THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS
–
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan: nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam Chuyên ngành: Kinh tế Du lịch Nghiên cứu sinh: Lã Thị Bích Quang Mã NCS: NCS36.122DL Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Thắng, TS. Nguyễn Anh Tuấn Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định vai trò các bên liên quan và các hoạt động chính được thực hiện hướng tới phát triển du lịch cộng đồng bền vững, nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Luận án có những đóng góp mới chính như sau:
Thứ nhất, coi sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở các khía cạnh kinh tế – xã hội – môi trường là mục tiêu, luận án đã xác định được ba nhóm hoạt động chính cần thực hiện để đạt được phát triển du lịch cộng đồng bền vững, đó là hoạt động sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị. Trong đó, hoạt động sáng tạo giá trị hướng nhiều vào mục tiêu phát triển, còn hoạt động chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị thúc đẩy tính bền vững trong quá trình phát triển.
Thứ hai, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, phát triển du lịch cộng đồng bền vững cần có sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan chính (Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp, Cộng đồng địa phương và các Tổ chức Phi Chính Phủ (NGOs)) trong quá trình thực hiện các hoạt động sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị.
Thứ ba, dựa trên phân tích 4 điểm đến điển hình trong phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc, luận án đã chỉ ra được mức độ tham gia cụ thể của các bên liên quan vào các hoạt động chính hướng tới phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Nghiên cứu cũng đã làm rõ các khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển du lịch cộng đồng, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất, khuyến nghị về phát triển và nâng cao tính bền vững tại điểm đến cho mô hình du lịch cộng đồng. Cuối cùng luận án đưa ra khuyến nghị đối với các bên liên quan tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Trong đó, Chính quyền địa phương chú trọng vào việc xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch; Doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng mô hình doanh nghiệp du lịch xã hội; Cộng đồng địa phương tích cực tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, xây dựng và thực hiện hương ước để duy trì và bảo tồn nguồn gốc giá trị; NGOs đóng vai trò kết nối, kích hoạt và thiết lập mạng lưới hoạt động giữa các bên và khuyến khích hướng dẫn người dân tham gia làm du lịch. –
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS Thesis topic: Sustainable community-based tourism development from stakeholders’ theoretical perspective: A case study in the Northwestern region of Vietnam Specialization: Economic Management (Tourism Economics) Code: 9310110 PhD candidate: La Thi Bich Quang Supervisors: Prof. Nguyen Van Thang, Dr. Nguyen Anh Tuan
The academic and theoretical contributions of the thesis The target of the thesis is to identify the roles of the stakeholders and the main activities to be carried out towards the development of community-based tourism, a case study in the Northwest region of Vietnam. The thesis has the main new contributions as followed:
Firstly, with sustainable co-development of community-based tourism in socio-economic – environmental aspects as the goal, the thesis has identified three main groups of activities that need to be carried out. They are value creation, value sharing and original value protection. Of which, value creation contributes many values towards development goals, while activities of value sharing and protection of value sources promote the sustainability feature in the development process;
Secondly, the study also shows that the community-based tourism development needs effective participation of relevant stakeholders including local authorities, businesses, local communities and non-governmental organizations in the process of carrying out value creation activities, sharing values and protecting the origin of values
Thirdly, based on the analysis of 4 typical destinations in community-based tourism development in the Northwest region, the thesis has determined the specific level of participation of stakeholders in key activities towards sustainable tourism development. community. The study also clarifies the unsustainable aspects in developing community-based tourism. These are thereby considered as the base for proposals and recommendations on development and enhancement of sustainability at the destinations for the CBT model. Finally, the thesis presents some recommendations to the stakeholders involved in the Sustainable community tourism development. In which, the local authorities focus on the development of tourism development planning and strategies; It is necessary for enterprises to build a social tourism business model; Local communities actively participate in the supply chain of tourism services, develop and implement conventions to maintain and protect the original values; NGOs play the role of connecting, activating and establishing a network of activities between the parties and encouraging people to participate in tourism.