Phượt Cao Bằng chính là cách bạn thách thức tay lái của chính mình đấy. Cao Bằng đẹp lắm nhưng để đến được với cái đẹp bạn sẽ phải trải qua nhiều cung đường chông gai và những khúc cua tay áo. Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đổ đèo ở Cao Bằng an toàn mà vài điểm phượt được yêu thích nhất trong năm vừa qua.
Phượt xe máy đến Cao Bằng
Phượt xe máy từ Hà Nội – Cao Bằng, tuy không khó nhưng đòi hỏi bạn phải nắm rõ lộ trình của mình.
Nếu xuất phát từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo hướng về cầu Nhật Tân và đi ra QL.3. Tuyến đường này dễ đi và ít xe cộ qua lại. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo xe tốt và đầy đủ giấy tờ nhé! Chặng đường khá dài nên đừng chủ quan với con xe máy quen thuộc vẫn thường đi.
Một là bạn nên đem ra hãng để kiểm tra bảo dưỡng lại hoặc là thuê xe máy Hà Nội. Nói là xe đi thuê nhưng có khi còn tốt hơn xe nhà mình; vì ở Hà Nội mình thấy có bên MOTOGO – chuyên cung cấp dịch vụ thuê xe máy mới 100% cho khách đi phượt.
Xe máy đi phượt của MOTOGO ( ảnh năm 2018 )
Cách phượt đèo Cao Bằng an toàn cho người mới đi lần đầu
Phượt xe máy lên dốc ở Cao Bằng
Với những con dốc khó nhằn của Cao Bằng thì bạn phải chú ý nhưng điểm sau:
- Không nên tạo đà để vượt qua dốc, nếu đoạn dốc đó không quá cao.
- Với dốc đứng, có độ dốc lớn hãy lùi xuống số thấp theo tốc độ mà bạn tính toán có thể đủ để lên đến đỉnh dốc. Nhưng hãy quyết đoán vào nhé, bạn tuyệt đối không được thay đổi quyết định và đổi số giữa sốc.
- Giảm tay ga khi xe đã lên tới gần đỉnh dốc. Khi xe đã lên tới đỉnh bạn giữa nguyên số nhưng hãy buông tay ga để xe trôi qua đỉnh.
- Nếu gặp xe khác đi ngược chiều bạn phải nhanh chóng về số nhanh để không bị đuối đà hoặc chét máy.
- Trong trường hợp đã phanh trước và phanh sau mà xe vân trượt lùi; thì thà để xe đổ kềnh ( nếu đường vắng ) chứ không nên cố chống chọi bằng chân. Nếu cứ cố gồng gánh chiếc xe thì rồi tất cả cũng sẽ dễ bị trôi tới miệng vực hoặc tệ hơn thế.
Ngoài ra, phượt Cao Bằng thì bạn phải chuẩn bị xăng đầy bình. Leo dốc sẽ khiến xăng hao rất nhanh và gấp nhiều lần so với đường bình thường.
>>Xem thêm: Thác bản Giốc – Huyền thoại thiên nhiên Đông Bắc thật sự có gì?
Phượt xe máy xuống dốc Cao Bằng
Khi đi xe máy xuống dốc dài và có độ dốc lớn
- Với những bạn đi xe số, nên dồn số về thấp ( 1 hoặc 2 ) để sử dụng lực phanh của động cơ.
- Không nên tỳ phanh nhiều và làm má phanh nhanh nóng. Nếu làm vậy bạn sẽ khiến phanh trơ và mất tác dụng.
- Nếu dốc nằm gần các khúc cua bạn phải tớp phanh nhiều lần cho xe giảm tốc độ.
- Trong mọi trường hợp không được tắt máy cho xe tự trôi dốc và cố gắng không để vận tốc dưới 15km/giờ và cũng không nên chạy quá 40km/giờ. Tốc độ an toàn khi đổ đèo là khoảng 15 – 20km/giờ.
Với những con dốc ít nguy hiểm hơn
- Với dốc vừa, hãy sử dụng hơi nén giảm của động cơ à trả tay ga về để giảm tốc độ. Thật ra thì bạn có phanh đến mấy nhưng lúc đổ đèo cao thì cũng chẳng có tác dụng mấy. Chưa kể điều này sẽ gây ra cháy bố thắng nếu bạn bóp phanh liên tục.
