường QL5 cũ, từ Hà Nội hướng đi Gia Lâm => Phố Nối – Hưng Yên => Hải Dương => đến Quán Toan, Hải Phòng thì rẽ Trái đi theo QL10 từ đây thì du khách di chuyển giống như chỉ dẫn dành cho ô tô riêng phía trên.
Review trải nghiệm tham quan, du lịch Bạch Đằng Giang có gì ?
Tổng thể khu di tích Bạch Đằng Giang khá rộng lớn. Trên quãng đường đi bộ tham quan gần 1km từ bãi gửi xe vào tới Quảng Trường Chiến Thắng, khu di tích bố trí lần lượt nhiều công trình tâm linh, nhà trưng bày ý nghĩa cho khách tham quan, chiêm bái và tìm hiểu những câu chuyện ý nghĩa, tỏ lòng thành kính trước các vị vua tài giỏi của đất nước. Dưới đây là lần lượt các hạng mục tham quan, chiêm bái mà du khách nên biết ?
+ Bảo tàng lịch sử chiến thắng Sông Bạch Đằng: Nơi trưng bày và lưu giữ những hiện vật, sơ đồ và tài liệu chi tiết về các trận chiến của quân và dân ta qua các triều đại lịch sử. Du khách sẽ được tìm hiểu và nghe giới thiệu về những trận lẫy lừng trên dòng sông Bạch Đằng, từ những chiến công đầu tiên của Ngô Vương – Ngô Quyền năm 938.
+ Di tích Vườn Cuội Cổ và Trụ Chiến Thắng: Một trụ hình khối sừng sững giữa trời xanh, hàng trăm khối đá cuội cổ, lớn nhỏ giữ chặt dưới chân trụ. Trên trụ còn có dòng chữ: “Giang San Vượng Khí Bạch Đằng Thâu”, nghĩa là: Khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng. Trụ Chiến Thắng là một biểu tượng tự hào, ghi dấu lại những chiến thắng hiển hách, khuất phục lũ giặc bạo tàn phương Bắc tại cửa sông Bạch Đằng.
+ Đền Tràng Kênh Vọng Đế: Là ngôi đền thờ vua Lê Đại Hành, vị vua đã xây dựng một đất nước Đại Cồ Việt hùng mạnh. Lê Đại Hành đã thông minh tài trí tái hiện lại trận địa cọc trên cửa sông Bạch Đằng đánh đuổi lũ giặc Tống Phương Bắc năm 981. Sau đó còn bình định quân Chiêm năm 982.
+ Trúc Lâm Tự Tràng Kênh: Là ngôi chùa tọa lạc trên núi Tràng Kênh có địa thế phong thủy tuyệt đẹp, đầu tựa Sơn – chân hướng Thủy. Ngôi chùa được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc của Chùa Đồng – Yên Tử, là điểm đến linh thiêng được người dân trong vùng thường xuyên lui tới tham quan và vãn cảnh.
+ Đền thờ Đức Thánh Trần – Linh Từ Tràng Kênh: Là nơi thờ vị tướng quân tài giỏi thời nhà Trần – Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông được nhân dân coi như một vị thánh, đã từng 3 lần đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi đất nước. Đáng chú ý hơn, năm 1288, tại cửa sông Bạch Đằng ông đã một lần nữa đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ 3, chấm dứt sự xâm lược bành trướng của đạo quân thảo nguyên này.
+ Đền Thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Điều đặc biệt là đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bạch Đằng Giang là ngôi đền đầu tiên được xây dựng thờ Người tại Hải Phòng. Có lẽ tên tuổi và sự nghiệp của Người không cần phải nhắc lại nhiều nữa, ngôi đền được xây dựng lên nhằm tỏ lòng thành kính của nhân dân Hải Phòng với chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Đền Bạch Đằng Giang – Thờ Đức Vương Ngô Quyền: Là ngôi đền được xây dựng thờ Đức Vương Ngô Quyền, người được xem là “Cha đẻ” của trận địa cọc Bạch Đằng Giang, ông đã tiêu diệt và đánh thắng quân Nam Hán sừng sỏ năm 938, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ lịch sử mới của nền văn minh Đại Việt.
