ĐẤT MŨI CÀ MAU
Cà Mau được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen. Đến Cà Mau, bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hữu tình với rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng như: 1. Mũi Cà mau 2. Vườn Chim Cà Mau (TP Cà Mau) 3. Đảo hòn khoai Cà Mau 4. Biển Khai Long 5. Rừng U Minh Hạ 6. Rừng đước Năm Căn 7. Chợ nổi Cà Mau 8. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 9. Hòn Đá Bạc Cà Mau 10. Đầm Thị Tường 11. Rừng ngập mặn Cà Mau Du lịch Cà Mau còn đa dạng với nền ẩm thực phong phú, đa dạng với những món đặc sản như: Mắm ba khía Rạch Gốc, mật ong rừng, lươn um rau ngổ, vọp nướng, chả mực đất Mũi, bánh tằm cay, chuột đồng chiên sả, cua gạch, cá leo cây,…
TRÀ VINH
Trước đây vùng đất Trà Vinh còn được gọi là xứ Trà Vang. Tên Trà Vang vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ Môn-Khmer cổ mà dân gian thường gọi là Trah Păng. Tên gọi ấy phản ánh đặc điểm cảnh quan thuở xa xưa của một vùng đất mới được bồi đắp ở ven sông, ven biển, có nhiều vùng trũng, đầm lầy,… Ghé thăm vùng đất Trà Vinh bạn sẽ được khám phá rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như: 1. Ao Bà Om 2. Bãi biển Ba Động 3. Cù Lao Long Tri 4. Cù Lao Tân Quy 5. Khu du lịch sinh thái Rừng Đước 6. Bảo Tàng Khmer 7. Chùa Vàm Rây 8. Chùa Cò 9. Chùa Ăng 10. Chùa Hang Cùng rất nhiều món ăn đặc sản Trà Vinh thu hút du khách gần xa như: Bánh canh bến có, bún suông, cháo ám, nước mắm rươi, trái quách, dừa sáp, bún nước lèo, chù ụ, bánh tét cốm dẹp, mắm bò hóc,…
KIÊN GIANG
Kiên Giang là tỉnh được thành lập năm 1975, phần lớn là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII. Địa danh Kiên Giang có thể bắt nguồn từ tên một con sông ở Rạch Giá, đó là sông Kiên. Kiên Giang sở hữu những hòn đảo thơ mộng và thu hút du khách với những địa danh nổi tiếng như: 1. Đảo Phú Quốc 2. Đảo Nam Du 3. Đảo Bà Lụa 4. Đảo Hải Tặc 5. Đảo Hòn Sơn 6. Hòn Phụ Tử 7. Rạch Giá 8. Khu du lịch rừng U Minh Thượng Kiên Giang còn có những món ăn đặc sản ngon nức tiếng như: Gỏi sò lông hoa chuối, nấm tràm, cà xỉu muối, bánh thốt nốt, gỏi cá trích, bún kèn Hà Tiên, bánh ống lá Dứa, cơm ghẹ Phú Quốc,…
SÓC TRĂNG
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang (ឃ្លាំង) là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng. Sóc Trăng là điểm đến nổi bật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Du lịch Sóc Trăng nổi tiếng với những phiên chợ nhộn nhịp người qua lại, cùng kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa như: 1. Cồn Mỹ Phước 2. Chùa Chén Kiểu 3. Chùa đất sét 4. Chợ Nổi Ngã Năm 5. Chùa Dơi 6. Chùa Som Rong 7. Chùa Phật Học 2 8. Vườn cò Tân Long Hành trình khám phá Sóc Trăng của bạn sẽ chưa trọn vẹn nếu không thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản như: Bánh Pía, mè láo, bánh gừng, khô trâu, bánh cống, bánh ống, bánh in, hủ tiếu
XỨ SỞ CÔNG TỬ BẠC LIÊU
Tên gọi “Bạc Liêu”, đọc giọng Triều Châu là “Pô Léo”, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”. Du lịch Bạc Liêu nổi tiếng với những biến cố thăng trầm của lịch sử, thu hút du khách với những địa điểm như: 1. Biển Bạc Liêu 2. Tháp cổ Vĩnh Hưng 3. Sân chim Bạc Liêu 4. Nhà công tử Bạc Liêu 5. Nhà thờ Tắc Sậy 6. Vườn nhãn cổ 7. Chùa Xiêm Cán 8. Quần thể kiến trúc nhà tây 9. Khu du lịch nhà Mát 10. Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu 11. Nhà hát nón lá Cao Văn Lầu – Quảng trường Hùng Vương. Về Bạc Liêu du khách còn được thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc với rất nhiều món ngon như: Bún xào nem nướng, hủ tiếu mì khô, bánh xèo, bánh tằm Ngan Dừa, bún bò cay, bánh củ cải
HẬU GIANG
