Vượt hơn 300 km từ Hà Nội để tới những con đường núi chênh vênh ở Mù Cang Chải, những người yêu thích thiên nhiên và ưa khám phá sẽ được thả tầm mắt trước những thửa ruộng bậc thang bát ngát, mênh mông. Những kinh nghiệm đi Mù Cang Chải mùa lúa chín dưới đây sẽ rất hữu ích cho hành trình khám phá Tây Bắc của bạn.
1. Nên đi Mù Cang Chải vào thời điểm nào trong năm ?
Du lịch Mù Cang Chải có 2 mùa khá đẹp mà bạn có thể sắp xếp thời gian để đến, những mùa khác đến Mù Cang Chải không có gì đặc sắc. Khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây.
Thời điểm lúa chín trên núi đồi Mù Căng Chải (Ảhh: PYS Travel)
Khoảng tháng 5-6 là mùa đổ nước, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa. Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ. Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
Náo nức đến cung đường lúa Mù Căng Chải (Ảnh: PYS Travel)
Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ. Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
2. Phương tiện đi tới Mù Cang Chải
Từ Hà Nội tới Mù Cang Chải khoảng 300 km, du khách có thể di chuyển đến đây bằng những phương tiện như:
2.1. Bằng xe khách
Di chuyển bằng phương tiện công cộng, các phương tiện di chuyển đến với Mù Cang Chải khách du lịch thường lựa chọn di chuyển bằng xe giường nằm để đến với nơi đây. Di chuyển bằng phương tiện công cộng giúp bạn có thể dễ dàng nghỉ nghỉ ngơi trên xe và cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh nơi đây
Đến Mù Cang Chải bằng xe khách (Ảnh: sưu tầm)
Xe khách thường xuất phát từ lúc 18h00 hàng ngày và 22h30 hàng ngày và thời gian di chuyển mất khoảng 6 giờ đồng hồ việc di chuyển như này bạn có thời gian để nghỉ ngơi trên xe. Giá vé xe giường nằm cũng chỉ dao động từ 250.000 – 300.000đ/ lượt.
– Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn có thể đón xe ở bến xe Mỹ Đình, xe khách đi Mù Cang Chải chủ yếu đi qua thị xã Nghĩa Lộ. Một số ít sẽ chạy theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai để “vợt” khách tỉnh, nhưng chủ yếu theo đường 32.
– Di chuyển bằng xe của các resort nghỉ dưỡng đưa đón. Nhưng nơi đây chỉ có một khu nghỉ dưỡng là Mù Căng Chải Resort chưa hoàn thiện. Vì vậy, nếu muốn ở resort, bạn nên chọn Le Champ Tú Lệ, rồi thuê xe lên Mù Cang Chải chơi.
2.2. Bằng phương tiện cá nhân
Du lịch bằng phương tiện cá nhân bạn có thể di chuyển bằng ô tô tự lái hoặc xe máy đều có thể được đây cũng là một trong những phương tiện được rất nhiều những giới trẻ vô cùng thích thú đặc biệt là những bạn trẻ yêu thích bộ môn phượt. di chuyển bằng phương tiện này bạn cũng có thể dễ dàng ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh của nơi đây.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (Ảnh: sưu tầm)
Từ Hà Nội để đến với địa điểm này du khách có rất nhiều những cách di chuyển khác nhau
– Cung đường số 1: bạn đi theo tuyến đường Sơn Tây rồi đi qua khu vực Trung Hà – Tam Nông sau đó bạn đi dọc theo hướng của sông Hồng là sẽ đến với khu vực Văn Phú ở Yên Bái
– Cung đường số 2: bạn đi theo hướng khu vực: bạn đi theo tuyến đường về hướng cầu Thăng Long rồi đi theo hướng quốc lộ 12 để đi đến tiếp khu vực Việt Trì – Toàn Hưng và đi theo tuyến đường quốc lộ 70 để tới khu vực Yên Bái. Đây là cung đường ngắn và dễ đi nhất
– Cung đường thứ 3: bắt đầu từ khu vực cầu Thăng Long đến với Phúc Yên – Vĩnh Yên Lập Thạch – Sơn Dương. Tiếp tục đi theo tuyến đường Tuyên Quang – Yên Bái.
