Để đạt được mục tiêu đạt 5,5 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong số đó, khách nội địa đạt 5,35 triệu lượt, khách quốc tế đạt 150 ngàn lượt, khách du lịch qua đăng ký lưu trú đạt 5 triệu lượt. Biến thách thức thành cơ hội trong điều kiện bình thường mới như hiện nay, thành phố Đà Lạt hiện đang tập trung triển khai thực hiện nhiều nội dung, giải pháp căn cơ.
Trước nhất là tập trung chỉnh trang đô thị, hạ tầng giao thông phục vụ du lịch Đà Lạt trên quy mô lớn. Từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã xúc tiến triển khai nhiều công trình trọng tâm như mở rộng các nút giao thông; lắp đặt các hệ thống đèn giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn; xây dựng các tuyến đường vành đai, đường tránh đô thị, nâng cấp các tuyến đường kết nối các điểm, khu du lịch; đầu tư, nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang, mở rộng thêm các công viên cảnh quan, tạo thêm nhiều mảng xanh, không gian xanh cho đô thị, kêu gọi đầu tư công viên Trần Quốc Toản; triển khai giai đoạn 3 công viên Yersin…
Cùng đó, thành phố đã chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt, Trung tâm úc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng triển khai kế hoạch số 9602/KH-UBND ngày 30/12/2021 hành động phục hồi du lịch tỉnh Lâm Đồng trong năm 2022. Cụ thể là việc hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch phù hợp trên địa bàn để thu hút du khách.
Thành phố cũng vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn rà soát, đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nghiên cứu xây dựng các loại hình sản phẩm mới; liên kết, nghiên cứu xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch theo hướng tour khép kín nhằm khôi phục và hình thành nên các chuỗi cung ứng du lịch dịch vụ theo tiêu chí đảm bảo an toàn cho du khách và người lao động.
Thành phố cũng phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan của tỉnh để xúc tiến quảng bá du lịch địa phương tập trung thị trường nội địa với chủ đề “Du lịch Đà Lạt Lâm Đồng an toàn – trải nghiệm trọn vẹn”. Với khách quốc tế, thành phố chú ý phát huy vai trò thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á Thái Bình Dương (TPO), tích cực tham gia nhiều chương trình quảng bá nhằm đẩy mạnh xúc tiến du lịch đối với thị trường quốc tế thông qua các hoạt động của tổ chức này.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, chấn chỉnh môi trường hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo văn minh, trật tự, an ninh, an toàn; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đúng cam kết về giá cả, chất lượng của chương trình, sản phẩm du lịch, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan. Hiện, thành phố đang phát động thí điểm mỗi phường, xã lựa chọn, xây dựng 10 mô hình kinh doanh “Người Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch, mến khách” để làm cơ sở tiếp tục nhân rộng mô hình, qua đó nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh thân thiện với khách du lịch.
Triển khai Đề án “Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025”, Đà Lạt đang tiếp tục mở rộng, triển khai các hạng mục trên các lĩnh vực “Thành phố an toàn”, “Nông nghiệp thông minh”, “Giao thông thông minh” và “Môi trường thông minh”, nâng cấp các hạng mục lĩnh vực “Du lịch thông minh” nhằm xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, tăng cường cung cấp các công cụ tương tác, giao tiếp phục vụ cho công dân và du khách.
Đà Lạt hiện cũng đang xây dựng một số đề án lớn góp phần quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế – xã hội bền vững của thành phố, huy động tối đa các nguồn lực để giữ gìn và phát huy hiệu quả các tiêu chí giữ vững danh hiệu Đà Lạt – Thành phố Du lịch sạch ASEAN; triển khai Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” tại Đà Lạt. Đà Lạt đang phối hợp Cục Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nghiên cứu tiền khả thi các điều kiện để thành phố tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO.
Để mở rộng không gian du lịch Đà Lạt, thành phố còn phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh liên quan xây dựng “Đề án phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành thành phố du lịch sinh thái, thông minh” nhằm phát triển Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành thành phố đô thị sinh thái thông minh theo hướng bền vững, hiện đại, tăng trưởng xanh, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường, cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Trong thời gian tới, thành phố Đà Lạt định hướng tạo môi trường đầu tư ổn định, hiệu quả… để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư các dự án du lịch cao cấp, có quy mô lớn vào các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch của thành phố. Tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh hợp pháp và hưởng lợi từ du lịch, nâng cao uy tín, thương hiệu của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.
Đà Lạt sẽ phát triển du lịch theo hướng nhanh và bền vững, gắn với khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của thành phố, hình thành các khu du lịch mang tầm quốc tế ( Khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch tổng hợp Đankia – Suối Vàng)… tạo môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, hiện đại, hấp dẫn, đưa du lịch phục hồi và phát triển bền vững trong tình hình mới.
Đà Lạt đặt ra mục tiêu trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, là trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực, hướng đến phát triển du lịch thông minh.
“Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, chúng tôi tin rằng, thành phố Đà Lạt sẽ ngày càng giàu mạnh, du lịch Đà Lạt phát triển bền vững, trở thành một điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn, uy tín, chất lượng, xứng danh thành phố ngàn hoa, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước” bà Loan – Phó chủ tịch thành phố Đà Lạt cho biết.
