Hướng dẫn viên và cơ hội nghề nghiệp
Du lịch đang là ngành hot hiện nay tại Việt Nam và đang có chiều hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp cho HDV là vô cùng rộng mở.
HDV là công việc đòi hỏi bạn phải có một nền kiến thức vững chắc và “phổ biến”, tức là phải biết nhiều, hiểu rộng về văn hóa và tâm lý con người; đồng thời phải luôn tự tin trong giao tiếp, ứng xử và biết cách quản lý thời gian, con người; tổ chức, sắp xếp “nơi ăn chốn ở” cho du khách. Làm được điều này, tức là bạn đang thể hiện và phát huy khả năng của mình, vận dụng những kiến thức đã được học vào công việc; gây được thiện cảm cho du khách; từ đó bạn sẽ tiến xa trên con đường sự nghiệp và “sống lâu” được với nghề.
Làm HDV, bạn sẽ được đi nhiều nơi, được tiếp cận với nhiều người, với nhiều vùng văn hóa khác nhau. Vì thế bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích trong văn hóa và cách sống từ chính những nơi bạn đến.
Thông thường, mức lương “cứng” của HDV cũng vào tầm trung, tức là xấp xỉ hoặc nhỉnh hơn những ngành nghề khác một tí. Tuy nhiên, nghề này lại có thu nhập khá hấp dẫn nếu không nói là ở mức cao “lí tưởng”. Ngoài mức lương ổn định hàng tháng, nghề này “hấp dẫn” nhờ chế độ phụ cấp và những khoản “tip” thường xuyên. Tùy theo mức độ hài lòng và tính chất công việc bạn sẽ nhận được khoản thu nhập tương xứng với công sức mà bạn đã bỏ ra HDV du lịch là một trong những nghề đang được lọt vào top những nghề phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy, nếu bạn có năng lực và kiến thức, đam mê và muốn cống hiến, hãy trở thành một HDV du lịch để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống; trở thành nhà quảng cáo, nhà ngoại giao, nhà kinh tế thực thụ trên thương trường du lịch Việt Nam
Những khó khăn của Hướng dẫn viên
Du lịch Việt Nam đúng là đang rất phát triển, và đang trong thời kì hội nhập. Vì vậy, cơ hội là rất cao nhưng sự sàng lọc cũng đồng thời vô cùng khắt khe, đòi hỏi bạn phải thật sự “xuất chúng”, có đầy đủ các tố chất cần thiết của một HDV thì mới có thể làm việc tốt được.
Có rất nhiều những khó khăn trong công việc bạn phải thích ứng như: đi nhiều, đi liên tục; giờ giấc bất thường, không ổn định; vắng nhà thường xuyên, kể cả những ngày lễ, tết;…
“Đã theo lấy nghề thì phải yêu nghề. Cuộc sống của anh cứ đi chu du nay đây mai đó. Anh vừa dẫn đoàn đi Huế một tuần về tối qua, sáng ngày mai lại dẫn đoàn khác đi Tây Nguyên 5 ngày, sau đó về lại Nha Trang nghỉ vài ngày rồi ra sân bay đón đoàn khách Úc đi Phan Thiết – TP. HCM” – tâm sự của một HDV du lịch tiếng Anh có tiếng trong làng hướng dẫn tại Nha Trang. Hay một tâm sự buồn của anh HDV khác “Đã hơn 7 năm nay, anh chưa được ăn một cái Tết nào ở nhà. Thằng Tý nhà anh đòi anh đưa đi chơi công viên ngày nghỉ lễ như bạn bè cùng lớp mà anh thì cứ khất lần này qua lần khác. Vì anh đâu có được nghỉ vào những ngày đó, còn khi anh được nghỉ thì nó lại phải đi học…”
HDV du lịch là nghề “làm dâu trăm họ”. Bạn phải lắng nghe, tiếp nhận tất cả các ý kiến, góp ý từ khách hàng của mình về chính bạn, một cá nhân trong đội ngũ công ty bạn hay về cả một công ty của bạn dù nó đúng hay sai, dù đó là lời khen hay lời phàn nàn đi nữa. Ngoài kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ, HDV phải hiểu biết về địa lý, văn hóa lịch sử, những sự kiện nổi bật liên quan đến nước mình và nước bạn. Để làm được điều này, HDV phải liên tục cập nhật tin tức hàng ngày, hàng giờ. Điều khó khăn nữa là phải làm sao để tạo được không khí trên xe, tránh để khách có cảm giác nhàm chán, mệt mỏi. Trên một chặng đường dài khoảng 4 tiếng đồng hồ trên xe, nếu HDV chỉ giới thiệu về các danh lam thắng cảnh gặp phải trên đường đi qua thì sẽ rất buồn tẻ, rất có thể khách trên xe sẽ ngủ mất chỉ sau hơn 1 giờ xe lăn bánh. Để hạn chế điều này, nhiều HDV chuyên nghiệp vừa thuyết minh vừa phải biết kết hợp pha trò hài hước, kể những câu chuyện tiếu lâm vui vẻ, tổ chức ca hát, trò chơi,…Như vậy sẽ tạo không khí náo nhiệt, vui tươi, gắn kết các thành viên trên xe, tạo sự gần gũi. Một tour du lịch được coi là thành công, đòi hỏi HDV không chỉ thể hiện tốt về mặt kiến thức, chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm hướng dẫn, biết cách tổ chức đoàn, nhóm, đặc biệt phải có khả năng xử lý tình huống chuyên nghiệp và hiệu quả. Một số sự cố xảy ra ngoài ý muốn như xe hỏng đột xuất, đường sá, thời tiết,…hay gặp phải một vị khách khó tính,…tất cả đều đòi hỏi bản lĩnh, khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề của một HDV.
Một khó khăn nữa của HDV là phải biết kiểm soát cảm xúc cá nhân một cách tuyệt đối, đặc biệt phải luôn giữ được “nụ cười du lịch” trên môi. Dù bạn có đang gặp phải chuyện buồn, dù bạn không hài lòng hay bực tức một vấn đề bất kì đi chăng nữa, khi nói chuyện hay thuyết minh bạn cũng phải luôn tỏ ra là một HDV chuyên nghiệp, luôn nhiệt tình, xông xáo, cười tươi và thân thiện.
Yêu nghề, đam mê và nhiệt huyết. Biết hy sinh những sở thích, thói quen riêng tư để hoàn thành xuất sắc công việc….Làm được điều đó, thì dù có khó khăn và thử thách bao nhiêu đi chăng nữa, một HDV “đúng nghĩa” sẽ luôn sẵn sàng đương đầu để vượt qu