Hậu Giang là địa danh có tên gọi bắt nguồn từ tên sông Hậu. Năm 1976 cũng từng có một tỉnh Hậu Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, bị giải thể năm 1991 do bị chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, sau đó tháng 11/2003 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang hiện nay. Vùng đất Hậu Giang mang vẻ đẹp đặc trưng của miền Tây sông nước, khi ghé thăm nơi đây bạn sẽ được khám phá rất nhiều điểm tham quan đẹp và nổi tiếng như: 1. Chợ nổi Ngã Bảy 2. Khu văn hóa lịch sử Long Mỹ 3. Khu di tích 75 4. Công viên Xà No 5. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 6. Căn Cứ Bà Bái 7. Khu sinh thái Tây Đô 8. Khu sinh thái Tầm Vu Không chỉ có cảnh đẹp, du lịch Hậu Giang còn sở hữu những món ăn đặc trưng như: Cá thác lác, quýt đường Long Tri, đọt choại Hậu Giang, bánh xèo bông điên điển, bún gỏi, khóm Cầu Đúc, cháo lòng Cái Tắc, bưởi năm roi,..
CẦN THƠ
Về nguồn gốc chữ “Cần Thơ”, có thuyết kể rằng khi chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, thuyền ngài lênh đênh trên sông Hậu, trong đêm khuya thanh vắng ngài nghe có tiếng ngâm thơ, đờn địch, hò hát hòa nhau rất nhịp nhàng, từ một khúc sông xa vọng lại. Ngài xúc động và đặt tên con sông nhỏ này là “Cầm Thi Giang”. Cầm Thi được đọc trại thành Cần Thơ. Cần Thơ là điểm đến lý tưởng để bạn khám phá thiên nhiên và nhiều cảnh quan đẹp của vùng sông nước như: 1. Vườn sinh thái Hoa Súng 2. Làng du lịch Mỹ Khánh 3. Khu du lịch sinh thái Lung Cột Lầu 4. Vườn du lịch sinh thái Lê Lộc 5. Vườn sinh thái Bảo Gia An Viên 6. Vườn sinh thái Xẻo Nhum 7. Cồn Ấu 8. Bến Ninh Kiều 9. Chợ nổi Cái Răng 10. Vườn trái cây 9 Hồng Cùng những món ăn đặc sản Cần Thơ thu hút du khách như: Bánh hỏi Phong Điền, lẩu bần Phù Sa, bánh cống Cần Thơ, bánh tét lá Cẩm
LONG AN
Long An là địa danh được hiểu theo nghĩa: An là yên ổn, an toàn. Long là đầy đủ, hưng thịnh, lớn, tốt đẹp. Du lịch Long An với hệ thống sinh thái phong phú và sở hữu những điểm tham quan như: 1. Khu du lịch sinh thái Cát Tường 2. Cảng biển Tân Lập 3. Làng Sen Việt Nam 4. Làng cổ Phước Lộc Thọ 5. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen 6. Làng nổi Tân Lập Cùng rất nhiều món ăn đặc sản ngon nức tiếng Long An như: Thanh long Châu Thành, canh chua cá Chốt, rượu Đế Gò Đen, thịt lợn muối chua, móng còng Cần Giuộc, lẩu mắm,…
XỨ DỪA BẾN TRE
Về với xứ dừa Bến Tre bạn sẽ được tham quan và khám phá rất nhiều địa điểm đẹp và những món ăn dân dã như: 1. Khu du lịch Lan Vương 2. Khu du lịch làng Bè 3. Miệt vườn Cái Mơn, chợ Lách 4. Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ 5. Khu du lịch Cồn Phụng 6. Cồn Quy Cùng những món ăn đặc sản Bến Tre như: Bánh canh bột xắt, chuột dừa Bến Tre, đuông dừa, cháo cua đồng, kẹo dừa Bến Tre, cơm dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh Phồng Sơn Đốc, Chuối Đập, bánh xèo ốc Gạo,…
TIỀN GIANG
Tiền Giang là địa danh được đặt theo tên sông Tiền, là vùng đất được người Việt trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng đến khai hoang và định cư từ thế kỷ XVII. Sau nhiều lần thay đổi tên, thay đổi vùng địa lý, đến năm 1976 mới có tên chính thức là tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho. Về với Tiền Giang du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều loại trái cây thơm ngon tại những khu chợ nổi, cù lao và miệt vườn như: 1. Chợ nổi cái Bè 2. Biển Tâm Thành 3. Chùa Vĩnh Tràng 4. Cù Lao Thới Sơn 5. Trại rắn Đồng Tâm 6. Miệt vườn cái Bè 7. Vườn cây trái Vĩnh Kim 8. Cầu Mỹ Thuận Cùng những món ăn đặc sản Tiền Giang như: hủ tiếu Mỹ Tho, ốc gạo Tân Phong, bánh vá, chuối quết dừa, chả nướng chợ gạo, sam biển Gò Công, Vú sữa Lò Rèn
AN GIANG
An Giang xưa là đất Tầm Phong Long, về sau nước Chân Lạp dâng cho chúa Nguyễn, vua Gia Long tổ chức mộ dân đến khai hoang, đưa dân vào định cư trở thành một trong Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn độc lập. Tên gọi An Giang nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài, ý nghĩa cho việc khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.
