ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA –
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Số: 5126/QĐ-UBND
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 11 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TRONG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (BTTN) XUÂN LIÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Du lịch 2017; Luật Lâm nghiệp năm 2017;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: Số 2457/QĐ-UBND ngày 20/6/2019 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 3214/QĐ-UBND ngày 12/8/2019 về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 214/TTr-SNN&PTNT ngày 16/11/2020 (kèm theo hồ sơ có liên quan).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Phạm vi thực hiện đề án: Toàn bộ diện tích 23.815,5 ha thuộc Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020 theo Quyết định số 2405/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Thời gian thực hiện:Giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Mục tiêu của đề án
4.1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân địa phương và thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển Khu BTTN Xuân Liên.
4.2. Mục tiêu cụ thể
– Khai thác, tạo điều kiện để Nhân dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái cũng như bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm trong khu vực.
– Xác định được hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; danh lam thắng cảnh và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên.
– Xây dựng các tuyến, các điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên.
– Xây dựng lộ trình đầu tư, các hạng mục ưu tiên đầu tư và các giải pháp tổ chức thực hiện đề án.
– Làm cơ sở để lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên.
– Thu hút các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư, quảng bá, thương mại; tăng lượng khách, tạo việc làm, tăng lao động qua đào tạo; tạo môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong Khu BTTN Xuân Liên.
4.3. Các chỉ tiêu cụ thể
4.3.1. Đến năm 2025
– Thu hút trên 45.000 lượt khách du lịch, trong đó có trên 5.000 lượt khách du lịch quốc tế; lượng khách lưu trú đạt khoảng 16.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt trên 25.300 triệu đồng.
– Có ít nhất 40 cơ sở lưu trú du lịch tại cộng đồng, mỗi cơ sở có thể phục vụ ăn nghỉ cho 30 – 50 khách du lịch; 90% số cơ sở đều có nhà vệ sinh tự hoại, nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, thu gom rác và nước thải. Tạo việc làm thường xuyên cho 1.350 lao động trong đó có khoảng 340 lao động trực tiếp, 1.010 lao động gián tiếp; các lao động đều được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
– Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư tham gia đầu tư và phát triển các dự án du lịch ở Khu BTTN Xuân Liên.
– Các điểm du lịch, tuyến và điểm thăm quan đạt và tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
4.3.2. Đến năm 2030
– Thu hút trên 110.000 lượt khách du lịch trong đó có khoảng 10.000 lượt khách du lịch quốc tế; lượng khách ở lại lưu trú đạt trên 48.500 lượt; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt trên 83.250 triệu đồng;
– Có ít nhất 50 cơ sở lưu trú du lịch tại cộng đồng, mỗi cơ sở có thể phục vụ ăn nghỉ cho 30-50 khách du lịch; 100% số cơ sở đều có nhà vệ sinh tự hoại, nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, thu gom rác và nước thải. Tạo việc làm thường xuyên cho 3.300 lao động trong đó có 990 lao động trực tiếp, 2.310 lao động gián tiếp; các lao động đều được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
– Thu hút ít nhất 5 nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án du lịch ở Khu BTTN Xuân Liên.
5. Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái
5.1. Hệ thống các điểm du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên
5.1.1. Hệ thống các điểm nội vi
Điểm 1: Điểm trung tâm Du khách
Điểm 2: Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Điểm 3: Điểm cứu hộ động vật bán hoang dã Sông Khao
Điểm 4: Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Điểm 5: Điểm trình diễn mô hình rừng
Điểm 6: Điểm du lịch thác Yên
Điểm 7: Điểm du lịch Hón Can
Điểm 8: Điểm du lịch thác Thiên thủy
Điểm 9: Đỉnh Pù Gió
Điểm 10: Rừng nguyên sinh – bản Vịn
5.1.2. Điểm du lịch ngoại vi
Điểm 1: Khu di tích Cửa Đạt
Điểm 2: Di tích hòn Mài Mực
Điểm 3: Hồ thủy điện Xuân Minh
Điểm 4: Đền cô thác Mạ
Điểm 5: Di tích hội thề Lũng Nhai
Điểm 6: Nông trại Golden Cow
Điểm 7: Điểm du lịch cộng đồng thôn Thanh Xuân
Điểm 8: Điểm du lịch cộng đồng thôn Hang Cáu
Điểm 9: Điểm du lịch cộng đồng bản Vịn
Điểm 10: Điểm du lịch cộng đồng bản Đục
5.2. Phương án xây dựng các tuyến du lịch
5.2.1. Tuyến du lịch nội vi
Tuyến 1: Tuyến du lịch ngược dòng Sông Chu
Tuyến 2: Tuyến du lịch dã ngoại Thác Yên
Tuyến 3: Tuyến du lịch sinh thái Thác Thiên Thủy- đỉnh Pù Gió
Tuyến 4: Tuyến du lịch khám phá rừng nguyên sinh bản Vịn
Tuyến 5: Tuyến du lịch cáp treo Pù Gió
5.2.2. Tuyến du lịch kết nối ngoại vi
Tuyến 1: Khu BTTN Xuân Liên – Khu di tích Cửa Đạt (đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước, Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn) – Công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt – Đền cô Thác Mạ – Điểm du lịch cộng đồng thôn Thanh Xuân.
Tuyến 2: Khu BTTN Xuân Liên – Di tích hòn Mài mực- Di tích hội thề Lũng Nhai (xã Ngọc Phụng) – Nông trại Golden Cow (xã Lương Sơn) – Chợ biên giới vùng cao và Điểm du lịch cộng đồng bản Đục xã Bát Mọt.
Tuyến 3: Di sản thế giới Thành nhà Hồ- Suối cá thần Cẩm Lương – Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh – Khu BTTN Xuân Liên.
Tuyến 4: Thành phố Sầm Sơn, Khu du lịch biển Hải Tiến – Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh – Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam – Khu BTTN Xuân Liên.
Tuyến 5: Khu du lịch biển Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) – Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh – Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam – Khu BTTN Xuân Liên.
5.3. Vị trí, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch
(Chi tiết tại Phụ biểu I và II kèm theo).
6. Các dòng sản phẩm, loại hình, tổ chức quản lý và khai thác
6.1. Các dòng sản phẩm du lịch
– Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch, dịch vụ khoa học.
– Sản phẩm du lịch kết tinh từ di sản thiên nhiên.
– Sản phẩm du lịch kết tinh từ dịch vụ khoa học, trưng bày, trình diễn di sản thiên nhiên.
– Sản phẩm du lịch kết tinh từ giá trị văn hóa.
6.2. Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch gồm: Lưu trú, nghỉ dưỡng; hướng dẫn viên du lịch; ăn uống; cắm trại; biểu diễn nghệ thuật; trải nghiệm, khám phá mạo hiểm; đạp xe tham quan; bơi thuyền ngắm cảnh trên sông; tổ chức hội nghị, hội thảo; thể thao; câu cá.
6.3. Tổ chức khai thác và quản lý du lịch
Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên tổ chức các hoạt động quản lý khai thác du lịch và hợp tác, liên doanh liên kết để tổ chức quản lý và khai thác các hoạt động du lịch theo đúng quy định của pháp luật.
6.4. Xúc tiến quảng bá du lịch
– Xây dựng thông điệp quảng bá du lịch, lựa chọn kênh thông tin, đưa và cập nhật thông tin du lịch thường xuyên. Nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch định kỳ để thu thập, phân tích thông tin về diễn biến thị trường du lịch làm cơ sở cho cách hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch.
