Du lịch muốn phát triển được phải nhờ vào thế mạnh về tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi mà môi trường du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Do đó môi trường du lịch có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa.
Môi trường du lịch bao gồm nhân tố về tự nhiên, kinh tế – xã hội và nhân văn mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác tiềm năng của tài nguyên môi trường tự nhiên như vẻ đẹp của cảnh quan, đồi núi, hang động, sông suối,… và các giá trị văn hóa của môi trường nhân văn như đền, chùa, miếu,… Do đó môi trường và du lịch có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thông qua môi trường mà du lịch có thể phát triển và du lịch phát triển thì môi trường cũng được cải thiện hơn.
Những tác động tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường có thể kể đến là:
- Hoạt động du lịch góp phần tăng hiệu quả sử dụng các quỹ đất còn trống cho địa phương, bổ sung cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án tạo thêm vườn cây, hồ nước, thác nước nhân tạo…bên cạnh đó việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tới các nguồn tài nguyên, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các khu bảo tổn tự nhiên, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật đặc sắc.
- Phát triển cảnh quan đô thị: Các cá nhân, tổ chức tham gia làm du lịch tu sửa, xây mới nhà cửa thành các cơ sở kinh doanh các dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường cho khách du lịch và cư dân địa phương bằng cách gia tăng các phương tiện công công cộng, đường xá, thông tin…
- Thông qua hoạt động du lịch giúp cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc. Giúp tăng sự hiểu biết của khách du lịch đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, văn hóa, ẩm thực…nhờ vậy tinh thần yêu nước, yêu quê hương được tăng lên, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ mội trường.
(Khách du lịch từ các nước trên thế giới đến du lịch Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm)
- Ngoài ra, phát triển du lịch cũng góp phần phục hưng các nghề thủ công mỹ nghệ, các lễ hội truyền thống, trang phục lối sống truyền thống của người dân địa phương mà có thể từ lâu đã bị mai một.
(Một số công việc thường ngày của người dân được khách du lịch trải nghiệm.
Ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh nhưng tác động tích cực mà du lịch mang đến cho môi trường thì vẫn còn những tác động tiêu cực như:
- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch nhất là vào các mùa lễ hội. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
(Rác thải du lịch gây mất cảnh quan, mất vệ sinh. Ảnh: Sưu tầm)
- Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ của các phương tiện vận chuyển khách du lịch gây hại cho động thực vật và con người.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương địa phương.
- Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất, làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại.
- Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm. Các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch có xu hướng gia tăng.
(Hình ảnh ăn xin dễ bắt gặp tại các lễ hội. Ảnh: Sưu tầm)
- Làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng: Thương mại hoá hoạt động văn hoá truyền thống và xã hội. Tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có lợi ích khác nhau.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên và môi trường vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ mội trường những vẫn phát triển được du lịch theo hướng bền vững./.
- Lưu Trang –
- Trang trước
- Trang sau