3. Khách sạn nhà nghỉ tại Mù Cang Chải
Để có một chuyến du lịch hoàn hảo thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi đi là điều vô cùng quan trọng. Và đó luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều du khách quan tâm vì chúng ta cần một nơi lưu trú thật sự thoải mái để nghỉ ngơi phục hồi năng lượng sau những ngày khám phá vất vả.
Tuy du lịch Đông – Tây Bắc được lựa chọn nhiều như loại hình du lịch biển hay du lịch nghỉ dưỡng, lý do một phần cũng là do số lượng và loại hình cư trú ở Đông Tây Bắc không được đa dạng như Tuy nhiên, vùng đất này vẫn luôn hấp dẫn và níu chân người bởi sự chân thành, mộc mạc, vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bình dị như chính lòng người nơi đây.
3.1. Khách sạn
Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ tại Mù Cang Chải đều được trang bị đầy đủ tiện nghi cơ bản như wifi, tivi, tủ lạnh, điều hòa nên bạn có thể yên tâm khi lựa chọn dịch vụ. Một số khách sạn bạn có thể lựa chọn cho chuyến du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín:
– Khách sạn Thành Công: 19 phòng, bao gồm phòng đơn, phòng đôi và phòng VIP. Giá dao động từ 300.000 – 550.000 đồng.
– Khách sạn Duy Vũ: 18 phòng. Giá dao động khoảng 650 nghìn đồng.
– Nhà khách Suối Mơ: 8 phòng đơn, 18 phòng đôi. 2 phòng tập thể với diện tích lớn, sức chứa khoảng 40 người. Mức phí dao động từ 550.000 đến 600.000 đồng.
3.2. Homestay
Điểm cộng của loại hình cư trú homestay có thể kể đến như: khám phá cuộc sống của người dân bản địa, giá thành phải chăng. Một số homestay Mù Cang Chải có thể kể đến như:
– Hello Mù Cang Chải homestay
– Homestay Bản Thái Mù Cang Chải
– Homestay Tư Nguyệt Mù Cang Chải
– Mù Cang Chải New Homestay…
3.3. Nhà nghỉ
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú được ưa chuộng nhất tại Mù Cang Chải vì mức giá phải chăng, chất lượng tầm trung, dịch vụ tốt. Ở Mù Cang Chải bạn có thể tham khảo một số phòng nghỉ như:
– Nhà nghỉ Hồng Minh
– Nhà nghỉ Thủy Tiên
– Nhà nghỉ Moon
– Nhà nghỉ Quang Minh…
4. Các món ăn ngon tại Mù Cang Chải
4.1. Xôi nếp Tú Lệ
Hạt gạo nếp Tú Lệ trứ danh đều, dài, căng mẩy, hạt nào hạt nấy nhìn trong veo rất ngon mắt. Cầm một nắm gạo nếp Tú Lệ trên tay, thấy nặng mà mát mượt như nhung. Thứ gạo ấy đồ lên, chẳng cần thêm nước dừa nước yến gì mà xôi vẫn cứ thơm, dẻo, ngọt từng hạt một. Dẻo mềm mà không bị ướt, bị dính. Ngọt mà càng nhai kỹ thì lại thấy bùi. Bùi mà không béo, không ngấy, ăn vào không thấy ngán, không thấy đầy đầy, ứ ứ như các loại xôi nếp thông thường khác.
Hương thơm xôi nếp Tú Lệ hòa quyện của hương thơm núi rừng ngào ngạt (Ảnh: sưu tầm)
Làm nên “danh tiếng” của xôi Tú Lệ còn phải kể đến các hương thơm của nó. Cái hương thơm cứ ngạt ngào như thể hương hoa ban, hoa trẩu, hoa sở… của núi rừng Tây Bắc đọng lại mà thành; dạt dào, khoáng đạt như thể hương của đồng nội, của núi rừng Tây Bắc kết tinh lại mà ra. Hương thơm ấy cứ nhẹ nhàng lan tỏa khắp không gian… ít loại xôi nếp nào có thể sánh kịp.