– Xã hội hóa hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua việc huy động các nguồn vốn, trí thức của tập thể, cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua trang thông tin cá nhân, các diễn đàn du lịch trên Facebook, Intagram, Zalo và các diễn đàn du lịch chính thống khác mà pháp luật cho phép.
7. Các giải pháp thực hiện
7.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ và phát triển rừng
– Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng và khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản cũng như các loài động vật hoang dã; tăng cường kiểm soát lửa rừng. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Liên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an, quân đội, Đồn Biên phòng Bát Mọt, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh thuộc tỉnh Nghệ An tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.
– Thực hiện trồng mới các loại rừng (trọng tâm là trồng các loài cây bản địa, loài cây ưu tiên bảo vệ, quý, hiếm, đặc hữu có giá trị nguồn gen và cảnh quan); khoanh nuôi tái sinh rừng phù hợp với điều kiện sinh thái; giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân ở vùng đệm khu bảo tồn. Phục hồi, phát triển vốn rừng và nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng.
– Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn về kỹ năng bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng; xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập các chương trình, kế hoạch bảo tồn các loại động vật đặc hữu, quý, hiếm.
– Tổ chức đề xuất, nghiên cứu, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp; đấu mối, tranh thủ sự ủng hộ và tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư trong lĩnh vực du lịch sinh thái, trải nghiệm cảm giác mạnh gắn với tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn.
7.2. Giải pháp về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học
– Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn, gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng; thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện, cấp xã; thực thi nhiệm vụ của ban quản lý, cán bộ kiểm lâm, viên chức bảo vệ rừng theo phương châm “gần dân, bám dân” thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, khách du lịch, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn; kết hợp hài hòa giữa giáo dục với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái.
– Xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững để người dân địa phương chủ động tham gia công tác bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa và được hưởng lợi ích phù hợp từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân thông qua các dự án phát triển du lịch trên địa bàn.
– Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân địa phương, gắn với phát triển du lịch sinh thái; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng đệm.
7.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật
– Đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác quản lý, giám sát các hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.
– Xây dựng trang thông tin điện tử, sở dữ liệu điện tử trực tuyến về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu.
– Ứng dụng các tiện ích thông minh nhằm hướng dẫn về các giá trị tự nhiên, các giá trị đa dạng sinh học để khách có nhiều trải nghiệm tốt, hiểu được các giá trị của Xuân Liên.
– Đầu tư công nghệ thông tin trong quản lý du khách đến và đi làm cơ sở đánh giá được sức chứa, sức tải để giảm thiểu những tác động tiêu cực của du khách đến thiên nhiên và môi trường.
7.4. Giải pháp về vốn
7.4.1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 1.306.200 triệu đồng
7.4.2. Phân theo nguồn vốn
a) Vốn ngân sách Nhà nước: Dự kiến 116.700 triệu đồng, chiếm 8,93 % tổng nguồn vốn của đề án; được phân bổ:
– Vốn ngân sách tỉnh: Dự kiến 30.000 triệu đồng, chiếm khoảng 2,3% tổng nguồn vốn của Đề án (Giai đoạn 2021-2025: 15.000 triệu đồng; giai đoạn 2026-2030: 15.000 triệu đồng). Sau khi Đề án được phê duyệt, hàng năm Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên xây dựng chủ trương đầu tư, báo cáo các sở, ngành liên quan thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư để thực hiện).
– Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách huyện Thường Xuân: Dự kiến khoảng 86.700 triệu đồng, chiếm khoảng 6,63% tổng nguồn vốn của Đề án (Giai đoạn 2021-2025: 73.400 triệu đồng; giai đoạn 2026-2030: 13.300 triệu đồng).
Nguồn vốn ngân sách Trung ương: Được thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các quy định, hướng dẫn thi hành. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, định mức, tiêu chí phân bổ ngân sách Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tổng mức đầu tư công trung hạn cho tỉnh Thanh Hóa. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư; báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định.
Đối với nguồn vốn ngân sách huyện Thường Xuân: UBND huyện Thường Xuân xác định, ưu tiên, bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để đầu tư một số hạng mục hạ tầng thiết yếu, phù hợp với Luật Đầu tư công, trình HĐND huyện nghị quyết thông qua, làm cơ sở để tổ chức thực hiện; Đồng thời thực hiện kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện để đầu tư các hạng mục phù hợp của Đề án được phê duyệt.
b) Vốn kêu gọi đầu tư: Dự kiến 1.189.500 triệu đồng, chiếm 91,07% tổng nguồn vốn Đề án, bao gồm:
– Vốn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
– Vốn liên kết với các công ty kinh doanh du lịch.
– Vốn từ các nguồn thu dịch vụ đơn vị tái đầu tư.
– Vốn xã hội hóa, đóng góp của công chức, viên chức, người lao động Khu BTTN Xuân Liên, cộng đồng Nhân dân trong vùng dự án…
(Chi tiết theo Phụ biểu IV đính kèm)
7.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
– Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các tuyến, điểm du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.
– Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và nghiệp vụ truyền thông, giáo dục môi trường, tuyên truyền cho các hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên người địa phương; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên là người địa phương hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch.
7.6. Giải pháp về quy hoạch, đầu tư; phát triển sản phẩm du lịch quảng bá, xúc tiến du lịch
– Thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch chung về hạ tầng du lịch, đảm bảo nhu cầu của cộng đồng địa phương và phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Lồng ghép các mục tiêu phát triển du lịch trong khu bảo tồn gắn với quy hoạch nông thôn mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và phát huy các tài nguyên đạt hiệu quả cao hơn trong phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên phải nằm trong tổng thể quy hoạch du lịch của huyện Thường Xuân. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giám sát quy hoạch.
– Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư cho các hạng mục công trình xây dựng hạ tầng, các hạng mục công trình thiết yếu; các công trình, hoạt động còn lại trong đề án chủ yếu thực hiện thông qua thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư hoặc liên kết đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– Hàng năm, Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch theo chuyên đề; xây dựng thư viện ảnh, thư viện video, các ấn phẩm quảng bá trên trang website của Khu BTTN Xuân Liên, UBND huyện Thường Xuân và các trang web chuyên đề về du lịch cộng đồng, qua mạng Facebook, Zalo. Trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang website nổi tiếng để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm, quảng bá qua các lễ hội, sự kiện.
– Phối hợp với các công ty du lịch, các hãng lữ hành tại Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình … để thu hút du khách và tổ chức các tour du lịch tại khu bảo tồn.
– Phối hợp với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu.. để tổ chức khai thác các nhóm sản phẩm về dịch vụ khoa học, tổ chức các đợt thực tập, nghiên cứu tại khu bảo tồn.
– Phối hợp với các khu vực tư nhân tham gia các hoạt động xúc tiến như phối hợp xây dựng các chương trình, các tour, tuyến du lịch.
7.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường
– Tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch theo hướng “du lịch có trách nhiệm”, “du lịch gần gũi với thiên nhiên”, “du lịch mạo hiểm và khám phá”, “du lịch văn hóa cộng đồng” với nhiều loại hình tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng, các nhà đầu tư và khách du lịch về việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
– Các công trình, dự án đầu tư, dự án du lịch thực hiện trong phạm vi Đề án trước khi triển khai phải tuân thủ, thực hiện đầy đủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Các tuyến, điểm du lịch phải xây dựng, thực hiện phương án thu gom, xử lý nước, chất thải, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường theo quy định.
– Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các điểm du lịch theo phương thức thân thiện với môi trường. Vật liệu xây dựng là vật liệu tự nhiên, thi công theo phương án thủ công, tiết kiệm, bảo đảm tối đa yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.
– Thường xuyên theo dõi, cập nhật, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và sẵn sàng lực lượng trực gác, chữa cháy rừng khi đám cháy mới phát sinh.
– Thực thi các hoạt động để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động của du khách đến văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương và giảm thiểu sự phụ thuộc của đời sống người dân vào tài nguyên rừng đặc dụng trong khu bảo tồn.
7.8. Giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa
– Khu BTTN Xuân Liên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để thu hút du khách thăm quan, khám phá.
– Hỗ trợ cộng đồng khôi phục, duy trì và phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống, trọng tâm là các lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng như các phong tục tốt đẹp về bảo vệ rừng, gìn giữ giá trị đa dạng sinh học nhằm tạo môi trường văn hóa đặc trưng, thu hút du khách nước ngoài, du khách trong và ngoài tỉnh thăm quan.
7.9. Giải pháp về cơ chế quản lý
– Triển khai các nhiệm vụ của Đề án, phải tuân thủ, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Du lịch, Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật liên quan; phù hợp với quy định tại Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh và các Nghị quyết phát triển kinh tế – xã hội, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
– Hoạt động du lịch sinh thái tại các Khu BTTN Xuân Liên không làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái động, thực vật; không gây ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa dân tộc; không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên phải gắn chặt với quyền, nghĩa vụ và lợi ích Nhân dân địa phương; tạo ra thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng dân cư địa phương…, phát triển du lịch bền vững.
– Cơ chế quản lý, thực hiện các nhiệm vụ du lịch sinh thái tại Khu BTTN Xuân Liên dựa trên các chính sách về thuê môi trường rừng, chính sách sử dụng nguồn thu, chính sách góp vốn liên doanh – liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái… Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản, thiết yếu để thúc đẩy, phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tại Khu BTTN Xuân Liên theo kế hoạch, chương trình, dự án chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
8. Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái
– Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã và cộng đồng dân cư thôn trong quản lý về lưu trú, đảm bảo an ninh, quốc phòng đối với các hoạt động du lịch; các yếu tố an ninh trật tự, an toàn cho người tham gia; xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
– Các hoạt động xây dựng và du lịch trong khu bảo tồn tuân thủ đúng quy định theo các Nghị định của Chính phủ: số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/122017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch và các quy định khác của pháp luật liên quan.
9. Hiệu quả của đề án
9.1. Hiệu quả kinh tế
– Các hoạt động, các chương trình, dự án của Đề án là động lực thúc đẩy, góp phần tạo và tăng nguồn thu để tái đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu BTTN Xuân Liên; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương, tạo công việc, chuyển dịch lao động cho cộng đồng dân cư vùng đệm khu bảo tồn, tăng nguồn thu cho địa phương từ các hoạt động dịch vụ.
– Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa nông sản, thủy sản, mặt hàng truyền thống của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn từ nông nghiệp hay khai thác tài nguyên rừng truyền thống sang kinh tế dịch vụ, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư ở địa phương.
9.2. Hiệu quả về xã hội
– Thu hút lực lượng lao động địa phương vào hoạt động dịch vụ du lịch ở Khu BTTN Xuân Liên, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân ở các xã vùng đệm.
– Bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận các tiến bộ văn hóa mới, hạn chế các hủ tục lạc hậu, góp phần thay đổi đời sống văn hóa của cộng đồng, người dân vùng đệm.
9.3. Hiệu quả về môi trường
– Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục và diễn giải về môi trường nên khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái sẽ thúc đẩy nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ với thiên nhiên, đa dạng sinh học.
– Các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên được quan tâm đầu tư, phát huy, độ che phủ của rừng được nâng cao sẽ cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái hiệu quả hơn (giữ nước tốt hơn, điều hòa được dòng chảy, hạn chế xói mòn, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt cho cộng đồng).
10. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư:Chi tiết tại các Phụ biểu III, IV kèm theo.
Điều 2.Tổ chức thực hiện
1. Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên.
– Công bố công khai các nội dung của Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung Đề án được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này.
– Hằng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt; đề xuất xây dựng các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
– Tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ chỉ đạo và hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.
– Có các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư hợp pháp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; chủ trì, phối hợp với các nhà đầu tư để lập các dự án, tiểu dự án đầu tư và các phương án liên doanh, liên kết, kêu gọi đầu tư kết hợp bảo vệ, phát triển rừng bền vững trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
– Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất; đồng thời, chủ trì, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm và 5 năm.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
– Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên trong suốt quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của Đề án được phê duyệt, đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan.
– Chỉ đạo, tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững hàng năm, giai đoạn với thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này.
– Phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, trình, thẩm định các dự án đầu tư phát triển tại các phân khu du lịch theo quy định; hỗ trợ khu BTTN Xuân Liên trong việc thu hút, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư thực hiện hiệu các các nội dung, hoạt động của Đề án được phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan tham mưu, cân đối, bố trí nguồn vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và thẩm định chủ trương đầu tư để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo nội dung đề án được phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan để tham mưu, báo cáo UBND, HĐND tỉnh cân đối các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch ngân sách hàng năm và nguồn vốn lồng ghép do ngân sách tỉnh bố trí theo quy định để thực hiện hiệu quả các nội dung được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này theo đúng quy định.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Thường Xuân và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên, các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử trong khu bảo tồn; lồng ghép kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại Khu BTTN Xuân Liên và kiểm tra, xử lý vi phạm đối với dự án đầu tư không đúng quy hoạch; thực hiện quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước về đánh giá tác động môi trường đối với các công trình, dự án khi thực hiện; xử lý nghiêm minh những hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái theo quy định.
7. Sở Xây dựng phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên chấp hành, triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn; quản lý hoạt động xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khu vực biên giới; quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài đăng ký làm thủ tục vào khu vực biên giới quốc gia theo quy định; đảm bảo an ninh biên giới và an toàn cho du khách khi vào khu vực biên giới theo đúng quy định của pháp luật.
9. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao để phối hợp, theo dõi, hỗ trợ Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, khai thác hoạt động du lịch sinh thái theo nội dung Đề án được phê duyệt.
10. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 3 theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Thường Xuân để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt.
11. Ủy ban Nhân dân huyện Thường Xuân chỉ đạo UBND các xã trong vùng quy hoạch Khu BTTN Xuân Liên phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, và các ngành có liên quan hỗ trợ Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên thúc đẩy kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn huyện; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng quy định của pháp luật.
12. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên tiếp cận, quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên. Tăng cường hỗ trợ, đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, kỹ năng phục vụ hoạt động du lịch cho cán bộ, cộng đồng tại địa phương; vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành xây dựng các chương trình du lịch và tăng cường liên kết với các đơn vị lữ hành của các tỉnh, thành phố để khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên, hình thành các chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch để thu hút du khách.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên Xuân Liên và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:– Như Điều 3, QĐ; – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/cáo); – Bộ Tài chính (b/cáo); – Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/cáo); – Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/cáo); – Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (b/cáo); – Các đơn vị có liên quan; – Lưu VT, NN, KTTC. (MC101.11.20)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Quyền
Phụ biểu I: Vị trí, quy mô các điểm du lịch
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT
Các điểm du lịch
Tổng diện tích (ha)
Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng
Đất quảng trường, sân bãi, hạ tầng kỹ thuật khác
Đất rừng tự nhiên phục vụ du lịch
Mặt nước
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
1
Điểm trung tâm Du khách
145,0
0,90
0,62
7,49
5,17
134,61
92,83
2,0
1,38
2
Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
437,0
6,00
1,37
14,4
3,30
416,0
95,33
3
Điểm cứu hộ động vật bán hoang dã Sông Khao
50,0
0,09
0,18
0,95
1,90
48,96
97,92
4
Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
230,7
1,60
0,69
4,80
2,08
224,30
97,23
5
Điểm trình diễn mô hình rừng
175,0
0,2
0,05
174,8
99,50
6
Điểm du lịch thác Yên
165,0
2,27
1,37
5,44
3,30
157,30
95,33
7
Điểm du lịch Hón Can
123,8
6,19
5,00
12,38
10,00
105,23
85,00
8
Điểm du lịch thác Thiên Thủy
9,50
0,09
0,95
0,28
2,95
9,13
96,11
9
Đỉnh Pù Gió
5,0
0,2
4,0
4,80
96,00
10
Rừng nguyên sinh bản Vịn
5,0
0,2
4,0
4,80
96,00
Phụ biểu II: Tổng hợp các công trình đầu tư xây dựng phục vụ du lịch
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT
Hạng mục
Quy mô xây dựng các công trình
A
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
I
Điểm trung tâm du khách
1
Khu liên hợp Hành chính – dịch vụ
– Dự án xây dựng Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng Xuân Liên: Công trình nhà cấp III, 03 tầng gồm các khu chức năng: Khu văn phòng làm việc 200m2; khu diễn giải giáo dục môi trường 300m2 (Sa bàn, mô hình diễn giải); phòng chiếu phim tuyên truyền kết hợp hội nghị, hội thảo; khu nhà khách lưu trú kết hợp nhà hàng ẩm thực; khu trưng bầy và bán đồ lưu niệm: 100 m2)
– Hệ thống các công trình phụ trợ gồm: Sửa chữa nâng cấp khu làm việc, mua sắm các hạng mục phụ trợ Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên; cổng vào khu bảo tồn; nhà vệ sinh công cộng; bãi đỗ xe; cải tạo cảnh quan, cây xanh ven đường giao thông trên tuyến đường từ Ban quản lý khu bảo tồn đi vào Bến thuyền Hồ Cửa Đạt và đi Trạm Kiểm lâm Sông Khao (18,5km); trồng cây tạo cảnh quan tại phân khu dịch vụ hành chính khu bảo tồn.
2
Vườn thực vật
Dự án trồng sưu tập Vườn thực vật các loài cây bản địa với diện tích 100ha (trồng 3 km hàng rào cây xanh và sưu tập, trồng 200 loài thực vật bản địa có giá trị nguồn gen, đa dạng sinh học và cảnh quan).
3
Hồ sinh thái
– Dự án nạo vét lòng Hồ chứa nước sinh thái tạo cảnh quan cho du lịch và tạo nguồn nước phục vụ phòng cháy, qui mô 2ha
– Dự án xây dựng cầu bến thuyền và bậc tam cấp Hồ chứa nước sinh thái
4
Bến thuyền Cửa Đạt
– Dự án xây dựng bến thuyền Cửa Đạt: Kè bê tông, chiều dài 300m; cầu bến thuyền theo mực nước dâng; bãi đỗ xe với diện tích 500m2; khu neo đậu, tránh trú mùa mưa bão.
– Dự án xây dựng Trạm cứu hộ, cứu nạn bến thuyền Cửa Đạt: Công trình nhà cấp IV, diện tích 100m2.
– Dự án xây dựng nhà nghỉ chân chờ đón khách khu bến thuyền Cửa Đạt: Công trình nhà cấp IV, diện tích 150m2, sức chứa 100 khách.
– Dự án xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn theo quy hoạch của ngành du lịch.
II
Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
1
Dự án làng du lịch sinh thái
Qui mô 18 ha, gồm:
– Đầu tư 30-35 căn hộ sinh thái biệt lập (Nhà lắp ghép bằng khung thép tiền chế, chiều cao không quá 1,5 tầng, gồm 2-3 phòng ngủ khép kín, 01 phòng khách, 01 phòng bếp, 01 nhà vệ sinh chung, diện tích xây dựng 50m2, khuôn viên 0,5ha).
– 01 Khu nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Kiến trúc nhà sàn truyền thống người dân tộc Thái gồm 03 dãy nhà bố trí hình chữ U, khuôn viên sân chơi nằm ở giữa khu nhà.
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…).
2
Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm hội nghị, nhà hàng ẩm thực, spa chăm sóc sức khỏe
Quy mô 30 ha gồm:
– 15 nhà nghỉ sinh thái biệt lập: Quy mô xây dựng cao không quá 2,5 tầng, gồm 3-4 phòng ngủ khép kín, 01 phòng khách, 01 phòng bếp, 01 nhà vệ sinh chung, tổng diện tích sàn 200-250m2.
– 01 khu nhà hàng ẩm thực: Quy mô xây dựng cao không quá 2 tầng, tổng diện tích sàn không quá 660m2.
– 01 khu trung tâm quản lý điều hành kết hợp nhà hội nghị, hội thảo: Quy mô xây dựng 01 tầng, sức chứa từ 300-500 chỗ ngồi, tổng diện tích sàn không quá 1.500m2 và khuôn viên có bể bơi, và hồ sinh thái rộng 3ha.
– 01 Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm thuốc, quy mô xây dựng 2 tầng, diện tích sàn 500m2.
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, bến thuyền, nhà vệ sinh công cộng…).
– Ga xuất phát tuyến cáp treo Pù Gió: Qui mô xây dựng 2.000m2 bao gồm trụ cột, nhà ga và các công trình phụ trợ.
3
Dự án Khu cắm trại và khu vui chơi suối thác Hón Bố
– Cải tạo khai thác điểm suối thác Hón Bố qui mô 2,4 ha, chiều dài 1,2 km thành khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá.)
– Xây dựng khu cắm trại picnic, qui mô 5ha
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng….).
III
Điểm cứu hộ động vật bán hoang dã Sông Khao
– Dự án nâng cấp xây dựng khu nhà quản lý điều hành, nhà chế biến thức ăn quy mô 0,2 ha;
– Dự án xây dựng khu chăn thả động vật bán hoang dã gồm:
+ Xây dựng 05 tiểu phân khu: Cứu hộ; chăn thả bán hoang dã Họ Gấu; chăn thả bán hoang dã Họ Linh trưởng; chăn thả bán hoang dã Họ Trĩ; chăn thả bán hoang dã Họ Móng guốc và cứu hộ bán hoang dã Họ Rùa.
+ Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hàng rào điện (1,5km); đường đi bộ nội khu; nhà lưới; hệ thống cấp nước; hệ thống điện năng lượng mặt trời; tháp quan sát (01 tháp); bến thuyền (01 bến); nhà vệ sinh công cộng…
IV
Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (Resort)
Quy mô 230,7 ha các hạng mục xây dựng gồm:
– 15 biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang: Quy mô xây dựng cao không quá 2,5 tầng, gồm 4-5 phòng ngủ khép kín, 01 phòng khách, 01 phòng bếp, 01 nhà vệ sinh chung, tổng diện tích sàn 350-400m2.
