Côn Đảo cũng chỉ nho nhỏ thôi, đi 2-3 ngày là đủ. Chỉ cần thuê được 1 cái khách sạn hoặc resort ở khu trung tâm là thoải mái check in các địa điểm ở phía bắc và phía nam của đảo.
Vì Côn Đảo nhỏ nên hầu hết các khách sạn, resort, homestay đều nằm ở trung tâm Tt. Côn Sơn. Do đó, bạn chỉ cần book 1 chỗ là thoải mái cho 2-3 ngày vi vu khắp đảo.
Và nơi có nhiều khách sạn, homestay nhất là tại khu vực bãi biển An Hải, bãi biển trung tâm, đường Tôn Đức Thắng, đường Nguyễn Đức Thuận…
Ở các khu vực này hiện có nhiều khách sạn, resort lắm. Nhưng sau 1 hồi đắn đo giữa Côn Đảo Resort và Côn Đảo Camping, mình đã book cái Côn Đảo Camping Resort.
Mình đã chọn cái khách sạn Côn Đảo Camping trong chuyến đi du lịch Côn Đảo, xin review đôi chút cho bạn tham khảo.
Sở dĩ mình phân vân giữa Côn Đảo Resort và Côn Đảo Camping nhưng rồi vẫn quyết định chọn Côn Đảo Camping vì phòng ốc của nó khá sạch sẽ, đủ tiện nghi và phòng hướng biển giá cũng “hạt dẻ”: chỉ có 750.000 đồng/ngày.
Giá phòng tại Côn Đảo Camping có thể thay đổi từng ngày. Bạn vào đây để xem giá book hôm nay bao nhiêu?
Review:
Thực tế thì ở Côn Đảo cũng có khá nhiều homestay hoặc khách sạn giá rẻ hơn nhiều. Nhưng cá nhân mình thấy Côn Đảo Camping thực sự ổn và nhân viên rất nhiệt tình.
Ngay tại Côn Đảo Camping có bãi biển kéo dài sang tận bên Côn Đảo Resort, nên bạn nào muốn bơi bể hay nằm ghế trên bãi cát thì cứ mạnh dạn đi dọc bãi biển để vào nhé.
Tại đây có cả xe máy cho thuê và giá thuê là 120.000 đồng/ngày để đi lượn khắp đảo, vì Côn Đảo cũng khá nhỏ.
NHẬN XÉT
Theo mình thì nếu đi du lịch Côn Đảo với mục tiêu giá rẻ thì cái Côn Đảo Camping là OK được, vì có view biển, nằm sát bờ biển mà giá lại hợp túi tiền.
Nhưng theo đánh giá của nhiều người thì có vẻ nhiều người không ưa Côn Đảo Camping lắm. Tại vì Côn Đảo Camping hơi ẩm và nhiều muỗi. Dịch vụ giặt là không có. Trước cửa là biển đêm sóng vỗ hơi ồn. Vì vậy, giá đắt hơn so với cơ sở vật chất thực tế.
Ngoại trừ phòng ở hơi xuống cấp như ảnh đăng trên agoda thì Côn Đảo Camping có lợi thế hơn các khách sạn bên trong là bãi biển đẹp (chung bãi biển với cái Tân Sơn Nhất Resort và Côn Đảo Resort). Nhiều người cứ bảo bãi tắm ở đây bị hôi dầu, nhưng ở Côn Đảo biển sạch lắm, không có chuyện bị hôi dầu đâu.
Bổ sung:
À, nếu bạn mà không sợ ma thì tổ chức đi camping (cắm trại) tại bất cứ bãi biển nào ở Côn Đảo cũng rất tuyệt vời. Biển rất trong, sạch và rất an toàn. Do chi phí khách sạn khá cao, nên ngủ lều rất tiết kiệm, có thể mang theo xe máy nếu đi nhiều ngày.