Những địa điểm tham quan nổi tiếng vùng đất An Giang mà bạn không nên bỏ qua như: 1. Làng nổi Châu Đốc 2. Địa điểm Tà Pa 3. Miếu bà chúa Xứ 4. Khu Thất Sơn 5. Núi Cô Tô 6. Chợ Tịnh Biên 7. Búng Bình Thiên 8. Rừng Tràm Trà Sư 9. Khu di chỉ Óc Eo Cùng những món ăn đặc sản An Giang hấp dẫn du khách như: Lẩu mắm, bún cá Châu Đốc, cơm tấm Long Xuyên, cá lóc nướng trui, bánh bò rễ tre,Cùng những món ăn đặc sản An Giang hấp dẫn du khách như: Lẩu mắm, bún cá Châu Đốc, cơm tấm Long Xuyên, cá lóc nướng trui, bánh bò rễ tre, đường thốt nốt, canh chua cá linh đồng điên điển…
XỨ SEN ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp có tên gọi từ Đồng Tháp Mười, tư liệu thành văn viết “đồng Tháp Mười” (không viết hoa chữ “đồng”), có nghĩa “tháp thứ 10” hoặc “tháp 10 tầng”, thậm chí có nhiều cách giải thích về 2 ý nghĩa trên theo nhiều giả thuyết khác nhau. Nhiều người cho rằng địa danh Tháp mười được hình thành và chuyển hóa như sau: tháp Mười -> gò Tháp Mười (gọi tắt Gò Tháp) -> đồng Tháp Mười -> vùng Đồng Tháp Mười -> Tháp Mười + Đồng Tháp. Đến Đồng Tháp du khách sẽ bị hớp hồn với rất nhiều điểm tham quan đẹp và nổi tiếng như: 1. Vườn Quốc Gia Tràm Chim 2. Khu di tích Xẻo Quýt 3. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 4. Khu sinh thái Đồng Sen Tháp Mười 5. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê 6. Chùa Phước Kiển 7. Làng hoa kiểng Sa Đéc Cùng các món ăn đặc sản Đồng Tháp thu hút du khách: Dồi rắn, lẩu cá linh hoa, bông súng mắm kho, tắc kè xào lăn, nem Lai Vùng, hủ tiếu Sa Đéc, bánh phồng tôm Sa Giang, các lóc nướng cuốn lá
VĨNH LONG
Vĩnh Long âm Hán Việt có nhiều nghĩa, có thể ngụ ý: “sự thịnh vượng (long) bền lâu, mãi mãi (vĩnh)”. Tên Vĩnh Long, một thời được gọi Vãng Long nhưng “vãng” khó lý giải mối quan hệ ngữ nghĩa, vì nghĩa của “vãng” là “đi, đã qua, thường” không phù hợp với nghĩa của “vĩnh”, như trong từ ghép “vĩnh long”. Có thể lý giải con đường chuyển đổi ngữ âm cho dễ phát âm hơn, nhiều từ cũng chuyển từ inh sang ang như vậy. Du lịch Vĩnh Long với hệ sinh thái đa dạng thích hợp để ngắm cảnh và hòa mình cùng thiên nhiên sông nước yên bình. Nếu có dịp về với Vĩnh Long bạn không nên bỏ qua những địa điểm tham quan như: 1. Khu du lịch Vinh Sang 2. Vườn Bonsai 3. Văn Thánh Miếu 4. Khu du lịch Trường An 5. Cù Lao An Bình 6. Chùa cổ Long An 7. Chùa Tiên Châu 8. Lò gạch Mang Thít Cùng rất nhiều món ngon, đặc sản Vĩnh Long đang chào đón bạn khám phá và thường thức như : Cá Lăng nấu ngót, cá cháy kho Trà Ôn, cá tai tượng chiên giòn, chuột đồng nướng….
