Muỗi và vắt là hai kẻ thù mà anh em dân phượt thường xuyên gặp phải khi đi khám phá núi rừng hay du lịch cắm trại ngoài trời, chúng không chỉ khiến anh em mất thoải mái mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu để trúng cắn và không được xử lý kịp thời. WeTrek hướng dẫn bạn kinh nghiệm phòng chống muỗi vắt khi đi rừng, hướng dẫn bạn cách xử lý khi bạn bị muỗi đốt hay bị vắt cắn an toàn, nhanh chóng.
Kinh nghiệm chống muỗi khi đi rừng
Các dòng muỗi cơ bản hay gặp khi đi rừng
Với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam chúng ta là điều kiện lý tưởng để nhiều loại muỗi phát triển đặc biệt khi đi tới các vùng rừng núi sẽ rất dễ gặp phải 3 loại muỗi sau: – Muỗi vằn (muỗi hổ) châu Á là loài muỗi hoạt động ban ngày có đặc điểm ngoại hình giống muỗi vằn, điểm phân biệt là chúng có một vạch trắng dọc lưng, chiều dài từ 2-10mm. Muỗi vằn châu Á đậu và hút máu khá nhanh lên anh em thường khó bắt hay đập chết nó. Chúng thích nghi với nhiều loại môi trường cả khí hậu lạnh ở đồi núi. Nếu bị muỗi vằn châu Á đốt rất có thể khiến chúng ta mắc bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết, nhiễm vi rút zika.. – Muỗi Anophen là một trong những loài muỗi hay gây bệnh sốt rét nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, chúng có đặc điểm khi trưởng thành là có màu nâu sẫm đến đen. Muỗi Anophen thường sống ở các vùng rừng nhiệt đới, đặc biệt thời gian hoạt động loại muỗi này là cả ngày và con người hay động vật thường hay bị chúng đốt hơn. Muỗi Anophen có phạm vi bay cũng rất lớn có thể bay tới 14km. – Muỗi thường có lẽ là loại muỗi chúng ta được thấy nhiều nhất có độ nguy hiểm ít hơn hai loại muỗi trên, với đặc điểm bên ngoài có vảy màu nâu ở thân, mình, ngực và chân, chúng rất thích màu tối và đốt rất đau. Đặc tính loài muỗi thường này hoạt động mạnh nhất về đêm, chúng thường cư trú ở sông hồ, đồng ruộng..nếu bị chúng đốt chúng ta vẫn có khả năng bị bệnh viêm não Nhật Bản, nhiễm virus Tây sông Nile.
Cách thức muỗi phát hiện mục tiêu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học muỗi chúng thường phát hiện mục tiêu qua 3 dấu hiệu: mùi, hình ảnh và nhiệt nóng. Mùi là dấu hiệu chính để muỗi phát hiện ra chúng ta, mỗi người sẽ có mùi riêng biệt khác nhau đó cũng là lý do chúng lựa chọn đốt người này thay vì người khác. Ở khoảng cách 10-50 mét muỗi sử dụng khứu giác dựa chủ yếu là khí CO2 thoát ra, nếu có một mùi nào đó khiến muỗi bị kích thích chúng sẽ tiến lại gần hơn trong phạm vi từ 5-15 mét, nếu mục tiêu trong phạm vi 1 mét tiềm năng chúng sẽ để ý sức nóng của cơ thể và bắt đầu tấn công.
