Campuchia hay còn được gọi là “đất nước chùa tháp”. Campuchia nằm ở tây nam bán đảo Đông Dương, có thủ đô Phnom Penh là thành phố lớn nhất và trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia. Campuchia có vị trí địa lý giáp với các quốc gia sau:
- Phía bắc và phía tây giáp với Thái Lan.
- Phía Đông và đông Nam giáp với Việt Nam,
- Phía Đông Bắc giáp với Lào.
Diện tích Campuchia khoảng 181.035 km², Campuchia có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan. Nhìn trên bản đồ, lãnh thổ Campuchia có hình dáng gần giống như lưỡi rìu tứ giác, cạnh không đều. Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ.
Là quốc gia ảnh hưởng của chiến tranh và đặc biệt là thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970. Nhưng Campuchia đã được phục hồi và trở thành một trong những điểm đến thú vị của thế giới, trong đó có các du khách Việt Nam. Một số đặc trưng nổi bật về văn hóa du lịch của Campuchia có thể kể đến như là:
1.1 Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống người dân
Là đất nước chùa tháp, tôn giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân, đạo phật trở thành tín ngưỡng của mỗi người dân. Vì thế, mỗi công trình đền, chùa tại Campuchia đều thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng và mỗi du khách đến đây cần lưu ý để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với địa điểm tham quan, đối với người dân.
Khoảng 90% dân số Campuchia theo đạo Phật. Đây được xem là quốc đạo của quốc gia này. Tiếp theo đó là Hindu và các đạo khác như là Thiên chúa, đạo Hồi… Khi du lịch Campuchia bạn cần lưu ý thể hiện sự tôn trọng đối với tín ngưỡng Phật giáo của người dân, bạn có thể bị bắt tù nếu thất kính hoặc phỉ báng tín ngưỡng của họ.
Sampeah là cách thức chào hỏi theo truyền thống của người Campuchia. Theo đó, người Campuchia chắp hai lòng bàn tay khép lại trước ngực, cúi đầu nhẹ và chào lịch sự bằng câu “Chumreap Suor”. Bạn có thể lưu ý điều này để giao tiếp với người dân cũng như đáp lại lời chào, sự tôn trọng đối với họ.
1.2 Campuchia là đất nước chùa tháp với những công trình nổi tiếng
Được mệnh danh là đất nước chùa tháp, Campuchia nổi bật với những địa điểm du lịch hấp dẫn như là Angkor Wat, đền Bayon, Đền Preah Vihear, đền Sambor Prei Kuk, di chỉ khảo cổ học của Ishanapura cổ, di chỉ của Angkor Borei và Phnom Da, di chỉ Oudong, quần thể di tích Beng Mealea, quần thể di tích Preah Khan Kompong Svay, quần thể đền Banteay Chhmar, quần thể di tích Banteay Prei Nokor…
Đặc biệt, Campuchia sở hữu 3 công trình được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới là Angkor, Đền Preah Vihear, Khu vực đền Sambor Prei Kuk, di chỉ khảo cổ học của Ishanapura cổ. Với những kiến trúc cổ kính, đi kèm những câu chuyện về văn hoá và lịch sử kỳ bí, Campuchia trở thành điểm đến thu hút những du khách về du lịch tâm linh, lịch sử và văn hóa.
1.3 Các lễ hội văn hóa của người dân Campuchia
Các lễ hội truyền thống của người dân Campuchia sẽ mang đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của họ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như đời sống người dân thì nên du lịch Campuchia vào tháng 4 dương lịch. Đây là thời điểm Campuchia tổ chức lễ hội truyền thống lớn nhất năm – Tết Chol Chnam Thmay.
Song song đó, người dân Campuchia cũng tổ chức lễ hội té nước Bom Chaul Chnam, nhằm hy vọng về một vụ mùa bội thu trong năm tới. Meak Bochea là một lễ hội quan trọng của người dân Campuchia, được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật. Meak Bochea thường diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hằng năm.
1.4 Trang phục truyền thống của người Campuchia
Sampot là trang phục truyền thống của người Campuchia, có hình dạng như một tấm vải hình chữ nhật quấn quanh cơ thể. Người Campuchia rất tuân thủ và kín đáo, đặc biệt phụ nữ thường kết hợp Sampot với Chang Pong – một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên.
Là đất nước Phật giáo, trang phục truyền thống người người Campuchia thường có màu sắc chủ đạo là màu vàng và cam thể thể hiện được sự tôn sùng tín ngưỡng của mình. Vậy nên khi du khách tham quan các địa điểm tôn giáo tại Campuchia cần thể hiện sự tôn trọng bằng việc ăn mặc nghiêm túc, trang trọng và lịch sự, không quá mát mẻ, hở hang.
1.5 Văn hóa ẩm thực Campuchia
Văn hóa ẩm thực Campuchia ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, nét đặc trưng về hương vị món ăn Campuchia là sự pha trộn giữa 3 vị chính là lạt, ngọt và béo, hầu hết các món ăn đều ngọt và béo, chế biến lạt, gia vị cay nổi bật.
Bữa ăn của người dân đều có cơm kèm các món ăn thông thường như cari, soup. Đặc biệt nắm bồ hóc là món đặc sản của người dân vùng đất này. Các món ăn nổi bật của Campuchia du khách có thể thưởng thức là: đu đủ trộn, đường thốt nốt, chè nọt, amok, cơm lam, hoa sầu đâu, các món ăn từ dế, trứng kiến, cà cuống, nhện… và món nướng, thốt nốt…
Du khách đến đây có thể thưởng thức những món ăn đặc sản Campuchia và tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của quốc gia này nhé.