7 kinh nghiệm đi phượt trong bài viết chắc chắn sẽ là thông tin cần thiết dành cho mọi trước trước mỗi chuyến đi. Dù bạn đã là một phượt thủ cứng hay mới bắt đầu du lịch bụi thì đều cần trang bị cho bản thân những kiến thức sau!
Trong nhiều năm trở lại đây, khái niệm đi phượt dần quen thuộc hơn với đại đa số người dân, đặc biệt là với các bạn trẻ. Đi phượt là hoạt động có thể diễn ra quanh năm với nhiều địa điểm thăm thú khác nhau, mỗi nơi lại mang một phong cách rất riêng. Phượt thủ khi tham gia các chuyến đi cũng là cơ hội để ngắm nhìn và tìm hiểu văn hóa, thắng cảnh trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, để chuẩn bị và tham gia đi phượt, chúng ta lại cần chú ý đến nhiều vấn đề khác nhau. Với tính chất đi nhiều ngày, lại đến những nơi xa lạ, đi phượt đòi hỏi người tham gia không chỉ có sức khỏe, mà còn cần trang bị thêm kiến thức.
7 kinh nghiệm đi phượt bạn cần biết
Kinh nghiệm để có một chuyến đi thuận lợi với mỗi cá nhân sẽ khác nhau. Dưới đây là đúc kết 7 điều càn thiết nhất, phù hợp cho cả những tay lái chuyên nghiệp cũng như với những người mới bắt đầu.
Tìm hiểu văn hóa địa phương
Việc tìm hiểu văn hóa địa phương nơi bạn quyết định đi phợt là một trong những điều quan trọng hàng đầu trước mỗi chuyến đi. Tại sao ư? Điều này chính là giúp bạn có phông nền kiến thức cơ bản, tránh bỡ ngỡ khi tới nơi thăm thú.
Tại mỗi vùng miền khác nhau trên cả nước lại có những phong tục, tập quán truyền thống riêng biệt. Có thể cùng một sự kiện, nhưng nơi này lại mang một ý nghĩa, nơi khác lại mang theo ý nghĩa khác, khó mà có thể hiểu ngay.
Ví dụ như việc họp chợ: Tại Đà Lạt, nổi tiếng với chợ âm phủ hay còn gọi là chợ đêm Đà Lạt. Chợ được họp hàng đêm thu hút nhiều du khách tham gia mua bán. Các đặc sản hay món ăn địa phương đặc trưng cũng được bày bán nhộn nhịp khắp khu chợ. Chính vì họp suốt đêm nên chợ còn được biết đến là chợ âm phủ.
Tuy nhiên, tại những vùng núi cao phía Bắc, việc họp chợ lại thường diễn ra vào những ngày cuối tuần, chợ là nơi để người dân địa phương mua bán hay trao đổi các đồ dùng cần thiết. Những phiên chợ vùng cao còn nổi tiếng là nơi để hẹn hò, yêu đương của những chàng trai cô gái đã đến tuổi cập kê. Ngày nay, cùng với sự phát triển du lịch, các phiên chợ vùng cao được mở rộng hơn với nhiều những sự tham gia của khách du lịch khắp nơi.
Do đó, để tránh bỡ ngỡ cũng như không để xay ra hiểu lầm trong sinh hoạt, phượt thủ cần tìm hiểu trước văn hóa tín ngưỡng địa phương nơi mình tới.
Chọn lựa phương tiện đi lại
Ngày nay, các dòng xe máy thường dùng phổ biến như xe tay ga, xe điện mang đến nhiều công dụng trong khi di chuyển bình thường. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan và chính xác nhất, các dòng xe này lại hoàn toàn không phù hợp để sử dụng trong các chuyến đi phượt, đặc biệt với các cung đường đèo dốc.
Những dòng xe máy được phượt thủ chọn lựa khi đi xa có thể kể đến như Future Neo, Wave RS, Jupiter, Sirius,… hay các dòng xe số, xe côn thường thấy. Khi sử dụng các xe số như vậy sẽ hỗ trợ phanh tay chân, côn số một cách an toàn hơn, giảm tình trạng trơn trượt bánh xa hay mất đà khi phanh gấp. Các dòng xe này còn được nhiều phượt thủ cứng đánh giá là ít bị hỏng, dễ sửa hơn so với xe ga thông thường.
