Thay vì lựa chọn đi du lịch, khám phá những vùng đất mới bằng cách đi ô tô, máy bay, tàu hỏa… thì một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lựa chọn những chiếc xe máy và mũ bảo hiểm làm bạn đồng hành rong ruổi khắp các miền đất trên cả nước. Nếu bạn là người đam mê đi phượt bằng xe máy, hãy bỏ túi những kinh nghiệm “xương máu” được đúc kết chi tiết bởi dân phượt chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.
Đã là dân phượt thì ai cũng biết ” Những cung đường đẹp cho dân phượt “
1. Nắm rõ lộ trình di chuyển
Nắm rõ lộ trình trước khi đi phượt được xem là “chìa khóa” của một chuyến trải nghiệm thú vị, tiết kiệm thời gian và trên hết là bảo vệ được an toàn tuyệt đối cho bản thân và những người đồng hành.
Cụ thể bạn phải hiểu về địa hình, mật độ phương tiện giao thông trên cung đường sắp đi cũng như xem dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị trước. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ internet hiện nay, không khó để bạn tìm hiểu những thông tin trên. Bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng là hoàn toàn có thể nắm được các thông tin về cung đường dự định phượt.
Nắm rõ về cung đường dự định phượt cũng sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro như: những tuyến đường đang bị phong tỏa do sạt lở, hạn chế di chuyển vào mùa mưa bão hay tránh khỏi các tuyến đường đang thi công,…
2. Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi
Xe máy chính là người bạn đồng hành xuyên suốt trên mỗi chuyến đi của các phượt thủ. Do đó, bạn cần phải chăm sóc chúng cẩn thận để tránh gặp rắc rối, nguy hiểm do những sự cố về hỏng hóc giữa đường, hết xăng… Bởi vì, khi bạn đi vào ban đêm trên những cung đường tỉnh, đường đèo, đồi núi, ven biển… mà xe gặp vấn đề, muốn khắc phục sự cố không hề đơn giản chút nào.
Vì vậy, trước mỗi chuyến đi du lịch xa, bạn cần bảo dưỡng xe để chắc chắn xe bạn vẫn còn đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Một số công việc cần làm khi bảo dưỡng xe đó là: kiểm tra lốp xăm, đem theo lốp, săm dự phòng và dụng cụ kèm theo, thay dầu nhớt định kỳ, kiểm tra tình trạng máy móc…
3. Chọn loại xe máy phù hợp để đi phượt
Không phải loại xe nào cũng có thể sử dụng để đi phượt, đó là lý do vì sao bạn cần phải cân nhắc, tìm hiểu và lựa chọn phương tiện phù hợp nhất cho chuyến đi của mình.
4. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
bên cạnh chiếc xe máy thì để phục vụ tốt nhất, an toàn nhất cho mỗi chuyến đi, phượt thủ không được quên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết như: quần áo, đồ dùng vệ sinh, sách, vở, nhật ký,.. Bạn lưu ý chỉ nên mang theo số lượng đồ dùng vừa phải và tránh cồng kềnh.
Thay vì chọn những chiếc vali cứng cáp khi di chuyển bằng các phương tiện khác thì balo chính xác là vật dụng hữu ích cho dân phượt sử dụng để đựng được nhiều đồ dùng hơn. Hãy chọn loại balo có diện tích rộng rãi và chất lượng để đảm bảo chứa được nhiều đồ mà cũng không bị bung chỉ hay rách.
5. Đem theo áo mưa
Khi chọn đi phượt bằng xe máy, bạn nên xác định có thể sẽ phải đối mặt với những cơn mưa bất chợt giữa đường và áo mưa chất liệu dày dặn, chống nước tốt là vật bất ly thân, giúp bạn tránh nước mưa xâm nhập vào cơ thể, đồng thời, che chắn cho những đồ dùng cá nhân mang theo bên mình không bị mưa làm ướt.
Cẩn thận hơn bạn nên sử dụng tấm phủ nilon để che cho đồ dùng khi bạn treo hay cột trên xe trong suốt chuyến đi.
6. Mang theo những chiếc mũ bảo hiểm và đồ bảo hộ
Đôi khi trên cung đường phượt bạn sẽ phải đối mặt với những đoạn đường ngoằn ngoèo, khúc cua gấp hay ổ gà, ổ voi. Mang theo những chiếc mũ bảo hiểm Mũ bảo hiểm full-face hoặc mũ ¾ chất lượng tốt và các đồ bảo hộ cần thiết như găng tay, giáp tay chân… trong những chuyến đi phượt sẽ giúp bảo vệ bản thân khỏi những chấn thương trong các tình huống bất ngờ.