- Với dốc đứng, bạn hãy về số thấp nhất khi vừa bắt đầu xuống dốc. Kĩ năng này se giúp phanh động cơ phát huy tác dụng. Tuy nhiên phải thật tập chung nếu đường gồ ghề, với những đoạn đường dốc đứng của Cao Bằng, chỉ cần một iên đá hay cái ổ gà nhỏ cũng có thể làm xe chúi nhủi tức thì.
- Với những con đường kiểu như đèo Mẻ Pia – Cao Bằng, đường dốc khá giống nhau; bạn nên sử dụng đúng với số mà lúc đi lên và đừng chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên, khi cần thiết bạn vẫn càn linh hoạt, nhanh chóng trả về số thấp hơn trước khi xe tăng tốc quá nhanh.
- Không chạy lấn làn, đặc biệt là những khúc cua rẽ bị che khuất. Nhưng cũng không nên chạy quá sát làn phải vì dê lạc tay lái vào ta luy âm – dương.
Mình cũng từng chạy con Air Blade đi đèo, cả một chặng dài mấy cây số mà ” đuôi xe không đỏ “. Mình đi đến tận cuối con đèo Cốc Chà – Cao Bằng mà sờ má phanh còn chẳng nóng. Nhiều bạn nghĩ rằng nếu đi xe tay ga đổ dốc chắc mòn hết má phanh. Nhưng nếu bạn có kỹ năng và thao tác lái xe đúng thì chẳng phải phanh mấy.
Những điểm phượt nổi tiếng của Cao Bằng
Phượt đèo Mẻ Pia – Cao Bằng
Mẻ Pia có 15 tầng đèo và 14 khúc cua lớn và thuộc xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Đây là con đèo nổi danh nhất ở xứ này, chỉ nhìn thôi cũng ít ai nghĩ mình có thể vượt qua nó một cách dê dàng.
Tổng chiều dài con dốc khoảng 2,5 km và đi qua đèo Cốc Chà – một trong số những tuyến giao thông quanh co nhất Đông Bắc.
Phượt “tuyệt tình cốc” – Núi Mắt Thần Cao Bằng
Núi Mắt Thần (Mountain Angel Eye) là điểm phượt không thể thiếu với các bạn trẻ mê khám phá. Đến đây chắc hẳn bạn se bị sửng sốt bởi núi thủng Nặm Trá. Cái tên mỹ miều ” Tuyệt tình cốc ” thật sự vân chưa đủ để miêu tả vẻ đẹp của nơi này.
Núi “Mắt thần” – thác Nặm Trá thuộc quần thể hồ Thang Hen; và là danh lam thắng cảnh của tỉnh Cao Bằng. Nơi này chỉ csch hồ Thang Hen khoảng 2km và là điểm nổi bật của Công viên địa chất non nước Cao Bằng.
Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen rất đẹp, nơi cảnh cảnh sắc và không gian như hòa chung vào tâm trạng của chúng ta. Nếu ngồi thuyền tham quan bạn sẽ cảm thấy tâm hồn được xoa dịu; nếu vẻ đẹp ở đây ” đúng gu ” của bạn thì chắc quên luôn cả mệt mỏi mà mấy con đèo kia vừa đem đến.
Thiên nhiên rừng núi tốt tươi nên đặc sản núi rừng Cao Bằng rất ngon và đặc trưng.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ mà ai đến cũng phải trầm trồ. Dù là khách du lịch đơn thuần hay một ” phượt thủ ” thật sự cũng đều muốn đặt chân đến đây.
Ở đây bạn có thể thoải mái thả mình vào dòng nước trong xanh mát lạnh; hoặc ngồi bên phiến đá to dưới chân thác đến ngắm nhìn ” cỗ máy phun sương khổng lồ ” đang tuôn trắng xóa cả không gian.
Trên đây là một số kinh nghiệm phượt Cao Bằng của mình. Chúc bạn sẽ có chuyến đi ý nghĩa và có nhiều trải nghiệm thú vị nhé!