Bên cạnh đó, trước mỗi chuyến đi, lái xe còn cần chú ý bảo dưỡng lại “chiến mã” của mình. Điều này giúp xe chiếc xe hạn chế được hỏng hóc của động cơ, tăng khả năng đi đường dài.
Và một điều nhỏ nữa cần ghi nhớ chính là cần đổ đầy xăng trước khi chuyến đi bắt đầu. Bạn sẽ không muốn phải dắt xe đi tìm trạm xăng trong chuyến hành trình đâu, đúng không?
Chỉ mang theo các vật dụng cần thiết
Liệt kê và rút gọn những đồ dùng thực sự cần thiết và có giá trị cho chuyến đi là một điều quan trọng nhưng lại khó để thực hiện. Thông thường, nhiều người có xu hướng mang theo những đồ dùng được cho là hoặc cảm thấy là cần dùng đến, nhưng trên thực tế không phải.
Bạn cần đánh giá khách quan và nhận định được những món đồ thiết yếu, là vật dụng sinh tồn trong chuyến đi. Hãy chia mức quan trọng cần thiết của đồ dùng thành 3 mức: Rất cần – Cần thiết – Nên có. Dựa vào 3 mức độ này để phân loại vật dụng thực sự phải mang theo, tùy theo mục đích chuyến đi.
Một số những đồ dùng cần thiết mà hầu như các chuyến đi đều cần như: Balo, bình đựng nước, quần áo,…
Chấp hành an toàn giao thông
Mỗi chuyến đi phượt đều sẽ kéo dài ít nhất từ 1 – 2 ngày, do đó người lái xe không chỉ cần sức khỏe tốt mà còn phải tuyệt đối chấp hành Luật An toàn giao thông. Đây không chỉ là điều bắt buộc khi tham gia giao thông hàng ngày mà nó còn giúp phượt thủ đảm bảo an toàn cho bản thân.
Ngoài việc lái xe theo đúng lộ trình đã đặt ra, người đi còn cần chú ý đến các biển báo dọc đường. Cần đi đúng làn cho xe máy, đặc biệt với những đoạn đường đèo, không nên tự ý vượt làn hay tăng tốc, tránh tai nạn. Tại các điểm mù giao thông, người đi phượt nên giảm tốc độ, chú ý quan sát xung quanh.
Bên cạnh đó tại các đoạn đường đồi núi, cần chú ý hiện tượng sạt lở, đặc biệt vào những ngày có mưa bão. Tuân thủ theo đúng luật giao thông sẽ giúp người đi phượt bảo vệ tính mạng cũng như tăng cường an toàn cho cả những người xung quanh.
Lưu ý thời tiết
Thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định chuyến đi có thuận lợi hay không. Đặc biệt, với những chuyến đi đến các vùng cao hay đi đường đèo núi, thời tiết lại là nguyên nhân quyết định chuyến đi có thể thực hiện hay không.
Thời gian khoảng 3 tháng cuối năm này được nhiều phượt thủ lựa chọn cho các chuyến đi đến vùng cao. Đây cũng là mùa của hoa tam giác mạch, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan thưởng thức. Do đó, người đi phượt cần lựa chọn những ngày đi có thời tiết nắng đẹp, hoặc trời không mưa, hạn chế đi vào những ngày mưa lớn hay trở gió.
Lựa chọn người dẫn đầu
Nếu đoàn đi ít người hoặc đã thông thuộc đường đi, việc lựa chọn người dẫn đầu thường ít được chú ý. Tuy nhiên, với những đoàn phượt đi đông hoặc với người mới đi, cần lựa chọn người dẫn đầu tinh anh, giúp chuyến đi trở nên suôn sẻ.
Không chỉ có người dẫn đầu, trong đoàn còn cần cử thêm một xe chốt chặn phía sau, đảm bảo đoàn đi chắc chắn. Nhiệm vụ của người dẫn đầu chính là chỉ đường đi cho đoàn, tránh tình trạng lạc đường, nhầm đường. Có thêm người chốt cuối đảm bảo cho thành viên đoàn không ai bị bỏ lại phía sau.