Cách phòng tránh muỗi khi đi rừng
Để đi rừng thám hiểm hay tham gia các hoạt động cắm trại ngoài trời không bị muỗi làm phiền, gây hại sức khỏe anh em có thể áp dụng các cách sau: – Sử dụng thuốc chống côn trùng: nên chọn loại thuốc chống côn trùng có độ DEET hơn 20% khiến muỗi khó ngửi thấy chúng ta. Khi sử dụng bạn chú ý xịt ra không gian xung quanh, không xịt vào tay, mắt , mũi và đảm bảo rửa sạch lại người khi về nhà. – Sử dụng bình xịt chống muỗi hoặc vòng đeo tay chống muỗi để xua đuổi muỗi cách xa chúng ta. Bạn có thể tham khảo thương hiệu chống muỗi nổi tiếng PARA’KITO với các sản phẩm chất lượng cao cấp như Chai xịt chống muỗi PARA’KITO Green Spray Lotion – 7656 có khả năng xịt dạng khí dung đuổi muỗi hoặc Vòng tay chống muỗi PARA’KITO Zebra Graphic Band – 7496 khi đeo ở tay sẽ tỏa ra mùi hương xua đuổi muỗi và rất an toàn cho sức khỏe. – Uống thuốc B1 trước khi đi sẽ khiến da toát ra mùi thuốc khiến muỗi lảng tránh, hoặc sử dụng chanh sả cũng khiến muỗi tạm thời không đến gần chúng ta. – Mặc trang phục phù hợp: Nên mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt vào các vùng da, lựa chọn quần áo tông màu sáng sẽ khiến muỗi khó xác định vị trí ta đứng. Các loại quần rằn ri dài có lớp vải dày sẽ giúp bạn chống muỗi đốt rất hiệu quả kể cả khi đi đường hay nằm nghỉ. – Dùng túi ngủ chống muỗi có lưới nếu cắm trại qua đêm sẽ giúp giấc ngủ của anh em thêm an toàn thoải mái không bị muỗi làm phiền Ngoài ra mọi người có thể mua đèn đuổi muỗi, các thiết bị chống muỗi khác.
Cách xử lý vết thương khi bị muỗi đốt
Muỗi đốt sẽ làm cho da chúng ta bị sưng và đỏ gây đau nhức, ngứa khó chịu, sau đó nếu nặng hơn có gây sốt, nhiễm virus nguy hiểm. Khi phát hiện bị muỗi đốt chúng ta có thể xử lý nhanh bằng cách lấy viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt sẽ giúp bớt ngứa ngáy sưng tấy hoặc thái lát chanh xoa lên sẽ mang lại hiệu quả chống viêm, sưng vì chanh có tính sát khuẩn. Kem đánh răng bôi vào vết muỗi đốt cũng có thể giúp sát khuẩn phần nào.
Bạn cũng có thể dùng các dung dịch sát khuẩn để bôi lên các vết muỗi đốt làm dịu vết thương và tránh nhiễm trùng, một sản phẩm bạn cần có là Dung dịch sát khuẩn Hydrogen peroxide Solution 3% 60ml được bán tại WeTrek với giá 30,000đ rất gọn nhẹ và xịt vào vết muỗi cắn hiệu quả.
Kinh nghiệm chống vắt khi đi rừng
Cách thức vắt phát hiện mục tiêu
Khi đi rừng núi thám hiểm chúng ta cũng rất có thể bị vắt bám cắn hút máu. Vắt có kích thước nhỏ dài cỡ 3- 5cm nhưng chúng có thể đánh hơi và cảm nhận tiếng động, khi cắn người vắt thường bò đến nơi vắng ít tiếng động không bị quần áo cọ quẹt chọn nơi có da non để hút máu. Vắt cũng hay ẩn nấp ở các hốc cây nơi có đường mòn hay lạch nhỏ để tấn công.
Cách phòng tránh vắt khi đi rừng
Để phòng chống vắt khi đi rừng mọi người có thể áp dụng một số cách sau: – Sử dụng thuốc chống vắt: Có nhiều loại thuốc chống vắt như xà phòng, vôi, dấm, chanh , thuốc chống côn trùng chứa DEET. Để sử dụng thuốc hiệu quả mọi người cần bôi thuốc cẩn thận cả bên trong và trang phục bên ngoài , xịt cả giày dép để được đảm bảo toàn diện – Sử dụng trang phục chống vắt: Nên mặc quần áo dài tay ôm sát người , mang tất cao để cho ống quần vào trong tất sẽ khiến vắt khó xâm nhập chui vào cắn. – Cách tự nhiên có thể dùng vôi pha nước hoặc tro bôi lên giày hoặc ủng vì vắt rất sợ những thứ này. – Chọn loại lều chống thấm và có lưới ngăn côn trùng. Ngoài ra để phòng tránh vắt chúng ta không nên ngồi quá lâu nơi rậm rạp nhiều lá.
