Nguồn tài liệu nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tại giai đoạn khi bắt đầu tiếp cận và tìm hiểu đề tài nghiên cứu. Việc tiếp cận với những nguồn tài liệu tin cậy sẽ giúp các bạn có được những thông tin chính xác và chất lượng về đề tài nghiên cứu của mình. Hãy cùng RCES tìm hiểu về những nguồn tài liệu này nhé!
Tài liệu nghiên cứu tiếng Việt:
Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến – Vietnam Journals Online
http://www.vjol.info/index.php/index/about/
Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến là một dịch vụ cho phép độc giả tiếp cận tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam và nâng cao hiểu biết của thế giới về nền học thuật của Việt Nam. VJOL (Vietnam Journals Online) là một cơ sở dữ liệu các tạp chí khoa học Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học. Mục tiêu của VJOL là quảng bá các tạp chí khoa học tham gia VJOL cũng như những công trình nghiên cứu mà các tạp chí chuyển tải tới đông đảo bạn đọc hơn.
Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam
http://voer.edu.vn/
Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER), hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation), có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Trung tâm dữ liệu đại học quốc gia Hà Nội:
http://dl.vnu.edu.vn/
Website tổng hợp Kỷ yếu Hội nghị – Hội thảo (Conference), Luận văn, Luận án (Theses), Tạp chí Khoa học (Journal of Science) của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ sưu tập tài nguyên số của Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN
http://dl.ueb.edu.vn/
Bộ sưu tập tài nguyên số của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN được phát triển từ phần mềm mã nguồn mở Dspace dùng để lưu trữ, xử lý, tìm kiếm mọi tài liệu điện tử như: sách – giáo trình, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học… của cán bộ, sinh viên, học viên Trường ĐHKT cùng nhiều tài liệu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Thư viện điện tử quốc gia
http://nlv.gov.vn/submit-weblink/thu-vien-dien-tu-hoc-tap-truc-tuyen/
Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of Vietnam – NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
Tài liệu nghiên cứu tiếng Anh:
Cơ sở dữ liệu mua bản quyền của thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội:
http://db.lic.vnu.edu.vn:2048/menu
Tên đăng nhập là mã sinh viên, mật khẩu là mật khẩu BMS hay mật khẩu dùng để truy cập wifi của sinh viên UEB.
Đây là một nguồn tài liệu cực lớn được thư viện ĐHQGHN mua bản quyền cho các sinh viên. Bạn có thể tìm và tải những tài liệu mà không tìm thấy trên google hay các trang chia sẻ miễn phí nào khác. Do các nguồn bản quyền có thời hạn nên các bạn hãy nhanh tay sử dụng nguồn dữ liệu này nhé!
Google Scholar
http://scholar.google.com.vn/
Google Scholar cung cấp một phương pháp đơn giản để tìm kiếm các tài liệu mang tính học thuật trên quy mô rộng. Từ một địa điểm, bạn có thể tìm kiếm khắp nhiều ngành học và nguồn: bài viết được đánh giá độc lập, luận án, sách, bản tóm tắt và bài viết từ các nhà xuất bản học thuật, giới chuyên môn, kho lưu trữ bản thảo, các trường đại học và các tổ chức học thuật khác. Google Scholar giúp bạn xác định nghiên cứu thích hợp nhất trong thế giới nghiên cứu học thuật.
ResearchGate
https://www.researchgate.net/
ResearchGate là một trang mạng về cơ sở dữ liệu học thuật, được thành lập vào năm 2008 bởi TS. Ijad Madisch và TS. Sören Hofmayer, có trụ sở tại Berlin, Đức. ResearchGate được tạo ra với mục đích kết nối và chia sẻ học thuật giữa các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tính đến nay dữ liệu đăng tải tại ResearchGate có khoảng 45 triệu bài (tóm tắt) và 10 triệu bài (toàn văn) với hơn 8 triệu thành viên là các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Mạng lưới học thuật này cho phép các nhà nghiên cứu chia sẻ các công bố nghiên cứu của mình tới các nhà nghiên cứu khác. Các nhà nghiên cứu trong mạng lưới này có thể đọc, download và trích dẫn bất cứ nguồn tài liệu nào được cho phép hoàn toàn miễn phí.