4.2. Cốm Tú Lệ
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát. Theo kinh nghiệm du lịch Tú Lệ, PYS Travel biết được rằng để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, khi làm cốm, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu.
Cốm Tú Lệ thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát (Ảnh: sưu tầm)
Khi lúa khum ngọn, hãy còn nguyên sữa thì cũng là lúc gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm không được vò hay đập mà phải tuốt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép, đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi. Chảo rang cốm thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều. Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay khi thấy có trấu thì xúc ra xảy bỏ rồi lại giã tiếp.
Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã là hoàn tất. Cốm thường được ăn cùng với chuối chín, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…
4.3. Cá Hồi và Cá Tầm
Từ chân đèo Khau Phạ phía bên Tú Lệ đi lên khoảng 7km sẽ tới khu vực nhà hàng Khau Phạ, đây cũng là một trong những trang trại nuôi Cá Hồi lớn của Miền Bắc, số lượng cá nuôi ở đây lên tới 10.000 con, cá giống hoàn toàn được nhập và nuôi theo công nghệ từ Châu Âu. Nhiều món ngon từ Cá Hồi (hoặc Cá Tầm) được chế biến tại đây để phục vụ khách du lịch, nếu đi đoàn đông các bạn có thể vào làm nồi lẩu cho bữa trưa của mình.
Thưởng thức món cá hồi thơm ngon ở Mù Cang Chải – Yên Bái (Ảnh nguồn cungphuot.info)
Món cá tầm chế biến theo công thức đặc biệt của vùng núi cao Mù Cang Chải (Ảnh: sưu tầm)
4.4. Châu chấu rang
Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn hấp dẫn khi đến Mù Cang Chải.
Món ăn hấp dẫn khi đến Mù Cang Chải (Ảnh: sưu tầm)
Ngoài ra tại Mù Cang Chải còn có món cua suối rang muối khá ngon, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn mà còn tùy thuộc vào thời gian bạn ở Mù Cang Chải. Theo kinh nghiệm đi Mù Căng Chải, PYS khuyên bạn nên chủ động gọi điện đặt trước với các nhà hàng, quán ăn bởi thường các đoàn thường đi xung quanh chụp ảnh ở các điểm trước rồi mới về Thị trấn Mù Cang Chải để nghỉ ngơi, lúc đó thường đã muộn và hết đồ ăn.
4.5. Cua suối rang muối
Khác với các loại cua sống ở biển, ở ruộng, con cua suối thường sống trong các hốc đá trên suối ở vùng cao. Thịt cua suối thơm, chắc và có thể chế biến được nhiều món ngon trong đó có món Cua suối rang muối. Cua sau khi bắt về bóc mai, rửa sạch để cho ráo nước. Cho dầu vào chảo đun sôi, bỏ tỏi vào xào thơm sau đó cho cua vào đảo cho đều, rắc muối lên rang cho đến khi cua chín vàng.
Thịt cua suối thơm, chắc và có thể chế biến được nhiều món ngon (Ảnh: sưu tầm)
4.6. Táo mèo Mù Cang Chải
Ở Yên Bái, cây Sơn Tra thường sống ở những vùng núi cao phía tây của tỉnh tập trung nhiều ở ba huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn – nơi có nền nhiệt độ đặc biệt, mùa hè nóng và nắng ảnh hưởng của gió lào, mùa đông chịu ảnh hưởng của giá lạnh vùng cao – có lẽ vì phát triển trong điều kiện tự nhiên và sinh sống cùng đồng bào dân tộc Mông như vậy mà Sơn Tra còn được mang một tên nữa là: Táo Mèo và có những tính năng kỳ diệu trong y học cũng như trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Táo mèo được hái tại Mù Cang Chải, Yên Bái (Ảnh: sưu tầm)
Cây Táo mèo phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 – 10m, thân gỗ, tán lá rộng, được phát triển mạnh nhờ sự phát tán của con người, súc vật và muông thú do vậy cây mọc không tập trung mà có khoảng cách. Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và cho thu hái quả vào mùa thu.