ĐỒNG NAI
Đồng Nai có nguồn gốc tên gọi vẫn chưa rõ ràng. Dân gian quen giải thích do cánh đồng có nhiều nai. Cũng có ý kiến cho rằng Đồng trong Đồng Nai là cách gọi biến âm từ chữ Đờng trong Đạ Đờng (Sông Cái) của người Mạ; bởi vì còn có rất nhiều tên gọi khác bắt nguồn từ chữ Đồng (Đờng?) mà không phải là cánh Đồng: Đồng Tranh, Đồng Môn, Đồng Tràm, Đồng Trường… Vào thế kỷ 17, Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ. Du lịch Đồng Nai thu hút du khách với phong cảnh hữu tình và thơ mộng, trong đó phải kể tới những điểm đến nổi tiếng như: 1. Khu du lịch thác Giang Điền 2. Thác Mai 3. Khu du lịch Thác Mơ 4. Khu du lịch Bửu Long 5. Làng du lịch tre Việt Nam Ngoài ra, khi du lịch Đồng Nai bạn còn được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản như: Cơm gà cá mặn, canh chua lá dang, lẩu lá khổ qua rừng, dế cơm chiên nước mắm, gỏi cá Biên Hòa….
BÌNH DƯƠNG
Bình Dương trong Địa chí Sài Gòn – Gia Định xưa cho rằng được lấy tên từ địa danh thời Trung cổ Trung Quốc, tên đất khởi nghiệp của vua Nghiêu. Khi làm vua, Nghiêu chỉ ở nhà tranh, vách đất, ăn mặc như thứ dân, ngày cày ruộng cùng dân, đêm đọc sách Thánh hiền, suốt thời gian vua cai trị dân chúng thái bình, thịnh trị, không trộm cắp, trên dưới hòa thuận an lành. Bình Dương nay là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa. Bình Dương hấp dẫn với những khu vui chơi giải trí sôi động bậc nhất miền Nam. Trong đó, phải kể tới những địa điểm nổi tiếng như: 1. Khu du lịch Đại Nam 2. Chùa Hội Khánh 3. Cà Phê Gió và Nước 4. Khu du lịch Thủy Châu 5. Chùa Châu Thới 6. Làng Tre Phú An 7. Công viên thành phố mới Bình Dương 8. Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường 9. Chùa Bà 10. Vườn trái cây Lái Thiêu Chưa dừng lại ở đó, những món ăn đặc sản Bình Dương cũng hấp dẫn như: Bún tôm, gỏi măng cụt, trái cây Thái Liêu, bánh bèo , gà quay xôi phồng….
TÂY NINH
Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là “Chuồng Voi” vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,… cư ngụ. Tên gọi Tây Ninh có nghĩa là yên ổn về chính trị ở phía tây. Tây Ninh cách trung tâm Sài Gòn khoảng 100km là điểm dã ngoại lý tưởng quanh khu vực Sài Gòn được nhiều người yêu thích. Khi du lịch Tây Ninh, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: 1. Núi Bà Đen 2. Tháp cổ Bình Thạnh 3. Cửa khẩu Mộc Bài 4. Khu du lịch Ma Thiên Lãnh 5. Hồ Tiếng Châu 6. Căn cứ trung ương cục miền Nam 7. Tòa thánh Tây Ninh. Cùng với đó là những món ăn đặc sản Tây Ninh hấp dẫn khách du lịch như: Bánh tráng phơi sương cuốn thịt, bánh tráng trộn, mắm chua, nem bưởi, muối ớt tôm, bánh canh Trảng Bàng, ốc xu núi Bà,…
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Địa danh Bà Rịa đã được cấu tạo dựa theo một phương thức chuyển hóa từ nhân danh. Điều này có nghĩa là được lấy từ tên Nguyễn Thị Rịa, đây là một người phụ nữ quê gốc ở Phú Yên và đã có công lao to lớn trong việc khai khẩn để đặt tên cho vùng đất này. Theo như các nhà nghiên cứu của người Pháp thuộc vào hiệp hội nghiên cứu Đông Dương và căn cứ vào sự lưu truyền của dân gian đã giải thích rằng nguồn gốc địa danh của Bà Rịa là nhằm tưởng nhớ bà Nguyễn Thị Rịa. Thành phố Vũng Tàu là một trong những khu du lịch biển được biết đến đầu tiên của nước ta và được thành