+ Đền Thờ Mẫu Tràng Kênh: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cần được bảo tồn và phát huy. Đền Mẫu xây dựng trong khu di tích thờ tam tòa thánh Mẫu, mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải Phủ, …Là nơi du khách thập phương tìm về Đạo Mẫu khi đến Bạch Đằng Giang.
+ Khu Rừng Lim – Vườn Chế Tác Cọc: Là khu vườn mô tả lại quá trình chế tác các cọc Lim, những hình ảnh sinh động của các bức tượng sẽ giúp du khách dễ hình dung và hiểu rõ thêm tinh thần chiến đấu, lòng quyết tâm ngút trời tiêu diệt địch của quân và dân qua các thời kỳ chống giặc.
+ Quảng Trường Chiến Thắng: Là công trình, hạng mục tham quan cuối cùng và cũng là điểm nhấn trong hành trình tại đây. Một quảng trường rộng 2000m2, nơi đặt 3 bức tượng đồng cao 11m của những vị vua và tướng quân nổi tiếng: Tượng Đức Vương Ngô Quyên, tượng vua Lê Đại Hành, tượng Đức Thánh Trần. Cả ba bức tượng đều hướng mặt ra bãi cọc phía lòng sông, gương mặt lừng lững, uy nghiêm.
Tìm hiểu thêm địa điểm kết hợp đi cùng Bạch Đằng Giang Hải Phòng
Ngoài điểm đến chính là di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, thì trong hành trình du xuân ở Hải Phòng. Du khách nên kết hợp thêm một số địa điểm tham quan, chiêm bái khách cho lịch trình trở lên đặc sắc. Nếu bạn chưa biết nên đi thêm điểm nào ? thì dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn lựa chọn:
+ Chùa Cao Linh – An Dương – Hải Phòng: Nằm cách khu di tích Bạch Đằng Giang 23,9 km (Theo Google Maps). Chùa Cao Linh nằm ở Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng, Cổng chùa hướng ra mặt đường QL10. Cách trung tâm TP Hải Phòng khoảng 12km. Theo thông tin trên bia đá được khắc tại chùa, chùa được trùng tu và mở rộng vào thời kỳ hậu Lê. Còn trước đó không xác định được năm xây dựng.
Ngôi chùa ngày nay được xây dựng lại trên khuôn viên 49.000m2, có thiết kế kiến trúc hiện đại, độc đáo mang đậm nét phong cách truyền thống Phương Đông. Những năm trở lại đây, chùa Cao Linh luôn là điểm đến đông đảo của du khách du xuân, lễ chùa đầu năm.
+ Đền Bà Đế – Đồ Sơn – Hải Phòng: Nằm ngay dưới chân núi Độc tại phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn. Đền thờ bà Đế (Theo dân gian bà có tên tục là Đào Thị Hương), sống vào thời kỳ Lê Trung Hưng.
Tương truyền bà là vợ chúa Trịnh Giang, sau khi bà mất vi oan khúc nên được chúa Trịnh Giang cho lập đền để giải oan cho bà. Sau này đến thời vua Tự Đức triều Nguyễn đã sắc phong đền là “Động Nhạc Đế Bà” nên từ đó người dân gọi đền là Bà Đế.
Đền trước đây khá nhỏ, mãi đến năm 1988 được người dân phường Ngọc Hải cùng với bà Lưu Quế Hoa, cũng như du khách thập phương công đức xây dựng trong nhiều năm mới được như ngày nay. Hàng năm cứ đến ngày 26 tháng giêng âm lịch đền mở hội khai xuân, cúng cơm. Còn từ ngày 24 đến 26 tháng hai âm lịch đền mở hội tạ lễ Bà Đế. Vào mỗi dịp lễ hội hàng năm thì đông đảo du khách thập phương, du xuân, trẩy hội lễ Bà cầu tài, lộc, cầu sự an lạc.
+ Chùa Hang – Đồ Sơn – Hải Phòng: Theo dân gian tương truyền ? chùa Hang được một vị cao tăng có tên là sư Bần. Trong quá trình đi chuyền Phật giáo đến vùng đất, ngày nay là Đồ Sơn, Hải Phòng. Vì cao tăng đã cư ngụ trong một hang động cao khoảng 3,5m, rộng 7m, lòng động theo hình thang và dài khoảng 25m và lập đàn mở chùa tại đây.
