Một vụ tai nạn khi đổ đèo bằng xe tay ga. Ảnh minh họa
Nhiều vụ tai nạn xảy ra
Thời gian gần đây, đi phượt bằng xe máy là một trong những thú vui được nhiều bạn trẻ ưa thích. Bởi cách này có thể có những trải nghiệm đáng nhớ trên đường và được ngắm cảnh khắp nơi. Tuy nhiên, việc đi bằng xe máy không ai dám chắc không xảy ra những tình huống bất trắc trên đường. Thậm chí, không ít vụ tai nạn đã xảy ra khiến cho các phượt thủ bị ngã, nhẹ thì xây xát nặng thì phải nhập viện.
Cụ thể, chiều 23/12/2018, một đôi nam nữ khi đang di chuyển từ trên đèo xuống để di chuyển về Hà Nội, đến đoạn đường đèo thuộc xã Hồ Sơn thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô 4 chỗ. Sau đó, đôi nam nữ bị ngã văng xuống đường, trong đó nam thanh niên cầm lái bị thương nặng nằm bất tỉnh còn cô gái ngồi phía sau bị gãy xương đùi được đưa đi bệnh viện vấp cứu.
Kế đó, vào ngày 8/2/2019, một chiếc xe máy chở đôi nam nữ lao xuống vực tại đoạn km18 đi qua thị trấn Tam Đảo. Địa điểm nạn nhân rơi xuống cách mặt đường đèo khoảng 15m, ngay sau đó đôi nam nữ này đã được người dân sinh sống trong khu vực đưa đi cấp cứu.
Nguyên nhân các vụ tai nạn do đổ đèo
Các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu do mất phanh. Ảnh FB Trọng Thế Phùng
Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh cảnh báo về một vấn đề có thể xảy ra khi đi phượt. Vấn đề mà người này muốn nói chính là “đứt phanh”.
“Đứt phanh” là từ chung để nói về hiện tượng khi chiếc xe của bạn đột ngột mất tác dụng của phanh ( nói dễ hiểu là bóp phanh nhưng chẳng thấy xe chậm lại). Và khi bạn cần giảm tốc độ mà phanh không tác dụng thì kết quả rõ ràng…
Đa phần hiện tượng này không đến từ dây phanh kém, phanh có vấn đề mà do chính các bạn tự làm ra. Nhiều người đi xe với niềm tin vào chiếc phanh tuyệt đối, nó có thể làm việc chính xác bất cứ lúc nào, theo bất cứ cách sử dụng nào mà bạn muốn. Nhưng Không. Nó mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn bạn nghĩ nhiều.
Do đặc thù của xe tay ga khi xuống dốc loại xe này không thể về số thấp để hãm động cơ như xe số mà chỉ có thể dùng đến phanh. Điều nguy hiểm nhất lại chính là nằm ở đó khi xe lao xuống dốc, người lái bóp phanh liên tục sẽ khiến phanh xe bị nóng, má phanh bị bào mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng. Nhiều người còn tắt máy xuống dốc vì nghĩ rằng việc này sẽ giúp…tiết kiệm xăng”, người chia sẻ này viết.
Vậy phải làm sao để đổ đèo không bị mất phanh?
Đầu tiên về cách sử dụng phanh: không được rà phanh liên tục mà phanh dứt khoát ( Lưu ý: thao tác phanh để giảm tốc độ phải dứt khoát nhưng vẫn đảm bảo kĩ thuật phanh, ko để phanh bị bó cứng rất nguy hiểm) cho tốc độ xe giảm hẳn xuống dưới tốc độ an toàn, sau đó nhả phanh hoàn toàn. Có thể lặp lại thao tác phanh kiểu này khi tốc độ xe trôi tới mức không an toàn nhưng tuyệt đối không được giữ phanh ở trạng thái phanh hờ (rà phanh).
Thứ hai sử dụng sức hãm của động cơ: giữ tốc độ nhanh hơn 15 km/h, sau đó hãy bóp nhẹ phanh rồi mồi ga. Vừa mớm nhẹ ga để li hợp (côn) bám, và ngay khi bạn cảm nhận côn đã bám, hãy nhả ga hoàn toàn, bạn sẽ thấy điều thần kỳ xảy ra, xe bị động cơ kéo giật lại.
Một số kinh nghiệm phượt an toàn cho người mới đi lần đầu
Phượt là một hình thức du lịch mạo hiểm mà không phải ai cũng đủ kỹ năng và sức khỏe để có thể ĐẢM BẢO …
Loạt ảnh khiến ai cũng giật mình về thói quen của người Việt khi tham gia giao thông
Chỉ ngồi uống trà đá 15 phút, người đàn ông này đã chụp được rất nhiều bức ảnh khiến ai cũng phải giật mình vì …
Từ những vụ tai nạn tại bán đảo Sơn Trà và kinh nghiệm đi xe máy lên, xuống dốc
Việc đi phượt bằng xe máy trên bán đảo Sơn Trà có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu muốn trải nghiệm bằng loại …