Xem thêm : TOP 8 mũ bảo hiểm thiết kế độc đáo được nhiều khách hàng ưa chuộng
7. Đeo kính chống bụi
Khi đi trên đường, chạy xe tốc độ cao mà bụi hay côn trùng bay vào mắt đều khiến bạn mất tập trung, thậm chí không thể tiếp tục cấm lái vì phải dừng lại để lau rửa mắt. Do đó, bạn rất nên đem theo kính chống bụi trong những chuyến đi chơi phượt.
Bạn cần chú ý nên mua kính bảo hộ chuyên dùng ở cửa hàng uy tín, bạn chế đeo kính râm bình thường vì nó sẽ không chịu được sức gió lớn cũng như lượng bụi có trên đường.
8. Chọn đôi giày phù hợp
Bạn nên chọn những đôi giày có thể đem lại cảm giác dễ chịu, thật chân nhất khi phanh xe, đạp số và có độ nặng vừa phải khi đi phượt. Đây là kinh nghiệm mà dân phượt thủ chuyên nghiệp lâu năm truyền lại. Tốt nhất, bạn nên mua giày ở cửa hàng uy tín để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của nó.
9. Chuẩn bị đủ lương thực
Để chuyến đi của bạn không bị gián đoạn bởi thiếu lương thực, thực phẩm, khiến bạn mệt mỏi, mất sức thì trong suốt chuyến phượt, lúc nào bên người bạn cũng nên có những loại lương thực như nước tăng lực, cà phê lon, nước suối đóng chai, bánh ngọt, kẹo cao su…
Những thứ này sẽ giúp bạn giữ sức và tinh thần minh mẫn khi lái xe. Nếu đã ăn gần hết thì bạn có thể mua dọc đường đi ở bất kỳ tiệm tạp hóa nào bên đường và dự trữ trong balo riêng.
10. Lên kế hoạch tài chính cho chuyến đi
Không phải trên những cung đường phượt lúc nào cũng có sẵn cây ATM cho bạn rút tiền. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn tiền mặt trong túi, lưu ý là không nên để hết tiền vào túi của một người mà nên chia nhỏ ra để đề phòng chẳng may bị rơi mất còn có tiền của các thành viên khác mà tiêu.
Về việc lên kế hoạch tài chính cho chuyến đi phượt, bạn cần chú ý có 2 nhóm chi phí gồm chi phí bắt buộc và chi phí không bắt buộc. Các khoản phí bắt buộc có thể kể tới như chi phí ăn uống, xăng xe, nơi ngủ nghỉ; còn lại là chi phí không bắt buộc tùy theo khả năng tài chính của bạn.
11. Ước tính thời gian
Bạn cần lên kế hoạch cụ thể về thời gian đi phượt, ước tính trước tổng số ngày đi, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công việc và đời sống trước và sau chuyến đi. Ngoài ra, cần chú ý chọn giờ đi sao cho kịp thời tìm được nơi ngủ nghỉ hợp lý vì không phải nhà nghỉ khách sạn nào cũng chịu check-in cho bạn nhận phòng theo giờ giấc bạn mong muốn.
12. Không phóng nhanh vượt ẩu
Khi lái xe đường dài, bạn nên đảm bảo chạy xe với vận tốc vừa phải, có thể xử lý kịp thời những sự cố va chạm phát sinh (nếu có) trên đường, bảo vệ an toàn cho chính mình và người bạn đi cùng. Bạn hãy cứ bình thản lái xe vì đi phượt tức là khi bạn muốn thư giãn thì không nhất thiết phải thật vội vàng.
Bạn cần tuân thủ biển báo giao thông, không chạy quá tốc độ quy định, đi đúng phần đường để tránh phạm luật giao thông.
13. Đảm bảo giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Khi lái xe đi phượt theo đoàn, bạn không nên bám theo đuôi xe của ai đó để có thể chủ động xử lý những tình huống khi xe phía trước đột ngột thắng gấp hay khi nó rẽ sang phải sang trái do có chướng ngại vật trước mắt, hãy giữ khoảng cách an toàn.
Bạn cũng cần chú ý quan sát tín của phương tiện đi trước như thắng gấp hoặc rẽ trái, rẽ phải đặc biệt là xe ô tô, xe tải, xe khách để kịp thời xử lý. Lưu ý, khi leo đèo thì bạn không nên đi sau ô tô mà nên đi trước để tránh tình trạng xe bị tụt dốc, mất phanh, mất kiểm soát tay lái.
Trên đây là kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy an toàn và chi tiết nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn luôn có những chuyến đi thú vị, an toàn với những kỷ niệm khó quên trong đời.