– 01 khu nhà quản lý điều hành kết hợp khu nhà hàng cao cấp: Quy mô xây dựng cao không quá 2 tầng, tổng diện tích sàn không quá 800m2.
– 01 trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm thuốc, quy mô xây dựng 2 tầng, diện tích sàn 500m2.
– 01 khu liên hợp thể dục, thể thao gồm: 01 nhà thi đấu đa năng quy mô 1.000 chỗ ngồi có khán đài; 01 sân tennit ngoài trời không có khán đài; 01 bể bơi ngoài trời, diện tích 1.000m2; 01 sân bóng đá mini không có khán đài.
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bến thuyền, nhà vệ sinh công cộng.)
– Ga chuyển tiếp số 1 tuyến cáp treo Pù Gió: Qui mô xây dựng 2.000m2 bao gồm: Trụ cột, nhà ga và các công trình phụ trợ.
V
Điểm trình diễn mô hình rừng
1
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lấy quả
Quy mô 48 ha, các loài cây trồng bổ sung như: Sấu, Trám, Tai chua, Vả, Xoài, Dâu da đất, …
2
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lấy đồ uống
Quy mô 15 ha, các loài cây trồng bổ sung như: Chè san, Chè hoa vàng, Chè đắng, Cây lá Vối, ….
3
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lấy dầu và dược liệu
Quy mô 50 ha, các loài cây trồng bổ sung như: Quế, Hồi, Vù hương, Gió trầm, …
4
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lấy gia vị
Quy mô 12 ha, các loài cây trồng bổ sung như: Giổi ăn hạt, Mắc mật, …
5
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây cảnh quan (Trồng tập trung hoặc trồng theo đường đồng mức Cost 121)
Quy mô 30 ha, các loài cây trồng bổ sung như: Vàng anh, Lim xẹt, Bằng lăng, Sau sau, Muồng hoàng yến, Lộc vừng, Hoa đào, Hoa ban..
6
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lấy rau
Quy mô 20 ha, các loài cây trồng bổ sung như: Rau sắng, Chân chim, Bương, Tre bát độ, ….
7
Khu rừng cắm trại
Cải tạo khu rừng cắm trại quy mô 5ha, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bến thuyền, nhà vệ sinh công cộng.).
VI
Điểm du lịch thác Yên
1
Dự án khu nhà nghỉ Bungalow sinh thái, nhà hàng ẩm thực, spa chăm sóc sức khỏe
Quy mô 150 ha gồm:
– 15 nhà nghỉ sinh thái biệt lập theo kiến trúc Bungalow: Quy mô xây dựng cao 2 tầng, gồm 02 phỏng ngủ khép kín, 01 phòng khách, 01 phòng bếp, 01 nhà vệ sinh chung, tổng diện tích sàn 80m2/nhà
– 01 khu nhà quản lý điều hành kết hợp nhà hàng ẩm thực: Quy mô xây dựng cao không quá 2 tầng, tổng diện tích sàn không quá 500m2.
– 01 trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm khoáng, diện tích sàn 500m2 và khuôn viên có bể bơi, và khu vực bãi tắm khoáng với hồ sinh thái rộng 3ha.
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bến thuyền, nhà vệ sinh công cộng.)
– Ga chuyển tiếp số 2 tuyến cáp treo Pù Gió: Qui mô xây dựng 2.000m2 bao gồm: Trụ cột, nhà ga và các công trình phụ trợ.
2
Khu cắm trại và khu vui chơi tắm suối thác Yên
– Cải tạo khu rừng cắm trại quy mô 05ha;
– Cải tạo khai thác điểm suối thác Hón Yên tạo khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá.)
– Đường giao thông nội vùng (đường đi bộ rộng 1,2m, kết cấu bê tông xi măng) và hệ thống các công trình phụ trợ (bến thuyền, nhà vệ sinh công cộng…)
3
Khu Đền mẫu
Diện tích quy hoạch khoảng 5ha bao gồm phục hồi trồng bổ sung cây Hoa ban và công trình Đền Mẫu (300m2) theo kiến trúc cổ xưa, đường đi bộ lên xuống và các công trình phụ trợ.
VII
Điểm du lịch Hón Can
Dự án Khu nghỉ sinh thái Homestay, quy mô: 123,8ha gồm:
– 15 nhà nghỉ sinh thái Homestay kiến trúc nhà sàn truyền thống của người dân tộc Thái, tầng 2 bố trí phòng lưu trú, tầng 1 bố trí không gian sinh hoạt chung, quầy bar, nhà vệ sinh, diện tích xây dựng 90m2, khuôn viên 0,5ha.
– 01 khu nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng kết hợp nhà hàng ẩm thực: Kiến trúc nhà sàn truyền thống người dân tộc Thái gồm 03 dãy nhà bố trí hình chữ U, khuôn viên sân chơi nằm ở giữa khu nhà.
– 01 trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm khoáng, diện tích sàn 500m2 và khuôn viên và khu vực bãi tắm khoáng có bể bơi ngoài trời.
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…)
VIII
Điểm du lịch thác Thiên Thủy
– Dự án khu nhà chờ đón khách kết hợp nhà quản lý điều hành tour: Công trình nhà cấp IV, diện tích 150m2, sức chứa 100 khách và các phòng chức năng
– Cải tạo khai thác điểm suối thác Thiên Thủy qui mô 9,5 ha, chiều dài 3,5 km thành khu cắm trại picnic và khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá…).
– Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…).
IX
Đỉnh Pù Gió
– Điểm vọng cảnh Cột cờ chiến thắng đỉnh Pù Gió (phục dựng di tích trận địa pháo phòng không trong kháng chiến chống Mỹ)
– Cải tạo khu rừng cắm trại, quy mô 5ha và hệ thống các công trình phụ trợ (nhà vệ sinh công cộng.)
– Ga đích tuyến cáp treo Pù Gió: Qui mô xây dựng 2.000m2 bao gồm: Trụ cột, nhà ga và các công trình phụ trợ.
X
Rừng nguyên sinh bản Vịn
– Cải tạo khu rừng cắm trại, quy mô 5,0 ha
– Đường giao thông nội vùng (đường đi bộ rộng 1,2m kết cấu nền đất, lát tấm đan bê tông xi măng) và hệ thống các công trình phụ trợ (lều trú chân, nhà vệ sinh công cộng.)
