2.2 Truyền thuyết gắn liền với đèo Cù Mông
Về truyền thuyết gắn liền với cung đèo, tương truyền xưa kia mảnh đất từ An Khê đến Vân Canh đổ về Đa Lộc có nhiều âm binh quấy phá. Trong số chúng có con beo thân mình dài 8 thước, hai chân sau có thể đi đứng như người. Nó thường hút hết nước từ sông suối lên tận Man Khê gây ra hạn hán, đói kém triền miên.
Người dân trước tình cảnh khốn cùng đã cầu đảo cúng tế trời đất. Cảm thương trước tiếng than khóc, thiên đình đã sai thần làm mưa đưa Cù Mãng xuống trần gian. Linh thú này nằm phủ phục trên đỉnh Cù Mông để bắt beo thần, đồng thời hô mưa cho vùng đất này.
Sau cuộc chiến ròng rãi suốt mấy năm, beo thần bị Cù Mãng bắt về trời. Hằng năm cứ vào tháng 9, tháng 10 Âm lịch, cả vùng đất này sẽ có mưa gió, sấm chớp đùng đùng. Người dân tin rằng, hiện tượng này chính là cuộc huyết chiến giữa Cù Mãng và beo thần ngày xưa.
3 Trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi chinh phục cung đèo
3.1 Tận hưởng không khí và cảnh quan thiên nhiên
Hành trình phượt đèo Cù Mông không chỉ dừng lại ở chinh phục các khúc cua đầy hiểm trở, mà còn là cơ hội để bạn hít căng lồng ngực với bầu không khí trong lành, lắng nghe thiên nhiên yên bình với tiếng chim hót líu lo. Đồng thời dừng chân đôi chút, chiêm ngưỡng cảnh đẹp Phú Yên từ trên cao nhìn xuống, bắt trọn vẻ đẹp giao thoa giữa núi non hùng vĩ và biển cả bao la.
Giữa bầu không khí mát lạnh và thanh âm trong trẻo của thiên nhiên, trải nghiệm thưởng ngoạn cảnh quan dường như mang đến nhiều cảm xúc hơn cả. Từ bán đảo Vĩnh Cửu ở phía đông với những cồn cát trải dài vô tận đến bán đảo Hải Phú ở phía nam được bao quanh bởi những hòn đảo thơ mộng như hòn Nần, hòn Tôm… Tất cả xa tận chân trời nhưng như gần ngay trước mắt khi đứng trên đỉnh đèo..