Tháng 9, tháng 10 là tháng quả táo mèo chín rộ. Thời điểm này khắp các chợ huyện và nhiều nhất là chợ Ga Yên Bái ngập tràn táo mèo. Những người sành ăn không tham chọn quả to, đẹp mã mà thường lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới thực là những quả táo chín thơm và ngọt.
5. Các địa điểm đẹp ở Mù Cang Chải
5.1. Đèo Khau Phạ
Là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.
Ngắm cảnh đèo Khau Phạ trên dù lượn (Ảnh: sưu tầm)
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang chín vàng nương. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác. Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút.
Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào. Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.
5.2. Xã Tú Lệ
Là một thung lũng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Tú Lệ là một trong những điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên. Tú Lệ, nằm sát sườn đèo Khau Phạ, từ lâu đã là điểm đến quen thuộc với nhiều phượt thủ trên cung đường khám phá Yên Bái. Tú Lệ thực chất là một thung lũng nằm ở giữa ba ngọn núi cao trập trùng: Khau Song, Khau Thán và Khau Phạ.
Ngôi nhà mái xám bên cạnh đồng lúa vàng ườm – một khung cảnh tuyệt đẹp (Ảnh: Cao Anh Tuấn)
Tú Lệ giữa mùa thu, lúa chín vàng ươm rạt rào như sóng núi. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà… Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp. Họ tới đây không chỉ để đắm mình vào làn gió thơm ngào ngạt mùi lúa chín, mà còn là dịp để lắng nghe những câu chuyện kỳ bí được chính con người nơi đây kể lại, những mẩu chuyện ngắn nhắc về một chốn núi rừng mỹ lệ đầy sắc màu văn hóa.
Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi chớp được những shot hình đậm âm hưởng vùng cao (Ảnh: PYS Travel)
Không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang chín vàng tháng 9, Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi người Thái nơi đây vẫn lưu giữ được nét sinh hoạt truyền thống là “tắm tiên” bên suối. Tú lệ mang đầy nét bí ẩn khiến ai cũng muốn một lần được đến trải nghiệm.
5.3. Bản Lìm Mông
Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải – Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.
Khung cảnh tuyệt đẹp trên Bản Lìm Mông (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
5.4. Xã La Pán Tẩn
Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, La Pán Tẩn không hổ danh là một trong 3 địa phương của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ruộng bậc thang – công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.
Một màu vàng trải dài ngút ngàn của ruộng nương (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
Nếu lần đầu tiên khám phá xã La Pán Tẩn, có lẽ bạn sẽ ngay lập tức choáng ngợp trước cảnh đẹp nơi đây. Trên hành trình về thăm xã vùng cao Tây Bắc này, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của ruộng bậc thang điệp trùng bủa vây tứ phía. Là một trong những xã có ruộng bậc thang nhiều nhất Mù Cang Chải nên nhìn đâu bạn cũng thấy ruộng lúa điệp trùng.
Khám phá xã La Pán Tẩn, du khách có thể check in rất nhiều địa điểm đẹp của nơi đây. Một kinh nghiệm đi Mù Căng Chải quan trọng đó chính là bạn hãy chuẩn bị cho mình thật nhiều những bộ quần áo thoải mái nhưng cũng phải thật xinh đẹp để có thể dễ dàng có cho mình những bức ảnh lưu giữ kỉ niệm thật là tuyệt vời ở vô vàn những điểm “sống ảo” đẹp mê hồn nơi đây. Trong đó đồi Mâm Xôi chính là tọa độ hot nhất mỗi mùa lúa chín. Ngọn đồi này được nâng đỡ bởi những thửa ruộng bậc thang bên dưới, bên trên có dáng tròn tựa một chiếc mâm dâng lên trờ. Mỗi mùa lúa chín vàng, đồi Mâm Xôi thu hút rất nhiều du khách đến check in, chụp ảnh.
