Chỉ cần gõ Google như “phượt thủ xả rác”, “phượt thủ phá hoại khu du lịch”, “phượt thủ ăn nho trên giàn”, hay “phượt thủ biến tướng”… cho hàng loạt những bức hình xấu xí về những bạn trẻ mang danh nghĩa “phượt thủ”.
Nếu như trước đây, “phượt” mang ý nghĩa tốt đẹp là để khám phá những vùng đất mới, ghi lại những khung hình đẹp, thể hiện đam mê được đi đó đây, thể hiện bản lĩnh, cái tôi cá nhân của các bạn trẻ thì giờ đây, phong trào này bắt đầu có những biến tướng.
“Phượt thủ” và những hành động đáng lưu ý
Những cụm từ mới như “tour điên”, “phượt bạo lực” cũng xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn, hội nhóm phượt thủ. Mục đích để chụp ảnh khoe mẽ, phượt theo trào lưu… thậm chí phượt để kiếm người yêu, để “khám phá nhau”.
Cộng đồng mạng không ít lần sôi sục với những hình ảnh xấu xí mà những phượt thủ mang lại. Gần đây nhất là sự việc đoàn phượt nối đuôi nhau chạy trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vào ngày 18-11 hay đoàn phượt ngang nhiên chặn xe xin đường hơn 10 phút tại TP Nam Định vào trưa ngày 11-11 gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Nguy hiểm liên tiếp trong “văn hóa phượt”
Đầu tháng 11, cư dân mạng sục sôi vì một lời thách đố vượt cung đường phượt hiểm nguy TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt trong thời gian ngắn, và người nhận cá cược là một phượt thủ nữ. Theo đó, phượt thủ nữ này phải phải hoàn thành chặng đường từ Đà Lạt về TP Hồ Chí Minh trong thời gian 4h 30 phút thì sẽ nhận được 10 triệu đồng tiền thắng cược.
Với thời gian 4 giờ 15 phút, nữ phượt thủ này đã thắng cược, “chiến tích” được khoe lên mạng xã hội nhưng nhận khá nhiều ý kiến trái chiều. Đa số ý kiến đều cho rằng hành vi cá cược và đua trên mạng sống của nữ phượt thủ gây nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng.
Trong khi đó, nhiều bạn trẻ luôn nêu cao quan điểm “xách balo lên và đi” mà không hề chuẩn bị cho mình bất cứ một kỹ năng sinh tồn nào. Họ đi chỉ để thể hiện, và mục đích lớn nhất là chụp vài tấm ảnh, đăng trên Facebook cho bằng bạn bằng bè. Cứ như thế, phượt bị biến tướng, trở nên xấu xí, nỗi ám ảnh với nhiều người.
Văn hóa phượt đáng tiếc và những suy nghĩ mới
“Văn hóa đi phượt không phải là điều xấu, thậm chí nó là một nét chơi lành mạnh và đáng được phổ biến. Những hành vi thiếu ý thức của một số cá nhân, hội nhóm phần nào làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng chơi xe nói chung và cộng đồng đam mê phượt hai bánh tại Việt Nam, dần biến khái niệm “văn hóa” thành “thú chơi”, khiến những người tham gia giao thông ngao ngán.
Không ai phản đối sở thích đam mê phượt, sử dụng xe phân khối lớn để di chuyển của các bạn trẻ. Thậm chí nhiều người cho rằng đó là cá tính riêng của từng người.
Nhưng nhiều bạn trẻ chơi xe thiếu kiềm chế khi điều khiển môtô phân khối lớn. Những hành vi gây náo loạn, mất trật tự khi tham gia giao thông của một số anh em biker càng khiến người dân ác cảm hơn với xe phân khối lớn, với những phượt thủ.
Với mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, hàng trăm nhóm phượt đã được thành lập với rất nhiều leader (trưởng đoàn hay người dẫn đường) còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các chuyến đi, hoặc tổ chức những chuyến đi để trục lợi cho bản thân.
Campingviet.vn luôn đặt sự an toàn và trách nhiệm lên hàng đầu trong mỗi chuyến phượt. Chúng tôi tin rằng phượt không chỉ là để trải nghiệm và khám phá mà còn là cơ hội để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những vùng đất nghèo nàn của đất nước mình.
Mỗi kỳ nghỉ cùng Campingviet.vn là một chuyến đi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định giao thông và mang theo những hành trang cần thiết để hỗ trợ cộng đồng. Hãy cùng chúng tôi tạo nên một văn hóa phượt lành mạnh và có ý thức hơn.
Hãy ghé thăm Campingviet.vn để tìm hiểu thêm về các kỳ nghỉ phượt tuyệt vời mà chúng tôi cung cấp.