Nên sau này chùa có tên gọi là chùa Hang (Cốc Tự), nay nằm ở Vạn Sơn, Đồ Sơn. Ngày nay khuôn viên chùa được mở rộng nhiều ra phía ngoài, hàng năm thu hút đông đảo tín đồ, du khách thập phương đến thắp hương, hành lễ.
Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Bạch Đằng Giang cần lưu ý gì không ?
Một số kinh nghiệm cần lưu ý trước chuyến đi du lịch Bạch Đằng Giang, cũng là những thông tin du khách nên tìm hiểu và nắm được. Những lưu ý này sẽ giúp du khách có sự chuẩn bị chủ động nhất cho hành trình của mình:
+ Vấn đề đầu tiên đó là trang phục. Bạch Đằng Giang là một khu di tích lịch sử, tuy cảnh quan được bài trí đẹp mắt, nhưng tại đây có nhiều công trình tâm linh Đền, Chùa linh thiêng. Do đó, trang phục lịch sự, kín đáo tôn trọng không gian tâm linh là điều du khách phải lưu ý.
+ Chặng đường đi bộ gần 1km mỗi lượt từ ngoài cổng tới khu Quảng Trường Chiến Thắng tuy không dài, nhưng có những khu tham quan, chiêm bái tọa trên độ cao lưng chừng núi. Để việc di chuyển thuận tiện và êm ái, du khách nên mang theo giày thể thao hoặc giày thấp đế mềm.
+ Khu di tích Bạch Đằng Giang với tiêu chí 3 KHÔNG: Không Hàng Quán, Không Rác Thải, Không Thu Phí Dịch Vụ. Điều này cũng để lại những ấn tượng mạnh khi đến đây hầu như ý thức vứt rác đúng nơi quy định rất được nâng cao. Do đó du khách cũng cần thực hiện đúng nội quy tham quan tại đây.
+ Vì Không Hàng Quán, vậy nên tất cả đồ lễ, hương hoa, du khách phải chủ động chuẩn bị từ nhà. Tại khu di tích Bạch Đằng Giang có nhiều điểm dừng chân đặt lễ, du khách có thể căn cứ theo phần nội dung ở mục: Các Địa Điểm Tham Quan Tại Bạch Đằng Giang đã được chúng tôi chia sẻ phía trên để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.
+ Du khách cần nắm được lộ trình tham quan và nên đi lần lượt tránh bỏ sót.
+ Tại khu Quảng Trường Chiến Thắng, du khách tuyệt đối KHÔNG được khắc tên, vẽ bậy lên ba bức tượng, nếu phát hiện sẽ bị phạt rất nặng. Ngoài ra tại khu vực bậc tam cấp xuống bãi cọc, kuoon chú ý trơn trượt, không chen lấn, xô đẩy. Rất nhiều du khách đứng chụp ảnh sát mép nước, không tránh khỏi nguy hiểm, trượt chân ngã xuống nước.
+ Du khách cần mang theo nước uống để tự lo cho mình. Chuẩn bị một chút đồ ăn vặt như bánh ngọt, xúc xích,…bạn sẽ thấy chúng thật sự có ích khi đến một nơi hàng quán không được phép hoạt động như Bạch Đằng Giang.
+ Về ăn uống, nếu không chuẩn bị đồ ăn mang theo từ nhà. Du khách chỉ có thể di chuyển ngược lại đường vào khoảng 3km mới có một số nhà hàng ăn uống phục vụ du khách, tiêu biểu có nhà hàng Khánh Linh, Bạch Đằng Giang Quán, nhà hàng Dê Núi Toàn Mạnh,…
Đối với những du khách chưa từng đến Bạch Đằng Giang, thì những thông tin kinh nghiệm ở trên chúng tôi vừa chia sẻ. Thật sự hữu ích và có thể ví như cẩm nang du lịch Bạch Đằng Giang. Thông tin về điểm đến, hướng dẫn chỉ đường, lịch trình chi tiết và còn có cả những lưu ý quan trọng. Chắc chắn, du khách sẽ có một chuyến du lịch vui vẻ trọn vẹn nếu có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Nếu cần tham khảo thêm lịch trình {du lịch Bạch Đằng Giang Công Viên Rồng} 1 ngày cho học sinh, sinh viên hoặc chương trình du lịch Bạch Đằng Giang – Hạ Long 2 ngày 1 đêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để hỗ trợ kịp thời và thông tin chi tiết.