Bãi biển Đại Lãnh
Bãi biển Đại Lãnh xứng đáng là một trong những bãi biển đẹp tự nhiên nhất của miền Trung nước ta. Nằm ở giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, chỉ cách thành phố Nha Trang 80 km và thị xã Tuy Hòa 30 km, trong khu vực thuộc Vịnh Vân Phong, vì thế biển Đại Lãnh mang cả vẻ đẹp đằm thắm của biển Nha Trang và nét hoang sơ của biển Phú Yên.
Biển Đại Lãnh từ xưa vốn đã rất nổi tiếng rồi. Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, vua Minh Mạng vì yêu thích phong cảnh nơi đây đã cho chạm khắc hình ảnh của biển trên 9 chiếc đỉnh đồng lớn đặt trong cung điện của nhà vua để ngày đêm được chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, biển Đại Lãnh vẫn giữ được nét hoang sơ của nó mà không chịu tác động của bàn tay con người nào. Cũng một phần vì biển ở đây quá đẹp, nên không cần tu tạo nữa cũng đã làm đắm say biết bao du khách ghé thăm.
Bãi biển Đại Lãnh được nhận xét rằng, trong 3.000 km bờ biển ở Việt Nam thì chưa có bãi biển nào sạch và đẹp như ở đây, vì bãi biển ở đây còn hoang sơ, nằm cách xa các khu dân cư, phố xá, khu công nghiệp nên không chịu tác động của các hoạt động sinh hoạt, nên môi trường rất trong lành và chưa bị ô nhiễm.
Biển ở đây với bãi cát trắng trải dài miên man, lấp lánh dưới ánh nắng vàng ruộm như mật ong, biển xanh mướt mát, trong đến tận đáy, triền cát thoai thoải. Biển rất trong nên không bị hạn chế tầm nhìn, bạn có thể quan sát hệ thống sinh vật dưới biển một cách rõ nét. Do triền cát thoai thoải nên sóng biển ở đây rất êm, độ mặn cũng vừa phải nên đối với những du khách là tín đồ của sự an toàn thì đây hẳn là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Cực đông – Mũi Đôi – Bán đảo Hòn Gốm
Danh lam thắng cảnh Mũi Đôi tại Bán đảo Hòn Gốm trên vịnh Vân Phong (thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Mũi Đôi cách TP. Nha Trang khoảng 100km. Du khách có thể khám phá danh thắng Mũi Đôi bằng đường bộ hoặc bằng ghe để thưởng ngoạn vẻ đẹp của danh thắng này từ phía biển. Địa danh này được gọi là Mũi Đôi vì tại vị trí này cùng có hai doi đá nhô ra biển.
Là điểm cực Đông trên đất liền, là 1 trong 4 điểm cực đất liền Việt Nam, gồm: Điểm cực Bắc (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang); điểm cực Nam (mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau); điểm cực Tây (A Pa Chải – Tá Miếu, xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) và điểm cực Đông ở Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp được tạo thành bởi những khối đá kỳ thú, muôn hình muôn vẻ nằm giữa một vùng trời nước bao la, Mũi Đôi hứa hẹn là một điểm tham quan, khám phá kỳ thú và hấp dẫn. Đến đây, du khách có thể tổ chức dã ngoại, cắm trại qua đêm để háo hức với giây phút đón ánh nắng mặt trời đầu tiên từ điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc.
Hòn Bà – Suối Đá Giăng
Cách trung tâm TP. Nha Trang (Khánh Hòa) 35km về phía Tây Nam, suối Đá Giăng nằm kề bên đường lên đỉnh Hòn Bà – nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”. Không ồn ào như những tour biển đảo, không hiện đại và chuyên nghiệp như những chuyến lữ hành đắt đỏ, đến suối Đá Giăng, du khách có thể chỉ cần phương tiện xe máy hoặc ô tô. Đỉnh Hòn Bà cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Đường lên đỉnh được trải nhựa, chạy quanh co, uốn lượn theo những sườn núi cheo leo. Phía trái đường là hồ chứa nước Suối Dầu gợn sóng lăn tăn. Bên phải đường là những vách đá cùng cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Suối Đá Giăng còn rất hoang sơ… Suối Đá Giăng uốn lượn theo triền núi với những dải đá lô nhô, đủ hình dạng và kích cỡ, nằm khoe mình giữa dòng suối hay rải rác trên bờ. Có lẽ vì thế, người dân đặt tên cho suối là Đá Giăng. Thiên nhiên thật ưu đãi khi tạo cho nơi đây những hồ chứa nước và nhiều con suối nhỏ với cảnh quan kỳ thú. Càng lên trên, ngọn thác càng hùng vĩ với dòng nước chảy xiết, tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa. Đến đây, ngoài tận hưởng không khí trong lành, du khách có thể bày thức ăn và nhâm nhi thưởng thức hoặc ngồi thư giãn trên những tảng đá lớn, dưới bóng cây ven bờ, ngâm đôi chân trần dưới dòng suối mát lạnh và thưởng thức trái cây.
Ở suối Đá Giăng có nhiều phiến đá dốc và trơn nên các bạn trẻ ưa mạo hiểm thường chơi trò trượt thác. Từng nhóm có thể để mặc cho dòng nước đẩy xuống hốc nước nhỏ bên dưới phủ đầy rêu mà không sợ bị va vào vách đá.
Đèo Cù Hin – Cam Lâm
Đèo Cù Hin tọa lạc tại Đại lộ Nguyễn Tất Thành, nối TP. Nha Trang với Sân bay quốc tế Cam Ranh. Ở giữa đoạn đường đèo, ngay vị trí giáp ranh giữa địa phận TP. Nha Trang với huyện Cam Lâm có một vị trí rất đẹp để người dân và du khách có thể dừng chân ngắm cảnh, chụp hình lưu niệm. Đây là điểm dừng chân bài bản, chắc chắn sẽ rất ấn tượng với du khách khi đi du lịch Nha Trang – Khánh Hòa.
Trạm dừng chân tại đèo Cù Hin. Đây là điểm nhìn về TP. Nha Trang rất đẹp, nhất là lúc bình minh và hoàng hôn. Khu vực này đã được quy hoạch thành điểm dừng chân. Trạm được mở tự do cho người dân và du khách vào tham quan, chụp hình
Đèo Lương Sơn
Đèo Lương Sơn nối liền từ đường Trần Phú chạy về phía Ninh Hòa, đèo ôm trọn con đường biển rất đẹp. Không những thế còn nổi tiếng với rất nhiều quán ốc ngon bổ rẻ du khách nếu có dịp nên ghé đến thưởng thức với các món ăn đậm chất vị biển ở nơi làng chài này.
Vậy là giờ bạn đã có trong tay tất cả các địa điể du lịch Nha Trang với đủ mọi cung bậc. Hãy lên kế hoạch cùng bạn bè khám phá và để lại những trải nghiệm thật tuyệt vời
Xem thêm
- Tour Bình Ba
- Trải nghiệm cung đường biển đẹp nhất miền Trung