Quốc lộ 279 là tuyến đường huyết mạch liên tỉnh nối bờ biển phía Đông Bắc tại Quảng Ninh, qua các tỉnh miền núi phía Bắc với nhau như: Điểm đầu của Quốc lộ 279 tại ngã ba Giếng Đáy giao với Quốc lộ 18 thuộc địa phận thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, qua 10 tỉnh vùng núi phía Bắc, kết thúc tại cửa khẩu Tây Trang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Toàn tuyến dài hơn 600 km, dài thứ tư trong các quốc lộ ở Việt Nam sau Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 và Quốc lộ 15, Quốc lộ 279 cùng với các quốc lộ số 4, như là 1 cánh cung trải dài từ Đông sang Tây, che chắn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Quốc lộ 279 chạy qua các huyện thị và các địa danh sau:
Từ Phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, nhập vào tỉnh lộ 326 tại Hoành Bồ, qua Sơn Dương, Tân Dân, nối tiếp vào Lạng Sơn, giao với quốc lộ 31 tại Sơn Động, rồi đi chung với quốc lộ 31 đến Lục Ngạn (Bắc Giang), Vựa Noài, Phố Chợ, nhập với Quốc lộ 1A tại Quang Lạng (Chi Lăng) và tách ra tại Đồng Mỏ.
Đồng mỏ là nơi giao giữa quốc lộ 279 với quốc lộ 1A tại Quang Lạng và được tách ra tại thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng. Đồng Mỏ là một trong 2 thị trấn của huyện Chi Lăng nằm ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn. Đồng Mỏ nằm trong vùng địa mạo thung lũng thềm thấp chạy dọc theo quốc lộ 1A và theo quốc lộ 279 với san sát là các dãy núi đá vôi hiểm trở.
Những điều kiện tự nhiên đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi Lăng phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, huyện có hệ thống đường giao thông khá thuận tiện: trục quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và trục đường 279 nối Đồng Mỏ với vùng biển Quảng Ninh.
Nhưng năm qua nhờ có mạng giao thông vận tải Chi Lăng nói chung và riêng Đồng Mỏ đã phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, trồng cây ăn quả chủ yếu là na dai và vải thiều… một đặc sản, cây ăn quả chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của bà con nông dân huyện Chi Lăng.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Đồng Mỏ cũng phát triển nhờ việc khai thác đá phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng. Quốc lộ 279 đi tiếp đến Tòng Lạt, Pắc Ngườm giao với quốc lộ 1B tại khu vực Tân Xuân, rồi đến Văn Quan (Lạng Sơn), đường lại nhập vào quốc lộ 1B rồi lại tách ra tại khu vực thị trấn Bình Gia; Đi tiếp đến Pắc Khuông, Khuổi Giàng giao với quốc lộ 3B tại Khau An (Na Rì Bắc Kạn) giao và nhập vào quốc lộ 3 tại khu vực Lang Ngâm và tách ra tại Na Young dưới chân đèo Gió.
Tiếp đến là đèo Lùng Điếc, Thượng Dung, qua Na Hang (Tuyên Quang), giao với quốc lộ 2C tại Pác Hà và tách ra tại Làng Cay (Bắc Quang – Hà Giang) và giao với quốc lộ 70 tại Phố Ràng (Bảo Yên, Lào Cai).
Đi tiếp quốc lộ 279 qua sông Hồng tại cầu Bảo Hà (Khu vực Quỳnh Nhai), rồi qua thị trấn Văn Bàn, Minh Lương, đèo Khau Cọ, giao với quốc lộ 32 tại khu vực Nam Ba và Nà Sa rồi đi chung với quốc lộ 32, sau đó tách ra tại thị trấn Than Uyên (Lào Cai). Than Uyên là một trong 4 cánh đồng lớn của Tây Bắc, được coi như một cao nguyên trên vùng núi cao trùng điệp của tỉnh Lai Châu. Đây là môt vùng đất lòng chảo, nằm ở phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ khá lớn gần 40.000 ha, nhất là cánh đồng Mường Than có tiềm năng cho việc phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp chè và chăn nuôi gia súc, trong đó trồng và sản xuất chè là kinh tế mũi nhọn của Than Uyên.
Than Uyên được phát triển lâu dài từ nền văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Đông Sơn. Sang thời Lý, Than Uyên thuộc mường Tiến Châu Đăng; đời hậu Lê thuộc châu Chiêu Tấn, phủ An Tây trong thừa tuyên Hưng Hoá; đời Tự Đức triều Nguyễn, Than Uyên là lỵ sở châu Chiêu Tấn.Năm 1909 chính quyền Pháp đặt ra châu Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu.