Cách xử lý vết thương khi bị vắt cắn
Khi bị vắt cắn thường sẽ có cảm giác nhói ngứa và hơi lạnh ngay sau khi bị cắn lúc này việc đầu tiên là cằn giật con vắt ra khỏi nhanh nhất khi máu chưa bị chảy nhiều. Trường hợp vắt đã hút máu no nê chúng ta tuyệt đối không được dứt ra ngay sẽ làm vết thương rộng và chảy máu nhiều hơn, thay vì hốt hoảng hãy bình tĩnh dùng nước muối nhỏ vào chỗ vắt, nó sẽ co rúm lại và nhả ra, ngoài ra muối còn giúp sát trùng vết thương, tương tự cũng có thể dùng rượu cồn nhỏ, rồi rửa sạch vết thương và băng lại. Nếu vết cắn gây chảy máu nhiều ta có thể xử lý như sau: Bước 1: Lấy sẵn một miếng băng dính. Bước 2: Rửa vết thương. Bước 3: Dùng ngón tay cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy. Bước 4 : Dính băng dính vào vết thương. Bước 5: Sau 15 phút kiểm tra lại vết thương, cần thiết thay băng mới. Bạn cần chuẩn bị một túi y tế sơ cứu dã ngoại chuyên dụng như Túi y tế First Aid Kit mã 7879 với đầy đủ dụng cụ và vật tư y tế kèm theo như kéo, băng gạc, băng dán cầm máu Urgo, bông sát trùng tẩm cồn, băng quấn y tế…để đảm bảo luôn sẵn sàng xử lý trí kịp thời và nhanh chóng khi bị vắt cắn khi đi rừng.
Địa chỉ cung cấp các dụng cụ phòng chống muỗi vắt khi đi rừng
Dụng cụ phòng chống muỗi
Nếu anh em đang cần tìm mua các dụng cụ phòng chống muỗi có thể đến ngay các cửa hàng của Wetrek hoặc đặt mua các sản phẩm online trên website trực tuyến, các loại sản phẩm chống muỗi tại Wetrek có gồm: viên chống muỗi, chai xịt chống muỗi, vòng tay chống muỗi, móc chống muỗi, lưới trùm chống muỗi.. Các sản phẩm đều được đảm bảo an toàn cho người sử dụng không độc hại, sử dụng nguyên liệu tự nhiên, có từ những thương hiệu lớn như PARA’KITO.
Dụng cụ phòng chống vắt
Ngoài các dụng cụ phòng chống muỗi hiệu quả an toàn Wetrek có cung cấp cả các loại sản phẩm dụng cụ phòng chống vắt rất hữu ích như: Xà cạp bó ống quần, băng bảo vệ đầu gối, xà cạp đi rừng, xà cạp bó ống chân. Một số sản phẩm thịnh hành điển hình: Xà Cạp Bọc Ống Quần L Ryder Q3002 – 6816, xà cạp đi rừng Spats Leg – 7852.. Để có những chuyến đi phượt hay tham quan du lịch thêm an toàn và thoải mái đừng quên chuẩn bị các dụng cụ chống muỗi và vắt anh em nhé !
Mọi thông tin, yêu cầu khách hàng có thể liên hệ: Website WeTrek: https://wetrek.vn Email: chamsockhachhang@wetrek.vn CSKH: 02873051988Hệ thống cửa hàng WeTrek tại Hà Nội: Cửa hàng WeTrek tại địa chỉ số 530, Đường Láng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Cửa hàng WeTrek tại địa chỉ số 150, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội Hệ thống cửa hàng WeTrek tại TP Hồ Chí Minh: Số 235, Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.