Một nghiên cứu mới đây cho biết, 78% người trẻ toàn cầu muốn dành tiền để trải nghiệm hơn là những nhu cầu khác. Có vẻ như người Việt trẻ cũng không nằm ngoài xu thế này.
Tác giả Karim Salan chia sẻ câu chuyện về Hậu – một thanh niên Việt Nam 23 tuổi, quản lý chất lượng cho một công ty ở TP.HCM. Với mức lương khá tốt nhưng những dự định to lớn về tương lai của chàng thanh niên này có vẻ sẽ khó thành hiện thực vì cậu có một đam mê lớn hơn – đi phượt.
Theo Karim Salan, khá giống với phần lớn người trẻ Việt Nam khác, Hậu chẳng tiết kiệm được xu nào cho tương lai. Hậu cũng chưa hề lên kế hoạch kết hôn hoặc mua nhà, thay vào đó, cậu dành phần lớn thời gian rảnh rỗi và thu nhập cho những cuộc hành trình. “Tôi dồn toàn bộ tiền tiết kiệm cho những chuyến đi. Sau này khi công việc ổn định hơn, tôi sẽ nghỉ hẳn 1 năm để khám phá thế giới, đến thăm Paris, London, Singapore và Mỹ… Tôi đã đi khắp Việt Nam, tự lái xe máy từ Đà Lạt tới Nha Trang. Tôi thậm chí đã lên kế hoạch đi phượt sang Campuchia”, Hậu hào hứng chia sẻ.
Với mức lương 9 triệu đồng, thu nhập của Hậu gần bằng tổng thu nhập của cả gia đình cậu ở quê nhà. Cha mẹ Hậu có một trang trại nhỏ với thu nhập không đáng kể. Cha Hậu là tài xế, 2 tuần một lần, ông chở hàng tuyến Cần Thơ – Đà Lạt. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc gửi tiền hỗ trợ bố mẹ, Hậu tỏ ra khá ngượng ngùng: “Sau chi phí cuộc sống và giải trí, tôi hầu như không còn tiền, nhưng khi công việc ổn định hơn, tôi sẽ gửi cho bố mẹ 1 triệu mỗi tháng”.
Với chia sẻ từ Hậu và những kinh nghiệm riêng của một phóng viên chuyên trách về cuộc sống đương đại tại Châu Á, Karim Salan nhận định rằng người trẻ Việt Nam coi du lịch là một phần quan trọng của cuộc sống, dù đôi khi niềm đam mê này ảnh hưởng đến những trách nhiệm mà người trẻ cần thực hiện.
Sự thật, kết luận của Karim Salan có chính xác và người Việt trẻ đang chi tiêu như thế nào? Phỏng vấn một số bạn trẻ về tình hình tài chính của họ, chúng tôi tìm thấy nhiều quan điểm trái chiều.
“Mình hiếm đi du lịch nhưng chi tiêu rất nhiều cho mua sắm” – Phương Vi, một bạn trẻ tại Hà Nội cho biết, “Thu nhập mỗi tháng của mình khoảng 15 triệu đồng, chi dùng cho mua sắm, sinh hoạt và giải trí cùng bạn bè. Đôi khi hơi “vung tay quá trán” thì chưa đến cuối tháng, tiền đã hết veo.”
Thu Trang, chuyên viên truyền thông tại Tp.HCM lại chia sẻ: “Thu nhập của mình cũng ở mức tương đối. Đầu tháng, sau khi lãnh lương mình lập tức trích 30% để gửi tiết kiệm online với kì hạn ngắn. Phần còn lại mới dùng để chi tiêu. Cứ tới giữa năm, mình lại kiểm kê số tiền tiết kiệm, sử dụng tiền lãi và tất toán một phần để tự thưởng cho mình một chuyến du lịch. Phần còn lại mình tiếp tục gửi tiết kiệm online kì hạn dài. Tới nay, mình đã có một số tiền kha khá trong tài khoản mà vẫn chi tiêu ổn định và đều đặn thực hiện được đam mê xê dịch.”
Có lẽ, đam mê không phải là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của các bạn trẻ, điều quan trọng là bạn cần có một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Trong đó, những bí quyết nho nhỏ như việc gửi tiết kiệm trước khi hoạch định các khoản chi cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong việc cân bằng đam mê và tài chính. Ngày nay, với sự hỗ trợ của các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, luyện tập thói quen này không hề khó. Ví dụ như với chương trình gửi tiết kiệm online của BIDV, chỉ sau vài thao tác đơn giản, bạn đã dễ dàng chuyển đổi tiền trong tài khoản thành một món tiết kiệm có kì hạn linh động từ 1 đến 36 tháng và lãi suất cao hơn so với gửi tiền tại quầy (hướng dẫn).
Biết cách kiểm soát tài chính thông minh chính là phương pháp duy nhất dể bạn đồng thời tỏa mãn đam mê lẫn trách nhiệm
Chúc bạn sẽ luôn thành công trong cả mục tiêu tài chính, kế hoạch chi tiêu và thỏa mãn niềm đam mê!