Quang Bình
Phát triển Du lịch Đà Lạt – Xứng danh thành phố ngàn hoa:
Để đạt được mục tiêu đạt 5,5 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong số đó, khách nội địa đạt 5,35 triệu lượt, khách quốc tế đạt 150 ngàn lượt, khách du lịch qua đăng ký lưu trú đạt 5 triệu lượt. Biến thách thức thành cơ hội trong điều kiện bình thường mới như hiện nay, thành phố Đà Lạt hiện đang tập trung triển khai thực hiện nhiều nội dung, giải pháp căn cơ.
Trước nhất là tập trung chỉnh trang đô thị, hạ tầng giao thông phục vụ du lịch Đà Lạt trên quy mô lớn. Từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã xúc tiến triển khai nhiều công trình trọng tâm như mở rộng các nút giao thông; lắp đặt các hệ thống đèn giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn; xây dựng các tuyến đường vành đai, đường tránh đô thị, nâng cấp các tuyến đường kết nối các điểm, khu du lịch; đầu tư, nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang, mở rộng thêm các công viên cảnh quan, tạo thêm nhiều mảng xanh, không gian xanh cho đô thị, kêu gọi đầu tư công viên Trần Quốc Toản; triển khai giai đoạn 3 công viên Yersin…
Cùng đó, thành phố đã chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt, Trung tâm úc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng triển khai kế hoạch số 9602/KH-UBND ngày 30/12/2021 hành động phục hồi du lịch tỉnh Lâm Đồng trong năm 2022. Cụ thể là việc hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch phù hợp trên địa bàn để thu hút du khách.
Thành phố cũng vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn rà soát, đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nghiên cứu xây dựng các loại hình sản phẩm mới; liên kết, nghiên cứu xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch theo hướng tour khép kín nhằm khôi phục và hình thành nên các chuỗi cung ứng du lịch dịch vụ theo tiêu chí đảm bảo an toàn cho du khách và người lao động.
Thành phố cũng phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan của tỉnh để xúc tiến quảng bá du lịch địa phương tập trung thị trường nội địa với chủ đề “Du lịch Đà Lạt Lâm Đồng an toàn – trải nghiệm trọn vẹn”. Với khách quốc tế, thành phố chú ý phát huy vai trò thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á Thái Bình Dương (TPO), tích cực tham gia nhiều chương trình quảng bá nhằm đẩy mạnh xúc tiến du lịch đối với thị trường quốc tế thông qua các hoạt động của tổ chức này.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, chấn chỉnh môi trường hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo văn minh, trật tự, an ninh, an toàn; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đúng cam kết về giá cả, chất lượng của chương trình, sản phẩm du lịch, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan. Hiện, thành phố đang phát động thí điểm mỗi phường, xã lựa chọn, xây dựng 10 mô hình kinh doanh “Người Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch, mến khách” để làm cơ sở tiếp tục nhân rộng mô hình, qua đó nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh thân thiện với khách du lịch.
Triển khai Đề án “Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025”, Đà Lạt đang tiếp tục mở rộng, triển khai các hạng mục trên các lĩnh vực “Thành phố an toàn”, “Nông nghiệp thông minh”, “Giao thông thông minh” và “Môi trường thông minh”, nâng cấp các hạng mục lĩnh vực “Du lịch thông minh” nhằm xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, tăng cường cung cấp các công cụ tương tác, giao tiếp phục vụ cho công dân và du khách.
Đà Lạt hiện cũng đang xây dựng một số đề án lớn góp phần quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế – xã hội bền vững của thành phố, huy động tối đa các nguồn lực để giữ gìn và phát huy hiệu quả các tiêu chí giữ vững danh hiệu Đà Lạt – Thành phố Du lịch sạch ASEAN; triển khai Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” tại Đà Lạt. Đà Lạt đang phối hợp Cục Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nghiên cứu tiền khả thi các điều kiện để thành phố tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO.
Để mở rộng không gian du lịch Đà Lạt, thành phố còn phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh liên quan xây dựng “Đề án phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành thành phố du lịch sinh thái, thông minh” nhằm phát triển Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành thành phố đô thị sinh thái thông minh theo hướng bền vững, hiện đại, tăng trưởng xanh, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường, cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Trong thời gian tới, thành phố Đà Lạt định hướng tạo môi trường đầu tư ổn định, hiệu quả… để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư các dự án du lịch cao cấp, có quy mô lớn vào các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch của thành phố. Tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh hợp pháp và hưởng lợi từ du lịch, nâng cao uy tín, thương hiệu của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.
Đà Lạt sẽ phát triển du lịch theo hướng nhanh và bền vững, gắn với khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của thành phố, hình thành các khu du lịch mang tầm quốc tế ( Khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch tổng hợp Đankia – Suối Vàng)… tạo môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, hiện đại, hấp dẫn, đưa du lịch phục hồi và phát triển bền vững trong tình hình mới.
Đà Lạt đặt ra mục tiêu trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, là trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực, hướng đến phát triển du lịch thông minh.
“Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, chúng tôi tin rằng, thành phố Đà Lạt sẽ ngày càng giàu mạnh, du lịch Đà Lạt phát triển bền vững, trở thành một điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn, uy tín, chất lượng, xứng danh thành phố ngàn hoa, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước” bà Loan – Phó chủ tịch thành phố Đà Lạt cho biết.
Quang Bình
;