XI
Tuyến du lịch ngược dòng Sông Chu
– Xây dựng 07 lều nghỉ chân trên tuyến đường đi bộ vào Vườn thực vật, diện tích 15m2/lều
– Xây dựng 01 tháp quan sát cảnh quan ven hồ Cửa Đạt kết hợp quan sát tìm kiếm cứu và quản lý bảo vệ cháy rừng
XII
Tuyến du lịch Dã ngoại thác Yên
– Xây dựng 03 lều nghỉ chân trên tuyến đường đi bộ thác Yên, diện tích 15m2/lều
– Xây dựng 01km hàng rào bảo vệ du khách trên tuyến đường đi bộ vào thác Yên, bảng chỉ dẫn, biển báo nguy hiểm
– Xây dựng 01km đường đi bộ xung quanh khu vực thác Yên có hàng rào bảo hiểm
– Xây dựng 01 điểm check in thác Yên
XIII
Tuyến du lịch sinh thái thác Thiên Thủy – đỉnh Pù Gió
– Xây dựng 10 lều nghỉ chân cho du khách trên tuyến du lịch Hón Can – thác Thiên Thủy, diện tích 15m2/lều
– Xây dựng 01km đường đi bộ và hàng ràng bảo vệ, bảng chỉ dẫn nguy hiểm quanh thác Thiên Thủy
– Xây dựng 01 điểm check in thác Thiên Thủy
– Xây dựng 04 bảng chỉ dẫn, biển báo trên tuyến du lịch chinh phục đỉnh Pù Gió
– Xây dựng 01 tháp quan sát cảnh quan kết hợp theo dõi tập tính động vật trên đỉnh Pù Gió
– Xây dựng 01 điểm check in đỉnh Pù Gió
XIV
Khám phá rừng nguyên sinh Bản Vịn
– Xây dựng 01 hệ thống bảng chỉ dẫn, biển báo trên tuyến du lịch rừng nguyên sinh bản Vịn (03 bảng)
– Xây dựng 5 lều nghỉ chân trên tuyến đường đi bộ khám phá rừng nguyên sinh bản Vịn, diện tích 15m2/lều
– Xây dựng 02 tháp quan sát cảnh quan trong rừng nguyên sinh bản Vịn kết hợp theo dõi tập tính động vật
– Xây dựng 01 điểm check in cây di sản Việt Nam
– Cải tạo và nâng cấp 10,2km đường đi bộ đến khu vực và quần thể cây di sản
– Xây dựng 01km đường tiếp nối lên quần thể cây Di sản
XV
Tuyến du lịch cáp treo đỉnh Pù Gió
– Đường cáp treo với chiều dài tuyến là 10,4km có 04 trụ với tổng diện tích 8.000m2; diện tích xây dựng mỗi trụ cột là 2.000m2 (bao gồm diện tích xây trụ cột, nhà ga và các công trình phụ trợ).
– Tuyến có ga xuất phát từ chân núi Pù Mòn thuộc Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (ở độ cao 250m) đi qua hồ Cửa Đạt chiều dài 2,4km đến ga chuyển tiếp số 1(ở độ cao 220m) thuộc Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort), đi tới ga chuyển tiếp thứ 2 tại đỉnh thác Yên với chiều dài 4,7km và độ cao 400m và lên ga đích đỉnh Pù Gió (chiều dài 3,3km ở độ cao 1.500m)
XVI
Điểm du lịch cộng đồng thôn Thanh Xuân
Lựa chọn, cải tạo 15 ngôi nhà sàn phát triển loại hình du lịch Homestay
XVII
Điểm du lịch cộng đồng thôn Hang Cáu
Lựa chọn, cải tạo 15 ngôi nhà sàn phát triển loại hình du lịch Homestay
XVIII
Điểm du lịch cộng đồng bản Vịn
Lựa chọn, cải tạo 15 ngôi nhà sàn phát triển loại hình du lịch Homestay
XIX
Điểm du lịch cộng đồng bản Đục
Lựa chọn, cải tạo 15 ngôi nhà sàn phát triển loại hình du lịch Homestay
B
CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1
Tuyến đường mòn đi bộ từ thôn Quặn, xã Vạn Xuân đi đỉnh Pù Gió
Chiều dài 15km, Bn = 1,5m kết cấu đất lát tấm đan bê tông cốt thép dày 7cm x rộng 0,4m x dài 1,2m
2
Đường nối tiếp tuyến đường Tả ngạn đập Cửa Đạt đi Trạm Kiểm lâm Sông Khao
Chiều dài 6km, kết cấu đường bê tông xi măng rộng 3,5 đường cấp IV miền núi
3
Nâng cấp đường từ Trạm Bảo vệ rừng Hón Can đi thác Thiên Thủy
Chiều dài 15km, Bn = 2,5m kết cấu đường bê tông xi măng rộng 1,2m
4
Đường từ bến thuyền Đập Cửa Đạt đi Trạm Kiểm lâm Cửa Đạt
Chiều dài 1km, kết cấu đường bê tông xi măng rộng 3,5 đường cấp IV miền núi
5
Đường ven hồ từ đập chính Cửa Đạt đi đập phụ Hón Can
Chiều dài 6km, kết cấu đường BTXM rộng 3,5 đường cấp IV miền núi
10
Đường tuần tra phục vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, nghiên cứu tập tính động vật, kết hợp tham quan du lịch-điểm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật bán hoang dã
Chiều dài 5km, Bn = 2,5m kết cấu đường BTXM rộng 1,2m
11
Đường đi bộ xung quanh khu vực Thác Yên có hàng rào bảo hiểm
Chiều dài 2km, Bn = 2,5m kết cấu đường bê tông xi măng rộng 1,2m có hàng rào bảo vệ
12
Cải tạo và nâng cấp đường đi bộ đến khu vực và quần thể cây di sản
Cải tạo, duy tu, bảo dưỡng đường đi bộ đến khu vực và quần thể cây di sản chiều dài 6km, Bn = 1,5m kết cấu đất lát tấm đan bê tông cốt thép dày 7cm x rộng 0,4m x dài 1,2m
13
Xây dựng đường tiếp nối lên quần thể cây Di sản
Chiều dài 1km, Bn = 1,5m kết cấu đất lát tấm đan bê tông cốt thép dày 7cm x rộng 0,4m x dài 1,2m
14
Cầu bến thuyền và bậc tam cấp Hồ chứa nước sinh thái tạo cảnh quan cho du lịch và tạo nguồn nước phục vụ phòng cháy
Hệ thống cầu và bậc tam cấp bê tông cốt thép
15
Xây dựng 4 bến thuyền (Thác Yên; Trạm Kiểm lâm Sông Khao; điểm cứu hộ động vật; điểm sinh thái nghỉ dưỡng)
Bến thuyền bê tông cốt thép, đảm bảo hoạt động ra vào an toàn cho phương tiện đến 100 chỗ ngồi
C
CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1
Hệ thống cấp điện – thông tin liên lạc
–
Trạm biến áp công suất 50KVA-35/0,4KV cấp điện cho điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
02 trạm biến áp công suất 50KVA-35/0,4KV
–
Đường dây tải điện từ khu đón tiếp đến ngã ba sông khao và sông Chu.
20 km
–
Hệ thống điện năng lượng mặt trời cho thác Yên, thác Thiên Thủy, đỉnh Pù Gió, Trạm Kiểm lâm Sông Khao, Hón Mong, nhà nổi trạm Cửa Đạt.
06 hệ thống (80m2 pin cấp nguồn 10KW/hệ thống)
–
Trạm viễn thông
Xây dựng 03 trạm tại: Ngã ba Sông Khao và Sông Chu; làng Giăng thuộc xã Xuân Liên cũ; ngã ba Hón Mong cạnh đường Quốc lộ Tây Thanh Hóa – Nghệ An.
2
Hệ thống cấp nước
–
Hệ thống cấp nước sạch tự chảy cho điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và điểm nghỉ dưỡng cao cấp.
6km đường ống dẫn nước từ các khe suối về bể tập trung HDPE D60-90 và hệ thống 04 bể chứa
–
Hệ thống nước sạch và bể chứa nước phục vụ điểm cứu hộ, chăn thả động vật hoang dã
1km đường ống dẫn nước từ máy bơm về bể tập trung HDPE D60-90 và hệ thống 01 bể chứa, máy bơm 300 m3/h, bơm cao trên 100m.
