CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (2021-2022)
Ngành đào tạo:
Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành
1. Mã ngành đào tạo:
7810103
2. Chuyên ngành đào tạo:
Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành
3. Trình độ đào tạo:
Đại học
4. Thời gian đào tạo:
4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; Hiểu biết những kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội; Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản trị kinh doanh du lịch, đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực; Có năng lực làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế các lĩnh vực du lịch lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, sự kiện; Có khả năng hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh dịch vụ Du lịch phù hợp với thực tiễn trong môi trường kinh doanh; Có kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ và vận hành các hoạt động kinh doanh các dịch vụ Du lịch; Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc trong ngành du lịch lữ hành, lưu trú du lịch, vui chơi giải trí, truyền thông, sự kiện… sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:
– Kiến thức: Nắm vững những kiến thức lý luận chính trị, văn hóa, xã hội và nhân văn phù hợp với lĩnh vực du lịch.
Kiến thức chuyên môn về quản trị, quản lý kinh tế, du lịch và điều hành hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, có kiến thức chuyên sâu về hướng dẫn du lịch, thiết kế và điều hành chương trình du lịch, những kiến thức chuyên môn về tổ chức các sự kiện du lịch.
– Kỹ năng: Quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, đại lý lữ hành.
Hướng dẫn du lịch, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Điều hành và giám sát các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi nghỉ dưỡng.
Điều phối các hoạt động trong tổ chức sự kiện du lịch.
Ứng xử, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, truyền thông và làm việc nhóm tốt trong lĩnh vực du lịch.
– Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm: Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm, xây dựng chiến lược, lập kết hoạch kinh doanh dịch vụ du lịch.
Chấp hành những quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch.
Trách nhiệm đối với xã hội, đối với môi trường, đối với nguồn tài nguyên du lịch trong quá trình khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch.
Tôn trọng khách trong giao tiếp và ứng xử văn hóa khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và trong quá trình phục vụ khách.
– Vị trí làm việc sau tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, người học có năng lực phát triển sự nghiệp ở các vị trí công tác từ chuyên viên đến các chức vụ quản lý:
Nhân viên hoặc cán bộ quản lý, điều hành và triển khai hoạt động chuyên môn trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; Nhân viên hoặc cán bộ quản lý, điều hành và triển khai hoạt động chuyên môn trong các các cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu phức hợp thể thao giải trí… các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch khác ở trong nước và khu vực ASEAN:
Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và lữ hành như: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch; Các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; Các Ban quản lí di tích, trung tâm bảo tồn phát huy giá trị lịch sử, văn hóa …
– Quản lý công ty kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế;
– Điều hành chương trình du lịch;
– Hướng dẫn viên du lịch;
– Nhân viên trung tâm thông tin Du lịch;
– Nhân viên tiếp thị và bán sản phẩm dịch vụ du lịch.
– Nhân viên tổ chức, điều phối sự kiện, truyền thông sự kiện.
Tiếp tục theo học sau đại học để trở thành những chuyên gia có trình độ cao trong ngành du lịch.
Tham gia giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân.
– Ngoại ngữ, tin học: Sử dụng tốt ngôn ngữ tiếng Anh và công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn và quản lý điều hành các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành, lưu trú du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Năng lực sử dựng ngoại ngữ Tiếng Anh TOEIC 500 tương đương B1 (CEFR) hoặc Bậc 3 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hay B1 quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có năng lực Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Năm 2022
– Quyết định ban hành CTĐT: Xem chi tiết tại đây
– Đề án mở ngành đào tạo: Xem chi tiết tại đây
– CTĐT ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành: Xem chi tiết tại đây
CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành năm 2024
– CTĐT chuyên ngành: Quản trị lữ hành
– CTĐT chuyên ngành: Quản trị Khách Sạn – Nhà hàng
– CTĐT chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Thương mại hàng không
– Xác nhận điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo (Bổ sung theo thông tư 02/2022/TT-BGDĐT): Xem chi tiết tại đây
–
1. Cấu trúc chương trình
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 120 tín chỉ
(không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
Trong đó:
– Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ
– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 80 tín chỉ
2. Chương trình: 2022, 2021
3. Ma trận chuẩn đầu ra: 2021 – 2022
4. Phương pháp giảng dạy và đánh giá: Xem tại đây
CHUẨN ĐẦU RA
(Chi tiết tại đây)
DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY
PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao
Môn giảng dạy: Quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch, Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, Quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch
TS. Trần Thị Thùy Trang
Môn giảng dạy: Du lịch sinh thái, Du lịch bền vững, Quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch
ThS. Trần Diệu Hằng
Môn giảng dạy: Marketing du lịch, Nghiệp vụ tổ chức sự kiện trong du lịch, Xúc tiến du lịch
ThS. Hồ Nữ Trà Giang
Môn giảng dạy: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Tin học đại cương
ThS. Phạm Thanh Hương
Môn giảng dạy: Văn hóa ứng xử và giao tiếp trong du lịch, Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch
ThS. Huỳnh Diệp Trâm Anh
Môn giảng dạy: Tour nhập môn ngành lữ hành, Quản trị bán hàng, Nghiệp vụ tổ chức sự kiện trong du lịch
ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân
Môn giảng dạy: Tour nhập môn ngành lữ hành, Tổng quan du lịch, Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch
ThS. Bùi Vũ Lương
Môn giảng dạy: Kinh tế du lịch, Quản trị kinh doanh lữ hành , Thiết kế và điều hành chương trình du lịch, Quản trị du lịch hàng không
ThS. Nguyễn Sơn Tùng
Môn giảng dạy: Quản trị du lịch MICE, Quản trị cơ sở lưu trú du lịch – Khách sạn, Quản trị kinh doanh lữ hành, Quản trị Khu vui chơi nghỉ dưỡng
ThS. Hoàng Thanh Diệu
Môn giảng dạy: Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch, Quản trị học, Quản trị bán hàng
ThS. Đoàn Quang Đồng
Môn giảng dạy: Tour nhập môn ngành lữ hành, Quản trị điểm đến du lịch, Quản trị cơ sở lưu trú du lịch – khách sạn, Quản trị Khu vui chơi nghỉ dưỡng, Tuyến điểm du lịch
ThS. Đỗ Quốc Giang
Môn giảng dạy: Thiết kế và điều hành chương trình du lịch, Tuyến điểm du lịch, Quản trị điểm đến du lịch