5.5. Chế Cu Nha
Một xã của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km về hướng Hà Nội, đường vào xã này khá dốc và khó đi, không phù hợp lắm với những bạn đi lần đầu. Ruộng bậc thang xã Chế Cu Nha với những đường cong uốn lượn, vàng ươm trải dài xuống khắp các triền đồi chính là một trong những cảnh sắc đẹp mê hồn tại Yên Bái. Chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp tuyệt sắc và dạo quanh các thửa ruộng đem đến cho bạn những cảm xúc tuyệt vời đến khó tả.
Sương sớm giăng kín nối Mù Cang Chải mùa lúa (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm Chế Cu Nha là khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, khi những dải ruộng bậc thang chín vàng ươm. Ngoài ra một kinh nghiệm đi Mù Cang Chải khác là bạn cũng có thể đến đây vào khoảng tháng tháng 4 là mùa nước đổ và 5 đến tháng 6 hàng năm là mùa Chế Cu Nha phủ sắc xanh của lúa non. Chế Cu Nha cho bạn những trải nghiệm đậm chất hoang sơ và “phượt” nhất. Nếu bạn yêu thích sự mạo hiểm sau tay lái, yêu thích những con đường gồ ghề với sỏi đá thì đây chính là nơi dành cho bạn. Cảm giác chinh phục sẽ lên ngôi khi bạn vượt qua những con đường đó, trước mặt sẽ hiện ra những triền nương ươm sắc vàng rất đã mắt.
5.6. Thác Pú Nhu
Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc.
Thác Pú Nhu thực sự là điểm du lịch sinh thái cho những ai yêu thiên nhiên (Ảnh: sưu tầm)
Thác Pú Nhu tọa lạc ở độ cao cột nước khoảng 20m và được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp sơn thủy hữu tình nhờ có hai vách núi đá cao dựng thẳng đứng hai bên thác. Ngoài ra, dưới chân thác còn có một hồ tên là hồ Rồng, là một hồ nước rộng lớn và tươi mát khiến nhiều người không khỏi thích thú. Đặc biệt đường đến thác cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần vượt qua một dòng suối nhỏ và vượt qua một ruộng ngô là đã có thể đặt chân đến mảnh đất bình yên này rồi đấy
5.7. Thác Mơ (Mù Cang Chải)
Thác Mơ nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái). Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn. Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ Thác Mơ Mù Cang Chải (Ảnh: sưu tầm)
5.8. Bản Thái
Qua chiếc cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng đi Chế Tạo) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữ thung lũng, lưng tựa vào núi. Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại.
Nơi có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp (Ảnh nguồn: Cao Anh Tuấn)
Không chỉ thu hút mọi người với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng khung cảnh yên bình và bầu không khí thoáng đãng, trong lành quanh năm, Bản Thái vẫn còn đó vô vàn nếp nhà sàn truyền thống với những nét đẹp văn hóa đặc trưng tồn tại qua biết bao thế hệ. Nếu có dịp đến Bản Thái, bạn sẽ có cơ hội khám phá trọn vẹn nếp sống bình dị, giản đơn của đồng bào vùng cao. Bạn sẽ được dịp qua đêm bên những gian nhà sàn ba gian hai chái, được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm đà hương vị truyền thống. Ngoài ra, ở đây còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại cũng cực kỳ thú vị và hấp dẫn không kém.
Trải nghiệm những phút gây đầy thú vị trong chuyến đi khám phá vùng cao (Ảnh: PYS Travel)
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm đi Mù Cang Chải mà PYS Travel muốn chia sẻ đến bạn. Hãy khám phá Mù Cang Chải theo cách đặc biệt nhất, vì nơi đây sẽ là một trong những trải nghiệm thú vị của những người đam mê cảnh sắc thiên nhiên. Với nhiều cảnh đẹp tựa trong tranh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang ngày càng hấp dẫn giới nhiếp ảnh cùng khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Chúc các bạn một chuyến đi Mù Cang Chải đáng nhớ!
Cùng đến Mù Cang Chải – ngắm sóng vàng trên non cao ngay thôi!
Tour Mù Cang Chải
Tour Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội
Tour Mù Cang Chải 4 ngày 3 đêm từ TP.HCM