3
Vệ sinh môi trường
–
Bãi thu gom chất thải rắn trung gian tại điểm trung tâm du lịch sinh thái để chuyển xử lý tại khu xử lý của thị trấn Cửa Đạt và xây tường bao quanh
Xây dựng 04 bãi trung chuyển tại các điểm: Trung du khách; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; cứu hộ kết hợp chăn thả động vật bán hoang dã và nghỉ dưỡng cao cấp
–
Trang bị các thùng rác thải đặt tại các tuyến du lịch
Trung bình 0,5km/thùng đựng rác thải
Phụ biểu số III: Danh mục các dự án, hạng mục kêu gọi đầu tư
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
TT
Dự án
ĐVT
Số lượng
I
Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
1
Dự án làng du lịch sinh thái
–
Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình
Nhà
35
–
Khu nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng kết hợp nhà hàng ẩm thực
Nhà
1
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…)
Khu
1
2
Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm hội nghị, nhà hàng ẩm thực, spa chăm sóc sức khỏe
–
Nhà nghỉ sinh thái biệt lập
Nhà
15
–
Khu nhà hàng ẩm thực
Khu
1
–
Khu trung tâm quản lý điều hành kết hợp nhà hội nghị, hội thảo
Khu
1
–
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm thuốc
Khu
1
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng.)
Khu
1
3
Bến thuyền khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
Bến thuyền
1
4
Dự án Khu cắm trại và khu vui chơi suối thác Hón Bố
–
Cải tạo khai thác điểm suối thác hón Bố qui mô 2,4 ha, chiều dài 1,2 km thành khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá.)
Khu
1
–
Xây dựng khu cắm trại picnic, qui mô 5ha
Khu
1
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng.)
Khu
1
II
Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort)
1
Biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang
Nhà
15
2
Khu nhà quản lý điều hành kết hợp khu nhà hàng cao cấp
Khu
1
3
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm thuốc
Khu
1
4
Khu liên hợp thể dục, thể thao
Khu
1
5
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ
Khu
1
6
Bến thuyền Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort)
Bến thuyền
1
7
Hệ thống cấp điện cho Khu nghỉ dưỡng cao cấp (Đường dây tải và Trạm biến áp)
Hệ thống
1
III
Điểm du lịch thác Yên
1
Dự án khu nhà nghỉ Bungalow sinh thái, nhà hàng ẩm thực, spa chăm sóc sức khỏe
–
Bungalow nghỉ dưỡng sinh thái
Nhà
15
–
Khu nhà quản lý điều hành kết hợp nhà hàng ẩm thực
Khu
1
–
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm khoáng
Khu
1
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ
Khu
1
–
Bến thuyền Khu du lịch nghỉ dưỡng thác Hón Yên
Bến thuyền
1
2
Khu cắm trại và khu vui chơi tắm suối thác Yên
–
Cải tạo khai thác điểm suối thác Hón Yên thành khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá…)
Khu
1
–
Xây dựng khu cắm trại picnic Hón Yên, qui mô 5ha
Khu
1
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ
Khu
1
3
Dự án Khu Đền Mẫu
–
Khu Đền Mẫu
Khu
1
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (nhà vệ sinh công cộng.)
Khu
1
IV
Điểm du lịch Hón Can
1
Nhà nghỉ sinh thái Homestay kiến trúc nhà sàn truyền thống của người dân tộc Thái
Nhà
15
2
Khu nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng kết hợp nhà hàng ẩm thực
Nhà
1
3
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm khoáng
Trung tâm
1
4
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng.)
Khu
1
V
Điểm du lịch thác Thiên Thủy
1
Dự án khu nhà chờ đón khách kết hợp nhà quản lý điều hành tour
Nhà
1
2
Dự án Cải tạo khai thác điểm suối thác Thiên Thủy qui mô 9,5 ha, chiều dài 3,5 km thành khu cắm trại picnic và Khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá.)
Dự án
1
3
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng.)
Khu
1
VI
Đỉnh Pù Gió
1
Dự án Điểm vọng cảnh Cột cờ chiến thắng đỉnh Pù Gió (phục dựng di tích trận địa pháo phòng không trong kháng chiến chống Mỹ)
Dự án
1
2
Dự án cải tạo khu rừng cắm trại, quy mô 5ha và hệ thống các công trình phụ trợ (nhà vệ sinh công cộng.)
Dự án
1
VII
Tuyến du lịch ngược dòng Sông Chu
1
Đóng mới, cải tạo, nâng cấp thuyền du lịch tại hồ Cửa Đạt (thuyền 30 chỗ ngồi), phát triển dịch vụ du thuyền Hồ Cửa Đạt
Cái
10
2
Đóng mới, cải tạo, nâng cấp thuyền du lịch hạng sang tại hồ Cửa Đạt (thuyền 100 chỗ ngồi), phát triển dịch vụ du thuyền Hồ Cửa Đạt
Cái
5
3
Cải tạo và nâng cấp 15 ngôi nhà sàn hộ gia đình tại thôn Thanh Xuân kinh doanh du lịch Homestay
Nhà
15
VIII
Tuyến du lịch sinh thái thác Thiên Thủy – đỉnh Pù Gió
1
Cải tạo và nâng cấp 15 ngôi nhà hộ gia đình tại thôn Hang Cáu, kinh doanh du lịch Homestay
Nhà
15
IX
Tuyến du lịch khám phá rừng nguyên sinh bản Vịn
1
Cải tạo và nâng cấp 30 ngôi nhà sàn hộ gia đình tại thôn Đục (15 nhà) và thôn Vịn (15 nhà) kinh doanh du lịch Homestay
Nhà
30
X
Tuyến du lịch cáp treo đỉnh Pù Gió: Đường cáp treo với chiều dài tuyến là 10,4 có 04 trụ và 03 nhà ga
Dự án
1
Phụ biểu số IV: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu BTTN Xuân Liên
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
TT
Hạng mục
Tổng nhu cầu nguồn vốn
Giai đoạn 2021-2025
Giai đoạn 2026-2030
Tổng cộng
Ngân sách nhà nước
Nguồn xã hội hóa
Tổng cộng
Ngân sách nhà nước
Nguồn xã hội hóa
Cộng
Ngân sách tỉnh
Ngân sách TW và huyện
Cộng NSNN
Ngân sách tỉnh
Ngân sách TW và huyện
A
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.302.700
997.350
87.350
13.950
73.400
910.000
305.350
25.850
12.550
13.300
279.500
I
Điểm trung tâm du khách
51.950
49.350
49.350
8.800
40.550
2.600
2.600
1.600
1.000
1
Dự án Khu liên hợp hành chính – dịch vụ
19.150
18.150
18.150
6.000
12.150
1.000
1.000
1.000
–
Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng: Khu văn phòng làm việc; sa bàn mô phỏng các tuyến điểm du lịch Khu BTTN Xuân Liên; khu trưng bày bán hàng lưu niệm; khu chiếu phim tuyên truyền giáo dục môi trường kết hợp hội nghị, hội thảo.
