1.2 Thất Sơn An Giang – Vùng đất trấn giữ linh hồn
Trên Thất Sơn – Bảy Núi có Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) nằm sát bên kênh Vĩnh Tế. Phía hậu liêu của chùa có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ được tương truyền rằng nó được dùng để trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí. Nhờ vào những nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An đã kết luận rằng đây là loại “Cao Biền trấn phù bia” dùng để trấn yểm linh khí không cho người tài xuất hiện trên vùng đất này. Được biết thêm, đây là một loại thuộc đạo “bùa Cao Biền” trấn yểm long mạch của người Tàu khi xưa.
1.3 Truyền thuyết huyền bí về Thất Sơn – Bảy Núi
Cho đến nay, vẫn còn nhiều người tin vào sức mạnh của bùa tại Thất Sơn – Bảy Núi có thể xoay chuyển càn khôn, giúp đỡ hoặc phá hủy số phận. Ngoài ra, Thất Sơn – Bảy Núi còn được nhiều người truyền tai nhau về những câu chuyện tâm linh ly kỳ như việc mãng xà, trăn gió, hổ dữ đi lên núi, cây cổ thụ thoắt ẩn thoắt hiện linh hồn lang thang, hổ, voi, bùa, ma dẫn đường, nhưng chưa ai thực sự nhìn thấy điều đấy. Thất Sơn – Bảy Núi ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ lạ khiến cho vùng đất này thu hút rất nhiều người đến để khám phá, tìm hiểu, đặc biệt là các tín đồ tôn giáo.
Người xưa có câu “Tu Phật núi Yên, tu tiên Bảy Núi”, ý nói Thất Sơn là nơi thích hợp cho việc tu hành nên nhiều đạo sĩ đến đây tập luyện. Họ trú ẩn tại cánh đồng, ngọn núi hiểm trở và dùng nguồn thức ăn phong phú của nơi đây. Họ còn tự tạo ra tin đồn về những câu chuyện tâm linh, bí ẩn tại Thất Sơn – Bảy Núi này để mọi người không thường xuyên lui đến. Truyền thuyết về Thất Sơn – Bảy Núi cũng do các đạo sĩ tạo ra, họ dùng thuyết phong thủy chọn ra 7 ngọn núi linh thiêng nhất và đặt cho nơi đây cái tên này. Trên thực tế, địa điểm này có đến 37 đỉnh núi, chúng được hình thành do quá trình thay đổi của địa chất và đại dương. Ngoài ra, khu vực này lại giáp với biên giới Campuchia, nếu có loạn lạc hay nguy cấp thì họ cũng dễ dàng ứng biến.
Sau này, Thất Sơn – Bảy Núi còn được vang danh bởi là một tên gọi liên quan đến phong trào Cần Vương. Ngoài ra, Thủ Khoa Huân, Phan Xích Long và chiến sĩ khác đều dựa vào nơi đây làm để làm căn cứ dựng phong trào. Cụ thể, núi Ngọa Long Sơn hiện còn lại bằng chứng lịch sử về Căn cứ Ô Tà Sóc, đây là nơi có địa hình hiểm trở nên thích hợp để cho việc ẩn náu, phòng thủ trong thời chiến tranh.
Xem thêm : Kinh Nghiệm du lịch Thái Lan