Du lịch đã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm; thế nhưng ngành Du lịch Việt Nam mới thực sự lớn mạnh khoảng 10 năm gần đây. Vậy ai là ông tổ ngành Du lịch Việt Nam?
Bác Hồ là người luôn quan tâm đến quyền được đi du lịch của người dân Việt Nam. Ngay từ năm 1919; trong bản yêu sách gồm 8 điều gửi Hội nghị Vecxay; Bác đã yêu cầu:
“Sáu xin được phép lịch du,
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình”.
Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 sắp diễn ra; với tầm nhìn xa, vào cuối tháng 7/1945; Bác đã chỉ thị cho ông Đàm Quang Trung và ông Lê Giản chủ trì xây dựng sân bay Lũng Cò thuộc xóm Lũng Cò, xã Ninh Thành, tỉnh Tuyên Quang. Sân bay có đường cất hạ cánh dài 400m, rộng 20m. Những chuyến bay của lực lượng đồng minh đã hạ cánh an toàn. Một số người ở lại trong phái đoàn Liên hữu; được tham dự lễ độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.
Cách mạng tháng 8 thành công; Hiến pháp năm 1946 ra đời. Mọi người vẫn thường gọi Hiến pháp 1946 là Hiến pháp Hồ Chí Minh. Trong Điều thứ 10 ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú; đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
Tiếc rằng; trong điều kiện trường kỳ kháng chiến còn nhiều khó khăn gian khổ; quyền “đi lại trong nước và ra nước ngoài” của người dân chưa thể thực hiện rộng rãi.Tuy vậy; Bác vẫn mong muốn có cơ hội cho người Việt Nam được đi lại với thế giới. Năm 1949; Bác lại chỉ đạo xây dựng sân bay Soi Đúng ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Sau ngày hòa bình lập lại, ở miền Bắc; từ 1955 đến 1960 là thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN. Chỉ trong 5 năm; miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân ngày càng khá giả.
Nhà thơ Tố Hữu đã mô tả:
“5 năm mới bấy nhiêu ngày,
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều”.
Hiến pháp 1959 ra đời; một lần nữa khẳng định tại Điều 28: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền; tự do cư trú và đi lại”. Đó cũng là mong ước của Bác Hồ.
Cuối năm 1959; làm việc với Thủ tướng Phạm Văn Đồng; luật sư Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Ngoại Thương đã đề nghị: Đất nước ta đang đổi mới từng ngày và phát triển mạnh mẽ; đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước; nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 12 nước, quan hệ thương mại với 22 nước; Điều kiện để tổ chức cho dân ta đi du lịch đã có; Đề nghị Chính phủ cho thành lập Công ty Du lịch trực thuộc Bộ Ngoại Thương.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tán đồng đề nghị của luật sư Phan Anh và đồng ý đưa vấn đề Du lịch vào Chương trình nghị sự của phiên họp Hội đồng Chính phủ.
Lúc này; Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là Chính phủ mở rộng. Đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước Hồ Chí Minh. Thủ tướng Phạm Văn Đồng; các Phó Thủ tướng: Phạm Kế Toại; Võ Nguyên Giáp; Trường Chinh; Phạm Hùng; cùng 22 Bộ. Đến giữa tháng 7/1960; Thủ tướng Phạm Văn Đồng đứng đầu Chính phủ.
Ngày 20/1/1960; Thường vụ Hội đồng Chính phủ họp, trong đó có bàn về Du lịch. Hội nghị nhận thấy đã có đầy đủ điều kiện và cần thiết phải thành lập một tổ chức kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế để tổ chức cho khách nước ngoài vào du lịch ở Việt Nam và cho khách của nước Việt Nam ra du lịch ở nước ngoài. Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết về vấn đề này.
Thay mặt Hội đồng Chính phủ; ngày 9/7/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 26 – CP; thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thương.
Công ty Du lịch Việt Nam được giao 3 nhiệm vụ:
1. Đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ chức Du lịch nước ngoài để cho khách du lịch nước ngoài vào du lịch ở nước Việt Nam; hay khách nước Việt Nam ra du lịch ở nước ngoài.
2. Căn cứ vào các Hợp đồng đã ký kết với các tổ chức du lịch nước ngoài; phối hợp với các Tổ chức có liên quan ở trong nước để tổ chức cho khách nước ngoài vào du lịch ở nước Việt Nam và cho khách nước Việt Nam ra du lịch ở nước ngoài.
3. Tổ chức và quản lý những cơ sở và những phương tiện cần thiết để phục vụ khách du lịch”.
Công ty Du lịch Việt Nam đã ra đời và không ngừng phát triển. 18 năm sau, ngày 27/6/1978; Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam thuộc Hội đồng Chính phủ. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng.
23 năm sau, ngày 3/1/1983; Chính phủ giao cho Tổng cục Du lịch kiêm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh du lịch và giải thể Công ty Du lịch Việt Nam. Công ty Du lịch Việt Nam đã giải thể; song sứ mạng của Công ty phát triển ngày càng rực rỡ cả chiều rộng và chiều sâu.
Ngày 9/7/1960; ngày thành lập Công ty Du lịch Việt Nam đã được tôn vinh là ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam.
Đến nay; Du lịch Việt Nam đã có hơn 18.600 cơ sở lưu trú, hơn 10.000 Công ty lữ hành nội địa và hơn 1.500 Công ty lữ hành quốc tế. Năm 2014; Du lịch Việt Nam đón 7.874.212 lượt khách Du lịch quốc tế; hơn 37,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 230 ngàn tỷ đồng. Kết quả vẻ vang của Du lịch trong những năm qua là công sức của nhiều thế hệ cán bộ; công nhân viên; người lao động đã cống hiến cho Du lịch Việt Nam. Dù ông tổ ngành Du lịch Việt Nam là ai thì đến sau cùng ngành Du lịch Việt Nam đã khẳng định được mình với bạn bè thế giới.