8.000
8.000
8.000
1.600
6.400
–
Khu nhà khách Trung tâm khu bảo tồn
5.000
5.000
5.000
5.000
–
Sửa chữa nâng cấp khu làm việc, mua sắm các hạng mục phụ trợ Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên
2.800
2.800
2.800
2.800
–
Cổng vào khu bảo tồn
500
500
500
500
–
Cải tạo cảnh quan, cây xanh ven đường giao thông trên tuyến đường từ Ban quản lý khu bảo tồn đi vào Bến thuyền Hồ Cửa Đạt và đi Trạm Kiểm lâm Sông Khao
1.850
1.850
1.850
1.100
750
–
Trồng cây tạo cảnh quan tại phân khu dịch vụ hành chính khu bảo tồn
1.000
–
–
1.000
1.000
1.000
2
Dự án xây dựng Vườn thực vật
7.100
7.000
7.000
2.500
4.500
100
100
100
–
Trồng sưu tập vườn thực vật các loài cây bản địa (100 ha) và hàng rào xanh bao quanh
7.000
7.000
7.000
2.500
4.500
–
Nhà vệ sinh công cộng trên tuyến đường đi bộ Vườn thực vật (01 nhà, diện tích xây dựng 10m2/nhà)
100
100
100
100
3
Dự án Hồ sinh thái
1.800
1.800
1.800
1.800
–
Dự án nạo vét lòng Hồ chứa nước sinh thái tạo cảnh quan cho du lịch và tạo nguồn nước phục vụ phòng cháy, qui mô 2ha
800
800
800
800
–
Dự án xây dựng cầu bến thuyền và bậc tam cấp Hồ chứa nước sinh thái
1.000
1.000
1.000
1.000
4
Dự án Khu bến thuyền Cửa Đạt
12.300
10.800
10.800
300
10.500
1.500
1.500
1.500
–
Dự án Xây dựng bến thuyền Cửa Đạt: Kè bê tông, chiều dài 300m; cầu bến thuyền theo mực nước dâng; Bãi đỗ xe: Diện tích 500m2; khu neo đậu, tránh trú mùa mưa bão.
8.000
8.000
8.000
8.000
–
Dự án xây dựng nhà nghỉ chân chờ đón khách khu bến thuyền Cửa Đạt: Công trình nhà cấp IV, diện tích 150m2, sức chứa 100 khách
1.500
1.500
1.500
1.500
–
Dự án xây dựng trạm cứu hộ, cứu nạn bến thuyền Cửa Đạt: Công trình nhà cấp IV, diện tích 100m2
1.000
1.000
1.000
1.000
–
Dự án Xây dựng nhà vệ sinh công cộng Đạt chuẩn theo quy hoạch của ngành Du lịch
300
300
300
300
5
Bãi thu gom chất thải rắn trung gian tại Khu trung tâm du lịch sinh thái để chuyển xử lý tại khu xử lý của thị trấn Cửa Đạt và xây tường bao quanh.
1.500
1.500
1.500
1.500
6
Hệ thống đường giao thông kết nối
11.600
11.600
11.600
11.600
–
Đường từ bến thuyền đập Cửa Đạt đi Trạm Kiểm lâm Cửa Đạt
2.000
2.000
2.000
2.000
–
Đường nối tiếp tuyến đường Tả ngạn đập Cửa Đạt đi Trạm Kiểm lâm Sông Khao
9.600
9.600
9.600
9.600
II
Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
304.800
219.800
7.800
800
7.000
212.000
85.000
85.000
1
Lập quy hoạch định hướng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
800
800
800
800
–
2
Dự án làng du lịch sinh thái
107.500
70.000
70.000
37.500
37.500
–
Nhà ở sinh thái quy mô hộ gia đình
87.500
50.000
50.000
37.500
37.500
–
Khu nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng kết hợp nhà hàng ẩm thực
10.000
10.000
10.000
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…)
10.000
10.000
10.000
3
Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm hội nghị, nhà hàng ẩm thực, spa chăm sóc sức khỏe
117.500
95.000
95.000
22.500
22.500
–
Nhà nghỉ sinh thái biệt lập
52.500
35.000
35.000
17.500
17.500
–
Khu nhà hàng ẩm thực
10.000
10.000
10.000
–
Khu trung tâm quản lý điều hành kết hợp nhà hội nghị, hội thảo
25.000
25.000
25.000
–
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm thuốc
15.000
15.000
15.000
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…).
15.000
10.000
10.000
5.000
5.000
4
Bến thuyền khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
2.000
2.000
2.000
–
–
5
Dự án Khu cắm trại và khu vui chơi suối thác Hón Bố
70.000
45.000
45.000
25.000
25.000
–
Cải tạo khai thác điểm suối thác hón Bố qui mô 2,4 ha, chiều dài 1,2 km thành khu vui chơi giải trí tổng hợp (thể thao nước, máng trượt, Zipline, đua xe địa hình, tàu lượn, tham quan, check in, câu cá…)
50.000
30.000
30.000
20.000
20.000
–
Xây dựng khu cắm trại Picnic, qui mô 5ha
10.000
10.000
10.000
–
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ (bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…)
10.000
5.000
5.000
5.000
5.000
6
Hệ thống cấp điện cho Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (Đường dây và Trạm biến áp)
7.000
7.000
7.000
7.000
III
Điểm cứu hộ động vật bán hoang dã Sông Khao
8.575
5.650
5.650
800
4.850
2.925
2.925
300
2.625
1
Lập quy hoạch định hướng tỷ lệ 1/2000 khu cứu hộ động vật bán hoang dã Sông Khao
800
800
800
800
2
Dự án nâng cấp xây dựng khu nhà quản lý điều hành, nhà chế biến thức ăn quy mô 0,2 ha
3.000
3.000
3.000
3.000
3
Hàng rào điện
1.125
1.125
1.125
1.125
4
Bến thuyền khu chăn thả động vật bán hoang dã
500
500
500
500
5
Đường đi bộ nội vùng khu chăn thả động vật bán hoang dã
1.500
1.500
1.500
1.500
6
Hệ thống cấp nước phục vụ khu cứu hộ, chăn thả động vật bán hoang dã
1.350
1.350
1.350
1.350
7
Hệ thống điện năng lượng mặt trời cho khu chăn thả động vật bán hoang dã Sông Khao
300
300
300
300
IV
Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort)
222.400
156.900
10.400
800
9.600
146.500
65.500
65.500
1
Lập quy hoạch định hướng tỷ lệ 1/2000 khu nghỉ dưỡng cao cấp
800
800
800
800
2
Biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang
105.000
70.000
70.000
35.000
35.000
3
Khu nhà quản lý điều hành kết hợp Khu nhà hàng cao cấp
15.000
10.500
10.500
4.500
4.500
4
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (spa) phục vụ dịch vụ xông hơi, massager, tắm thuốc
15.000
9.000
9.000
6.000
6.000
5
Khu liên hợp thể dục, thể thao
35.000
25.000
25.000
10.000
10.000
6
Khuôn viên cảnh quan, đường giao thông nội vùng và hệ thống các công trình phụ trợ
30.000
20.000
20.000
10.000
10.000
7
Bến thuyền Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (resort)
2.000
2.000
2.000
8
Hệ thống cấp điện cho Khu nghỉ dưỡng cao cấp (đường dây và Trạm biến áp)
10.000
10.000
10.000
9
Đường ven hồ từ đập chính Cửa Đạt đi đập phụ Hón Can
9.600
9.600
9.600
9.600
V
Điểm trình diễn mô hình rừng
5.025
1.350
1.350
1.350
3.675
3.675
1.500
2.175
1
Cải tạo phục hồi rừng có trồng bổ sung cây lấy quả
720
720
720