Năm 2008 Chính phủ đã điều chỉnh địa giới hành chính huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Đường tiếp tục qua Ta Hủa thì tách ra 2 đường rồi lại nhập vào tại Bản Bo, qua sông Đà tại cầu Pá Uôn (Sơn La). Cây cầu được thiết kế có trụ cao 98m, là trụ cầu cao nhất Việt Nam hiện nay, do đội ngũ kỹ sư Tổng công ty TVTK Giao thông vận tải thiết kế, Ban QLDA 1 (bộ GTVT) là chủ đầu tư và do các công ty: Cầu 1, cầu 3 Thăng Long (TCT xây dựng Thăng Long), thi công chính, công ty 99 (TCT xây dựng Trường Sơn, công ty 479 (Tổng công ty XDCTGT4 thi công đường dẫn đầu cầu. Cầu có chiều dài trên 918m, khổ cầu 9m (2 làn xe). Cầu gồm 2 mố và 11 trụ, xây dựng vĩnh cửu bằng bêtông và bê tông cốt thép dự ứng lực. Quốc lộ 279 qua Hủa Tạt rồi nhập vào quốc lộ 6 tại Minh Thắng (Tuần Giáo – Điện Biên) rồi lại tách ra tại nút gia tại ngã ba Tuần Giáo.
Tuần Giáo dưới chân Đèo Pha Đin, ở cao nguyên Tả Phình, đèo nằm trên quốc lộ 6, đường từ Hà Nội lên thành phố Điện Biên Phủ, ở ranh giới giữa Sơn La và Điện Biên. Pha Ðin, tiếng địa phương nghĩa là Trời Đất, nên còn có tên gọi khác là đèo Cổng Trời – là đèo núi dài nhất Việt Nam, thuộc vùng Tây Bắc. Pha Đin địa thế rất hiểm trở, khi lên dốc, lúc xuống dốc, ngoằn ngoèo, chênh vênh. Một bên, là vách núi dựng đứng, một bên, là vực sâu thăm thẳm, lại có nhiều khúc quanh nguy hiểm. Pha Ðin, là một cuộc du lịch đầy thú vị của du khách trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất trời. Từ ngã ba Tuần Giáo đi tiếp tới thành phố Điện Biên và giao với đầu tuyến quốc lộ 12 tại khu vực sân bay Mường Thanh và từ đó đi tiếp đến cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh Điện Biên, biên giới Việt Nam – Lào.
Điện Biên không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam bởi chiến thắng Điện Biên chiều ngày 7/5/1954, chấm dứt 80 năm Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến. Điện Biên còn là một địa danh làm “chấn động địa cầu” là một biểu tượng cho các dân tộc bị áp bức xâm lược.
Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ương đã quyết định lập khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nước Việt Nam. Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Chính vì vậy Điện Biên cũng là một thành phố giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước. nhất là sau khi Điện Biên trở thành thành phố vào năm 2003. Sân bay Mường Thanh được xây dựng mới từ nhà ga cho đến đường hạ cất cánh, cũng như hệ thống dẫn đường bay và những năm sau đó Chính Phủ quyết định cải tạo nâng cấp toàn bộ tuyến quốc lộ 6 và quốc lộ 279 đoạn từ Tuần Giáo đến Điện Biên. Trên các tuyến đường miền núi Tây Bắc có nhiều tuyến đường như: Cuối quốc lộ 2, quốc lộ 32, quốc lộ 4 v.v… Quốc lộ 279 được những người đam mê du lịch khám phá, đi tự do không người dẫn và ăn nghỉ ngẫu hứng, hành trình bằng những phương tiện xe máy và ô tô nhỏ… mà nhiều người vẫn gọi là Phượt.
Hành trình du lịch theo hình thức Phượt từ thành phố Hạ Long đi Điện Biên theo quốc lộ 279 như sau: Trong đó Hạ Long – An Châu ~ 70 km, An Châu – Đồng Mỏ ~ 68 km, Đồng Mỏ – Bình Gia ~ 57 km, Bình Gia – Nà Phặc ~ 104 km, Nà Phặc – Chợ Rã (hồ Ba Bể) – thác Đầu Đẳng – đi thuyền 1 đoạn đường 279 – Na Hang – Việt Quang ~ 173 km, Việt Quang – Khánh Yên – Than Uyên – Tuần Giáo ~ 270 km. Việt Quang – Phố Ràng ~ 65 km. Phố Ràng – Khánh Yên ~ 47 km. Khánh Yên – Than Uyên ~ 57 km. Than Uyên – Tuần Giáo ~ 101 km và từ Tuần Giáo đến Điện Biên và biên giới Tây Trang dài 117km.
Toàn bộ chặng đường đi qua đều có nhiều cảnh đẹp hữu hạn, nhưng khó khăn thì vô hạn. Quốc lộ 279 có những đoạn trải nhựa to rộng đi lại dễ dàng, có những đoạn đang được xây dựng với bụi mù trời, có những đoạn đường cấp phối và cả những đoạn còn là đường đất xuyên qua những bản làng heo hút, luôn là nơi dành cho những người thích mạo hiểm và khám phá.