>> Xem bài viết giới thiệu chi tiết cách khai thác trên cơ sở dữ liệu này tại đây.
Microsoft Academic Search
http://academic.research.microsoft.com/
Microsoft Academic Search là một dịch vụ được phát triển bởi Microsoft Research để giúp các học giả, nhà khoa học, sinh viên, học viên và tìm thấy nội dung học tập, nghiên cứu, các tổ chức và các hoạt động. Microsoft Academic tìm kiếm không chỉ hàng triệu ấn phẩm học thuật, nó cũng hiển thị các mối quan hệ quan trọng giữa các đối tượng, nội dung, và các tác giả, làm nổi bật các liên kết quan trọng giúp xác định nghiên cứu khoa học.
FreeFullPDF
http://www.freefullpdf.com
Mục đích của FreeFullPDF.com là để tăng khả năng truy cập tới các truy cập mở của các tạp chí khoa học, luận án và các bằng sáng chế. Tất cả các môn khoa học được có sẵn trong định dạng PDF.
Social Science Research Network
http://papers.ssrn.com
Social Science Research Network (SSRN) là một trang web dành cho việc phổ biến nhanh các nghiên cứu học thuật trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. SSRN được thành lập vào năm 1994 bởi Michael Jensen và Wayne Marr, cả hai nhà kinh tế tài chính. SSRN thuộc sở hữu của khoa học xã hội xuất bản điện tử, Inc (SSEP). Jensen tiếp tục là chủ tịch của công ty, và Gregg Gordon là chủ tịch và giám đốc điều hành.
DOAJ – Danh mục các tạp chí khoa học truy nhập mở.
https://doaj.org/
DOAJ – Danh mục các tạp chí khoa học truy nhập mở, được thành lập dưới sự bảo trợ của trường Đại học LUND (Thuỵ Điển), Thư viện Quốc gia Thuỵ Điển và INASP (Mạng lưới quốc tế cho phép tìm kiếm các xuất bản phẩm khoa học).
arXiv.org
http://arxiv.org/
arXiv là một dịch vụ ePrint trong các lĩnh vực vật lý, toán học, khoa học máy tính, sinh học định lượng, tài chính định lượng, thống kê. Các bài nghiên cứu trên arXiv phù hợp với các tiêu chuẩn học thuật Đại học Cornell. arXiv được sở hữu và điều hành bởi Đại học Cornell, một tổ chức giáo dục tư thục không vì lợi nhuận. arXiv được tài trợ bởi thư viện Cornell, các Simons Foundation và các tổ chức thành viên.
Highwire Press (HWP)
http://highwire.stanford.edu/lists/freeart.dtl
Là một bộ phận của Thư viện Đại học Stanford, xây dựng ấn bản trực tuyến các bài tạp chí khoa học và các nội dung học thuật khác nhau. HWP lưu trứ nguồn toàn văn các bài trích tạp chí khoa học lớn nhất thế giới với 1,896,318 bài báo khoa học truy nhập miễn phí trong tổng số 5,667,311 bài báo toàn văn được cung cấp bởi hơn 140 nhà xuất bản và 1185 tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới.
HWP bao quát các chủ để thuộc tất cả các ngành khoa học thuộc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chủ yếu là các tài liệu khoa học công nghệ (toán học, vật lý, hoá học, y học…).
Để có khai thác được thông tin tử HWP, phần lớn bạn phải đăng ký và trả tiền, tuy nhiên có gần 40% các bài báo cho phép truy nhập miễn phí và để có thể khai thác hiệu quả và sử dụng thường xuyên nguồn tin miễn phí này bạn nên đăng ký một tài khoản miễn phí (free account).
Các nhà xuất bản lớn các ấn phẩm khoa học:
http://www.springer.com/gp/
https://www.elsevier.com/
http://www.taylorandfrancis.com/
http://www.tandfonline.com/
http://ieeexplore.ieee.org/Xplore/home.jsp
http://www.sciencedirect.com/
http://www.jstor.org
Các tài liệu tại các nguồn trên đa phần mất phí. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể tải về các tài liệu tại mục truy cập mở – open access (nếu có) tại các trang này. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã biết thêm những nguồn tài nguyên điện tử uy tín có thể khai thác đề phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình. Chúc bạn một mùa nghiên cứu khoa học thành công và thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ!