CFRR – Bên cạnh những trang thiết bị chuyên dụng thì chọn giày thích hợp cho những chuyến trekking (đi phượt) là rất quan trọng
Tips này gọi là đánh nhanh thắng gọn cho những “mem” nào không có thời gian để đọc nhiều hoặc muốn nhanh gọn lẹ nè.
Các dòng giày trekking giá tầm vừa và dễ tìm mua tại Việt Nam nha:
Giày Jack Wofskin:
Giày QueChua tại cửa hàng Decathlon:
Bên cạnh những trang thiết bị chuyên dụng thì chọn giày thích hợp cho những chuyến đi phượt là rất quan trọng
Các “mem” tham khảo trang online DCL hoặc Store ở Thảo Điền (Sài Gòn) hoặc Nguyễn Trãi (Hà nội) nha.
Giày Gemyth shoes siêu chống nước, có thể phượt biển và vào hang đá:
Bé này rất xịn để trải nghiệm Động Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) hay Trek Cực Đông nà. Đừng vì một đôi giày mà phải “book một chiếc tour” leo núi nha các chiến binh địa hình.
Giày Keen: “Rọ Phượt”
Giới thiệu con này cuối vì ẻm gây quá nhiều bất ngờ: đừng lầm tưởng giày trekking là phải “kín cổng cao tường” nha. Khi bạn đi liên tục thì em “rọ” này là bước đệm hết sức cần. Ẻm sẽ cho chân thở và đổi kiểu cấu trúc đế giày để lòng bàn chân được massage. Điều đặc biệt của hãng giày này là luôn cung cấp cân nặng tịnh của sản phẩm cho khách hàng để có thể chọn lựa vừa sức khỏe và mục đích. các “mem” nhớ hỏi kỹ khi mua, điều này rất có lợi, đặc biệt là Trekker nữ.
Các nhân viên của Keen và chú chó Ridley đã đi đôi giày Newport Retro trong một bài đăng trên tài khoản Instagram của công ty.
Một vài bí kíp cần nhớ để chọn giày cho các trekker đây ạ:
Giày leo núi, giày đi phượt không phải là giày lính hay giày bảo hộ mà nhiều bạn vẫn nhầm tưởng. Những loại giày này có thiết kế và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy nhớ lưu ý những điểm đặc trưng của từng loại khi chọn mua giày nhé:
Lựa chọn giày kích cỡ phù hợp:
- Nên chọn cỡ giày lớn hơn chân của mình từ 0,5 đến 1 cỡ so với đôi giày hàng ngày
- Nên thử giày vào cuối ngày để giày không bị bó hay chật sau thời gian đi nhiều (từ 5 tiếng đồng hồ trở lên). Vì khoa học đã chứng minh thời gian cuối cùng trong ngày, chân sẽ nở ra và to hơn bình thường sau những hoạt động cả ngày dài.
- Ngoài thông số về size, phải để ý đến form, form thường gặp nhất là form phổ thông cho mọi loại chân nhưng cũng có form dành cho kiểu bàn chân dài, thanh mảnh, có form thì dành cho kiểu chân bè, mập.
- Thử giày đúng cách: xỏ giày vào chân, hãy cố đưa các ngón chân lên trên chạm vào mũi giày sao cho phần mũi giày khít với ngón chân và các ngón chân vẫn duỗi thẳng, không được gập, sau đó bạn đưa ngón tay trỏ vào giữa gót chân và phần gót giày, nếu ở đó có một khoảng hở đủ để ngón tay bạn luồn lách vào và chạm được tới đáy và khi bạn rút ngón tay ra, đưa gót chân lùi về chạm vào phần gót giày.
- Khi phải mua online, không thể thử trước, tốt nhất nên cung cấp cho của hàng size giày thường đi cùng với chiều dài bàn chân (tính từ gót đến đầu ngón chân dài nhất), để dễ dàng chọn đúng.
Nên chọn gì: Giày cổ thấp hay cổ cao?
Giày leo núi thường có 3 loại kiểu cổ giày:
- Low cut (Cổ thấp): cổ giày được cắt thấp dưới mắt cá giúp cổ chân thoải mái hoạt động, linh hoạt, đặc biệt hợp với những người mới. Giày leo núi cổ thấp với các ưu điểm như nhẹ, dễ dàng mang theo, cảm giác nhanh nhẹn hơn, tuy nhiên nước, bụi đất hoặc bùn sình sẽ lọt vào trong, và mắt cá chân sẽ không được bảo vệ tốt.
- Mid cut (Cổ ngang mắt cá – Cổ lửng): loại này được ưa chuộng vì hạn chế được nhược điểm của giày cổ thấp và cũng góp phần giảm khả năng cổ chân bị trặc khi đi trên địa hình gồ ghề. Giày cổ lửng thường thích hợp cho những chuyến đi khá dài ngày, mạo hiểm một chút, hoặc khi mang vác một ba lô khá nặng.
- High cut (Cổ cao qua mắt cá – boots): Giải pháp tối ưu với những người không chuyên, những chuyến đi rất dài và gian khổ với cái ba lô siêu nặng trên lưng hoặc khi đối mặt với những cung đường rất xấu đầy bùn sình, ẩm ướt và gồ ghề. Tuy nhiên việc cổ giày cao trên mắt cá sẽ giảm sự linh hoạt của cổ chân.
Lớp lót bên trong giày leo núi, dã ngoại:
Cả nhà mình hay quan tâm nhiều đến tính thẩm mỹ, thời trang tức là chất liệu bên ngoài mà quên rằng phần lót bên trong cũng rất quan trọng bởi đây chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với bàn chân.
- Nên chọn phần lót giày êm ái, ôm vừa chân thì sẽ khiến cho chân không bị tổn thương khi ma sát với thành giày và việc di chuyển trở nên thoải mái hơn. Lớp lót trong của giày leo núi nên chọn dày và làm bằng chất liệu tổng hợp ví dụ kết hợp giữa chất liệu vải thông thoáng với da lộn, mặt trong của giày phổ biến nhất là bằng vải Airmesh, tức loại vải có lỗ khá lớn, giúp thoáng khí, thoát hơi
- Độ dày cùng độ đàn hồi của lớp lót trong giúp tạo ra một khoảng rất êm và linh hoạt theo sự chuyển động của bàn chân, cổ chân, giảm ma sát, giúp giảm nguy cơ bị phồng rộp chân do di chuyển nhiều
Đế giày:
- Có khả năng chống thấm nước: chống thấm nước một chiều_điều này rất hay vì giày vẫn không gây ẩm mồ hôi bên trong (tức là ngăn không cho nước thấm từ ngoài vào trong nhưng vẫn có thể thoát hơi ra ngoài, giúp thông thoáng). Kiểm tra phần lưỡi gà (phần đệm trên mu bàn chân, chính giữa 2 hàng lỗ xỏ dây) xem có nối liền với thân giày hay không. Thiết kế kín liền khối là yêu cầu bắt buộc đối với một đôi giày chống thấm nước, thiết kế này ngăn không cho nước chảy xuyên qua các lỗ xỏ dây giày.
- Chống trơn trượt: nên được làm từ cao su, có khả năng bám và chịu mài mòn tốt, tăng độ bền cũng như dễ dàng đi trên các mặt địa hình trơn trượt.
- Thiết kế đế có những đường rãnh tăng cường độ ma sát với bề mặt tiếp xúc. Nếu cung đường nhiều bùn đất thì chọn rãnh to và sâu, ngược lại nếu địa hình có nhiều sỏi đá chọn giày có phần rãnh nhỏ và nhiều rãnh.
Giày thể thao thông thường có đi trek được không?
Câu hỏi này có rất nhiều lượt quan tâm nè. Vấn đề được bà con phượt thủ quan tâm nhiều cũng là câu hỏi mà dân kinh doanh trang thiết bị trekking rất chú trọng.
Có một câu nói nổi tiếng đó là “cứ đi rồi sẽ đến”. Trang phục, thiết bị outdoor chuyên dụng sẽ giúp chúng ta dễ dàng, thoải mái và an toàn hơn khi chinh phục những cung đường, những cột mốc khó khăn chứ không quyết định chuyện chúng ta có làm được hay không.
Giày nào cũng đi được
Vì điều quyết định là ý chí và khả năng của mỗi người các “mem” ạ, nhưng đi giày chuyên dụng thì sẽ thoải mái và phù hợp hơn.