Vậy đặt chân tới Côn Đảo, cần đi những đâu? Đây là lịch trình + những địa điểm mình đã đi trong 3 ngày 2 đêm nhé:
Ngày đầu tiên, mình quyết định đi lễ cô Sáu và những liệt sĩ ở nghĩa trang Hàng Dương. Nói không quá khi khẳng định rằng ở nghĩa trang Hàng Dương, ban đêm người đông hơn ban ngày.
Mình nghe anh lái taxi kể rằng, 365 ngày trong năm, buổi tối nào ở nghĩa trang cũng đông người, nhất là vào tháng 7 âm lịch thì càng đông hơn nữa, bất kể đầu tuần hay cuối tuần.
Khoảng 20 giờ 30 tối mình và bạn chủ động đi sớm tới nghĩa trang Hàng Dương, đồ lễ thì mua tại nhà cô chú Đức Thành, ngay chợ Côn Đảo, rất dễ tìm. Cô chú khá nhiệt tình và có cả cho thuê phòng ở nữa.
Khi mình và bạn tới nghĩa trang Hàng Dương thì khoảng 21 giờ đêm, tranh thủ lúc vẫn vắng người nên mình và bạn bày lễ luôn ở mộ cô Sáu, rồi vào thắp hương ở tượng đài kỷ niệm các liệt sĩ hi sinh ở Côn Đảo.
Hôm mình đi, gặp 1 đoàn các cô chú, còn vừa đi vừa hát các bài hát về cách mạng và thắp nến thành dòng chữ “Tổ Quốc ghi công” ở ngay dưới chân tượng đài. Rất thành kính và trang trọng.
Đến gần 24 giờ đêm thì quanh mộ cô Sáu đông chật lắm, toàn người là người, ai cũng cố gắng tranh thủ bày lễ và thắp hương trên mộ cô và cả các mộ liệt sĩ xung quanh.
Đồ lễ thì nên có 1 bó hoa 19 bông hoa trắng (vì cô Sáu mất năm 19 tuổi) và đặt tiền lễ cũng mang con số 19… Chi tiết thế nào, mời bạn tham khảo thêm cả các bài review của những bạn này khi mọi người mua đồ lễ đi viếng mộ cô Võ Thị Sáu: https://du-lich.net/review-con-dao-lethanhtu/
Đến khoảng 1 giờ sáng thì xong, tụi mình lễ và hoá vàng, rồi đi về.
Ngày thứ 2, mình đi một vòng các điểm như chùa Vân Sơn Tự (ngôi chùa độc nhất hiện nay trên đảo). Sau khi vào lễ thì sư thầy sẽ đeo vào tay các bạn một cái vòng đá và bảo bạn rút 1 thẻ bài ghi một câu mang ý nghĩa liên quan đến lời Phật dạy. Rồi đi tiếp sang miếu bà Phi Yến (còn gọi là An Sơn Miếu).
Trên đường vào Vân Sơn Tự (chùa Núi Một) + miếu bà Phi Yến sẽ đi qua cái hồ sen cực đẹp, mời bạn xem hướng dẫn tại đây: Đi tìm hồ sen An Hải [Côn Đảo] – bản đồ đường đi và hướng dẫn
Rồi tụi mình đi tiếp qua nhà tù Côn Đảo, mũi Cá Mập – chỗ này chụp ảnh khá đẹp, bãi Đầm Trầu và Đầm Tre.
Có tổng cộng khoảng 19-20 địa điểm đẹp lắm cơ nhưng tụi mình chỉ đi được có dăm ba địa điểm khi ở Côn Đảo. Chi tiết các địa điểm như thế nào, bạn nên đi chỗ nào, bỏ chỗ nào, mời xem tại hướng dẫn các địa điểm tham quan đẹp ở Côn Đảo: 16 địa điểm chụp ảnh đẹp và cực “chill” ở Côn Đảo (+ luôn lịch trình)
Ngày cuối cùng, vì phải bay chuyến 10 giờ 45 sáng nên sáng sớm, mới 5 giờ tụi mình đã dậy và đi xe máy ra mũi Cá Mập để ngắm bình minh, nơi đây là một trong những điểm ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam…
Hình ảnh đặc trưng là có 1 chỏm núi nhô ra biển như hình con cá mập hoặc cá sấu, nếu thấy ai chụp ảnh có hình như ảnh sau đây thì đích thị là ở mũi Cá Mập:
Hình ảnh mũi Cá Mập lúc hoàng hôn, mời bạn xem tại review này: https://du-lich.net/hinh-anh-con-dao-dep/
Trên đường ra mũi Cá Mập, mình có đi qua 1 hải đăng (hơi bé), bạn cũng có thể leo lên hải đăng ngắm cảnh và chụp ảnh, xe máy thì cứ khoá và để sát bên kia đường không lo mất.
Có lẽ mọi người cũng sẽ hỏi là nếu book phòng tại Côn Đảo Camping thì ăn uống như thế nào?
Bên trên Côn Đảo Camping Hotel có rất nhiều nhà hàng chuyên đồ hải sản như nhà hàng Ớt, nhà hàng Tri Kỷ, nhà hàng Cánh Buồm, nhà hàng Thu Tâm, nhà hàng hải sản Phi Yến… Nhưng mình thấy giá cả ở đây cũng không rẻ lắm, nên nếu bạn chỉ muốn ăn uống bình dân giá rẻ thì có thể ghé cái quán cơm Su Su (nằm ở công viên Nguyễn Huệ), giá rất rẻ và đồ ăn cũng ngon nữa. Buổi tối, quán rất đông khách. Đây là bản đồ hướng dẫn đường đi trên Google Map (đi 500m từ Côn Đảo Camping là tới quán):
Tiết lộ chút kinh nghiệm book vé máy bay đi Côn Đảo:
Đi Côn Đảo có 2 cách. Một là book vé máy bay 2 chặng. Hai là đi máy bay xong đi tàu cao tốc. Mình quyết định bay từ Hà Nội – Cần Thơ và Cần Thơ – Côn Đảo để tiết kiệm thời gian di chuyển.
Lý do mình lựa chọn chặng Cần Thơ – Côn Đảo vì chặng này bay sẽ rẻ hơn chặng Sài Gòn – Côn Đảo khoảng 1 triệu đồng. Vé khứ hồi Cần Thơ – Côn Đảo mình book là 1.850K so với khoảng 3 triệu đồng chặng TPHCM – Côn Đảo.
Sân bay của Côn Đảo là sân bay Cỏ Ống, cũng khá nhỏ, luôn tấp nập vì số lượng người tới du lịch, nhưng chủ yếu là đi lễ cô Sáu.
Từ sân bay Côn Đảo về tới thị trấn khoảng 12 – 13km, đa phần là taxi, giá khoảng 150K – 170K, hoặc bạn có thể lựa chọn xe bus, nhưng thực chất là xe 7 chỗ, giá 50K, lúc mình về trung tâm thì đi một mình một xe cũng chỉ 50K (bạn alo 0901034213 – số xe bus ở Côn Đảo)
Nếu bạn đi tàu thì có 3 địa điểm khởi hành. Một là đi taxi từ Cần Thơ xuống cảng Trần Đề – Sóc Trăng để ra Côn Đảo, thời gian chạy chỉ còn 2,5 – 3 tiếng đồng hồ. Giá vé khoảng 260.000 – 310.000 đồng (hiện nay nghe nói đã tăng hơn). Review cách đi, mình thấy có bài này hay: https://du-lich.net/tau-super-dong-cang-tran-de-con-dao/
Ngoài ra, hiện nay mới có thêm tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo. Giá vé khoảng 660.000 -880.000 đồng/chiều, thời gian chạy khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Tuy giá vé đắt nhưng bạn sẽ không phải đi xe từ Cần Thơ xuống cảng Trần Đề (xa phết).
Cách thứ ba, khỏi phải đi xa, là đi tàu cao tốc Trưng Nhị từ bến Ninh Kiều – Cần Thơ ra Côn Đảo, mời bạn xem review của bạn này: https://du-lich.net/dia-diem-con-dao/
Từ khóa: review + check in côn đảo camping resort, giá book phòng khách sạn, ăn uống, nhận xét đánh giá