lập vào năm 1895. Ban đầu thành phố Vũng Tàu có tên là Tam Thắng, gắn liền với sự kiện thành lập ba ngôi làng đầu tiên ở đây. Đó là thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. Năm 1882, vua Minh Mạng ban thưởng hàm và cấp đất cho dân khai thác và lập nên ba làng Thắng như trên để có thể làm ăn và sinh sống. Sau này Tam Thắng được đổi tên tên thành Vũng Tàu. Có nhiều ý kiến đã cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển và rất thuận lợi cho tàu bè đậu gió trước khi vào Gia Định nên được gọi là Vũng Tàu. Điểm đến tiếp theo trong hành trình khám phá khu vực Đông Nam Bộ tại Bà Rịa Vũng Tàu với địa hình đa dạng sở hữu nhiều địa điểm đẹp như: 1.Côn Đảo 2.Thắng cảnh Suối Tiên 3.Hòn Bà 4. Đại Đạo Long Phước 5.Hải Đăng Vũng Tàu 6. Linh Sơn Cổ tự 7.Thích ca Phật Đài 8. Bạch Đinh 9. Rừng nguyên sinh Bình Châu 10. Dinh Cổ 11. Khu du lịch Hồ mây Vũng tàu rất nhiều món ăn đặc sản thu hút du khách như: bánh xèo biển Long Hải, cháo hàu Long Sơn, bánh khọt, gỏi cá mai, bánh hỏi An Nhất, gà nướng….
TP. HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn. Có nhiều thuyết về tên gọi Sài Gòn, nhưng thuyết được cho là đúng và hợp lí nhất đó là Brai Nagara là nguồn gốc. Bởi vì thế kỷ 18 vùng Gia Định xưa có hai địa danh Rai-gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon ha( Sài Gòn hạ). Mà nguồn gốc của Rai gon là Brai Nagara hay Prey Nokor. Hơn nữa, địa danh này không có ý nghĩa trong tiếng Việt nên khả năng phiên âm từ tiếng dân tộc khác là có cơ sở và phù hợp nhất. Sài Gòn là điểm đến sôi động bậc nhất của khu vực Đông Nam Bộ. Nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác, bạn không nên bỏ qua những địa điểm sau: 1. Chợ Bến Thành 2. Nhà Thờ Đức Bà 3. Địa Đạo Củ Chi 4. Bưu Điện trung tâm Sài Gòn 5. Nhà Hát Lớn 6. Sài Gòn Square 7. Cầu Ánh Sao 8. Dinh Độc Lập 9. Công viên nước Đầm Sen 10. Khu du lịch văn hóa Suối Tiên 11. Hồ Bán Nguyệt 12. Phố Tây Bùi Viện 13. Chợ Lớn 14. Khu du lịch Cần Giờ. 15. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát. Không chỉ thu hút du khách với những điểm đến đẹp, độc đáo mà du lịch Sài Gòn còn được biết đến là “thiên đường ẩm thực”, với vô số món ăn đặc sản và món ăn vặt hấp dẫn như: cơm tấm, hủ tiếu Nam Vang, bông lan trứng muối Sài Gòn, chuối nếp nướng Sài Gòn, cơm cháy chà bông, sủi Cảo, bột chiên, bánh tráng trộn, trà sữa, bánh mì phá lấu, cơm tấm, lẩu cá kèo, chè Sài Gòn, cà phê bệt…
BÌNH PHƯỚC
Bình Phước có tên gọi từ ngày 30/1/1971, khi Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết sáp nhập 2 tỉnh Bình Long, Phước Long. Đến với vùng đất này du khách sẽ được dịp ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt mỹ của phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những hồ nước tự nhiên tuyệt đẹp, và các cánh rừng nguyên sinh rộng bạt ngàn như: 1. Thác Voi 2. Thác Đứng 3. Hồ Suối Lam 4. Khu du lịch núi Bà Rá, thác Mơ 5. Tràng cỏ Bù Lạch 6. Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập 7. Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên 8. Thác số 4 9. Sóc Bom Bo Bình Phước còn gây ấn tượng với những món ăn đặc sản đặc trưng, không thể nhầm lẫn với vùng đất khác: Hạt điều rang muối, bánh hạt điều, cơm lam, đọt mây nướng, heo thả rông, ve sầu sữa chiên giòn, rượu Cần…