Phịch thủ là biệt danh mà cộng đồng mạng đặt cho những người đàn ông có mục đích không tốt khi đi phượt. Biệt danh phịch thủ cũng được nhắc đi nhắc lại và trở thành hiện tượng trên mạng xã hội.
Theo báo CAND, địa điểm phượt rất đa dạng, hầu hết đều là những vùng núi hiểm trở hẻo lánh, đa số các phượt thủ đều chọn cho mình phương tiện di chuyển chính là xe máy vì sự tiện lợi và những ưu việt của nó: bạn có thể nhìn ngắm, nghe, hít thở và hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận bằng mọi giác quan, dừng đỗ theo ý muốn. Đi xe máy cũng tạo cảm giác gần gũi hơn với người dân địa phương trên những mảnh đất mình đi qua.
Với dân phượt, những cung đường càng sâu, càng xa, càng hiểm trở càng có sức hấp dẫn. Nhưng cũng chính tại những cung đường đó, họ cũng phải đối mặt với những bất trắc, đôi khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Những sự cố như ngã xe, xây xát, hỏng xe, gặp mưa lũ… không chuyến đi nào là không có. Những chuyến đi bồng bột và thiếu sự chuẩn bị, tìm hiểu đã đưa đến nhiều hệ quả xấu. Năm nào cũng có những mảnh đời còn rất trẻ mãi mãi nằm lại trên những cung đường.
Dân phượt trước mỗi chuyến đi đều tuyển các cặp “xế-ôm”: thường xế là nam (người cầm lái) và ôm là nữ ngồi cùng xe. Cá biệt cũng có những chị em phụ nữ có cá tính mạnh sẵn sàng cầm lái trong các chuyến đi dài hàng ngàn cây số.
Tháng 11-2014, một nhóm phượt gặp tai nạn ở Hà Giang khiến nữ phượt thủ xấu số tên G (sinh năm 1993, Hải Dương) qua đời. Tai nạn được xác định do thời tiết sương mù nên 1 xe bất ngờ đâm phải xe tải ở đoạn cua cuối dốc, khu vực Hà Giang. Trước đó 2 tuần, vào ngày 1-11-2014, anh Nguyễn Việt Anh (trú TP Hồ Chí Minh) đang chạy môtô cùng nhóm phượt trên đường cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn đã qua đời sau tai nạn. Theo chia sẻ, chiếc môtô của thanh niên này đã vượt xe tải cùng chiều rồi lao vào dải phân cách giữa đường.
Từ tháng 8 đến 9-2015, rất nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra tại đường xuống đèo Tam Đảo. Nguyên nhân được xác định do hầu hết các trường hợp đều do đi xe tay ga và tắt máy thả trôi dốc.
Phịch thủ là gì và phịch thủ có ý nghĩa gì. Với dân phượt, những cung đường càng sâu, càng xa, càng hiểm trở càng có sức hấp dẫn
Gần đây nhất, một nam sinh trong lần đầu tiên đi phượt có tên Trần T (sinh năm 1996, sinh viên năm thứ 2 một trường đại học tại Hà Nội) đã tử nạn trên cung đường Y Tý – Lào Cai. Nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm được xác định do đường đi khá hẹp, chiếc xe máy của nạn nhân bị xe tải bất ngờ chèn ép khiến xe máy bị trượt bánh. Và còn rất nhiều vụ tai nạn khác trên những cung đường phượt mà cho đến nay vẫn chưa có những thống kê chính thức.
Tham gia vào một số diễn đàn phượt như Phượt.com, Phượt Hà Nội… chắc hẳn sẽ không khó gặp những vụ tố hành vi ăn chặn tiền của một số đối tượng mang danh leader (trưởng nhóm) với những người mới đi phượt. Lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của những người lần đầu đi phượt, không ít “lão làng” đã đứng ra ăn chặn tiền, bán tour nhằm thu lợi nhuận nhờ những khoản chênh lệch giữa tiền mọi người đóng góp và thực chi.