Với nhân viên nhà hàng, khách sạn hay du lịch, khi biết và hiểu rõ những thuật ngữ chuyên ngành sẽ giúp các bạn phục vụ khách hàng được tốt nhất. Hoteljob.vn xin giới thiệu những thuật ngữ chuyên ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch để các bạn tham khảo.
Thuật ngữ chuyên ngành nhà hàng
Reserve a table/ make a reservation – Bàn đã được đặt trước
12 top – Bàn cho 12 người
4 top – Bàn cho 4 người.
Deuce – Bàn cho 2 người
Take order – Nhận gọi món
On deck/ on the order – Là danh sách những món ăn đã được order được in ra để nhà bếp chế biến
Give a tip – Cho tiền boa
Give a discount/ voucher – La hình thức tặng phiếu giảm giá hoặc phiếu mua hàng cho khách hàng
Serve is (not) included – Phí sử dụng dịch vụ (chưa) được tính vào
On the line – Thức ăn đã chế biến xong, được xếp thành một hàng để chuẩn bị đem ra phục vụ khách
Mise (mise en place) – vật dụng/ nguyên liệu đã ở đúng vị trí
VIP (Very Important Person) – Đây là khách quan trọng của nhà hàng, cụm từ này được đánh dấu trên order để nhân viên biết ưu tiên phục vụ.
Waxing a table – Thực hiện chế độ phục vụ đặc biệt cho khách VIP.
All day – Là tổng số món đầu bếp chế biến trong một ngày.
Dupe (Duplicate) – Là tờ giấy ghi các món đã được khách order
Flash – Cần hâm nóng nhanh trong lò vi sóng
Dying on the pass – Tình trạng món ăn bị nguội, không ngon do phục vụ mang ra trễ.
Run the dish – Món ăn đã sẵn sàng để phục vụ thực khách
Fire – khẩu lệnh bếp trưởng nói để bắt đầu chế biến một món nào đó.
No show – một nhân viên nhà bếp không có mặt làm việc.
SOS (Sauce on the side) – Nước sốt để bên cạnh món ăn.
Short – một nguyên liệu chế biến món ăn nào đó bị thiếu.
Thuật ngữ chuyên ngành khách sạn
STD (Standard) – Là loại phòng tiêu chuẩn, thường có diện tích nhỏ nhất, ở tầng thấp, có tầm nhìn hạn chế và giá thấp nhất.
SUP (Superior) – Là loại phòng ở tầng cao, có tiện nghi tương đương nhưng diện tích lớn hơn hoặc hướng nhìn đẹp hơn, giá phòng cao hơn STD.
DLX (Deluxe) – Là phòng ở tầng cao, có diện tích rộng với tầm nhìn đẹp và trang bị cao cấp.
SUITE – là loại phòng cao cấp nhất của khách sạn, thường ở tầng cao nhất với tầm nhìn đẹp cùng các trang bị và dịch vụ đặc biệt kèm theo.
Connecting room – 2 phòng có cửa thông nhau
SGL (Single bed room) – Là loại phòng có 1 giường cho 1 khách ở
DBL (Double bed room) – Là loại phòng có 1 giường lớn cho 2 khách ở
TWN (Twin bed room) – Là loại phòng có 2 giường đơn cho 2 khách ở
TPL (Triple bed room) – Là loại phòng cho 3 khách ở, có 3 giường nhỏ/ 1 giường lớn và 1 giường nhỏ
EB (Extra bed) – Là giường thêm để phòng TWN hoặc DBL trở thành phòng Triple.
Availability – Phòng đã sẵn sàng để sử dụng
Fully – booked – Khách sạn đã hết phòng
OOO (Out of order) – Phòng không sử dụng
OC (Occupied) – Phòng có khách
VD (Vacant dirty) – Phòng chưa dọn
VC (Vacant Clean) – Phòng đã dọn
VR (Vacant ready) – Phòng sạch sẵn sàng đón khách
DND (Do not disturb) – Vui lòng đừng làm phiền
Make up room – Phòng cần làm ngay
VIP (Very Important Person) – Phòng dành cho khách quan trọng
SLO (Sleep out) – Phòng có khách ngủ bên ngoài
EA (Expected arrival) – Phòng khách sắp đến
HU (House use) – Phòng sử dụng nội bộ
DL (Double locked) – Khóa kép
BC (Baby cot) – Nôi trẻ em
EP (Extra person) – Người bổ sung
PCG (Primary care giver) – Khách khuyết tật
SO (Stay over) – Phòng khách ở lâu hơn dự
Free & Easy package – Là loại gói dịch vụ gồm phương tiện vận chuyển (vé máy bay, xe đón tiễn sân bay), phòng nghỉ và bữa ăn sáng tại khách sạn, các dịch vụ khác khách tự lo.
ROH (Run of the house) – Khách sạn sẽ xếp cho khách bất cứ phòng nào còn trống
A safe – Là ngăn đựng đồ an toàn, có khóa để dành riêng cho những vật giá trị
Room service – Dịch vụ phòng (hoạt động 24/24), khi đó các món ăn sẽ được phục vụ tới tận phòng của bạn
Laundry/ dry cleaning service – Dịch vụ giặt là hoặc giặt khô
Continental breakfast – Bữa ăn sáng với bánh sừng bò, cà phê, nước ép
Full English breakfast – Bữa ăn sáng kiểu Anh với các món bánh mỳ nướng, thịt xông khói, trứng, ngũ cốc,..
Set breakfast – Bữa sáng đơn giản với bánh mì ốp la, phở, mỳ với hoa quả, trà hoặc cà phê.
A wake-up call – Cuộc gọi báo thức cho khách yêu cầu.
Thuật ngữ chuyên ngành du lịch
Inbound – Khách du lịch quốc tế, người Việt tại hải ngoại du lịch Việt Nam.
Outbound – Người Việt Nam đi du lịch các nước khác
Leisure Travel – Là loại hình du lịch phù hợp với đa số các đối tượng khách hàng
Diving tour – Là tour lặn biển khám phá đại dương
Kayaking – Là tour du lịch khám phá mà khách du lịch sẽ tham gia trực tiếp chèo thuyền.
Adventure travel – Là hình thức du lịch khám phá, hơi mạo hiểm (Biking, Bird watching tour…)
Trekking – Là tour khám phá, mạo hiểm thực sự, đến những nơi hoang vắng, với những điều kiện dịch vụ tối thiểu
Homestay – Du khách ăn, ở và sinh hoạt cùng nhà với người dân bản xứ.
Incentive – Là loại tour khen thưởng dành cho các đoàn khách là đại lý hoặc công ty được thưởng đi du lịch, là tour cao cấp với các dịch vụ đặc biệt.
MICE tour – Là tên gọi chung cho các loại hình tour hội thảo, hội nghị, khen thưởng hay hội chợ.
Educational tour – Tour du lịch tìm hiểu sản phẩm
Travel light – Là hình thức du lịch gọn nhẹ, chỉ mang theo những vật dụng cần thiết
A full plate – lịch trình dày đặc
Book in advance – đặt trước
Family outing – chuyến du lịch với cả gia đình
A pit stop – trạm dừng xe giữa đường để đổ xăng, ăn uống,…
Red-eye flight – chuyến bay đêm muộn
Các bạn comment để đóng góp thêm những thuật ngữ còn thiếu nhé!
Bạn đang tìm việc nhà hàng – Link ngay vào Hoteljob.vn
Ms.Smile