Cùng với đó là lưu ý cho các đoàn phượt thủ chính là không nên đi theo đoàn quá đông. Lý do được đưa ra chính là sự mất an toàn và khả năng lạc đoàn xảy ra khá lớn khi người dẫn đầu và chốt đoàn không thể kiểm soát được toàn bộ. Một đoàn đi an toàn nhất sẽ có lượng xe đi từ 5 – 6 xe.
Đề phòng lừa gạt
Đi phượt chính là một dạng du lịch tự túc, do đó, không chi đảm bảo an toàn trong chuyến đi, các phượt thủ còn cần nâng cao cảnh giác, đề phòng lừa gạt. Một số trường hợp lừa gạt phổ biến trên dọc đường đi như: giả dạng tai nạn để cướp bóc, buôn bán hàng giả kém chất lượng,…
Một số típ nhỏ để phòng tránh lừa gạt và an toàn hơn trong chuyến đi như sau: Tuyệt đối không lái xe vào ban đêm. Đi đường đêm mang đến khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho lái xe, đặc biệt tỏng nhiều chuyến đi xa. Tầm quan sát khi đi xe đêm bị giảm sút, hạn chế khả năng phán đoán, dễ xảy ra tai nạn hơn. Cùng với đó, ban đêm là khoảng thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, do vậy không nên ham lái xe vào ban đêm.
Lưu ý không được đi quá 200km/ngày. Điều này đảm bảo sức chịu cho người lái cũng như giúp chiếc xe không bị xuống cấp, nhanh hỏng. Cùng với đó, là cần trang bị bộ làm mát xe, giúp chiếc xe của bạn không bị quả tải khi đi trong những ngày nắng nóng.
Một số lưu ý khác
Bên cạnh những điều chú ý phải nhớ trước mỗi chuyến đi, hãy note lại trong đầu các tips nhỏ sau, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong nhiều trường hợp.
Ghi nhớ số điện thoại của cứu hộ địa phương
Để chắc chắn sẽ có cứu hộ kịp thời khi không may gặp tai nạn hay va chạm trên đường, hãy ghi nhớ số điện thoại cứu hộ/ bệnh viện tại địa phương nơi mình sắp đến. Việc kịp thời gọi cứu hộ chính là giúp rút ngắn khoảng thời gian chờ sơ cứu khi cơ thể bị tổn thương.
Đồng thời, với người đi phượt, các bạn cũng cần trang bị thêm cho mình kiến thức sơ cứu, cấp cứu trong các hoàn cảnh khác nhau. Luôn có trong cốp bộ dụng cụ y tế phục vụ khi có các vết thương nhẹ.
Chuẩn bị thêm xăng mang theo trong chuyến đi dài ngày
Với nhiều chuyến đi, có đôi lúc chúng ta không thể tìm thấy trạm xăng, do đó, việc mang theo một bình đựng xăng dự trữ là cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cháy nổ, hay sử dụng các đồ dùng chuyên dụng đựng xăng, không nên mang theo quá nhiều nhiên liệu.
Mang thêm bộ dụng cụ sửa chữa xe
Bộ dụng cụ sửa xe sẽ giúp sửa chữa chiếc xe khi gặp các vấn đề phát sinh trên đường đi. Như đã nói, nhìn chung các dòng xe số sẽ dễ dàng sửa chữa hơn so với xe tay ga hiện nay.
Có đầy đủ giấy tờ tùy thân
Việc mang theo giấy tờ tùy thân giúp việc đi lại, thông hành dễ dàng hơn. Cùng với đó, trong các trường hợp tai nạn trên đường, sử dụng giấy tờ tùy thân giúp tiện hơn khi liên lạc gia đình hay nhận định danh tính.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần chú ý bảo quản giấy tờ, tránh bị thất lạc hay mất cắp.
Với đầy đủ kinh nghiệm đi phượt phía trên, tại sao bạn không chuẩn bị cho mình một chuyến đi ngay nhỉ? Gợi ý nho nhỏ cho bạn chính là mùa hoa tam giác mạch Hà Giang đang đến rất gần rồi đấy!
Xem thêm Tất cả những điều cần biết về hoa tam giác mạch Hà Giang.