Tour du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc:
HÀ NỘI – DU LỊCH CÔN SƠN – KIẾP BẠC – ĐỀN CHU VĂN AN – HÀ NỘI
(Thời gian: 1 Ngày – Phương Tiện: Ô tô)
{Côn Sơn Kiếp Bạc} là địa điểm du xuân, du lịch nổi bật tại Hải Dương, với nhiều điểm tham quan ý nghĩa mà du khách đã biết đến như: Chùa Côn Sơn, Đền thờ Nguyễn Trãi, Suối Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc, Đền thờ Chu Văn An, Đỉnh Côn Sơn, Bàn Cờ Tiên….
Không chỉ là hành trình du xuân, về nguồn được đông đảo du khách yêu thích, mà du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc còn là điểm đến của các tour học sinh. Với hoạt động hướng về cội nguồn giáo dục truyền thống vô cùng ý nghĩa. Vậy nên để mang đến một chương trình du lịch trọn vẹn, thì dưới đây là lịch trình và báo giá chi tiết Tour.Pro.Vn xin được gửi đến du khách:
Sáng: Hà Nội – Đền Chu Văn An – Đền Kiếp Bạc – Chí Linh Hải Dương.
06h30: Xe và hướng dẫn viên Tour Pro đón Quý khách tại điểm hẹn trong TP. Hà Nội, khởi hành đi khu di tích đền Chu Văn An. Trên đường đi hướng dẫn viên tổ chức thuyết minh và hoạt náo vui nhộn.
08h30: Đến khu di tích lịch sử đền thầy giáo Chu Văn An, Quý khách làm lễ dâng hương. Tự do tham quan, tham gia các hoạt động xin chữ cầu may. Kết thúc tham quan, Quý khách trở lại xe tiếp tục hành trình đi đền Kiếp Bạc.
10h00: Quý khách tự do làm lễ và tham quan đền Kiếp Bạc, cách đến Chu Văn An khoảng 10km.
Chiều: Đền Kiếp Bạc – Ăn Trưa – Khu di tích lịch sử Côn Sơn – Về Hà Nội.
11h30: Quý khách dùng cơm trưa, nghỉ ngơi tại nhà hàng. Thưởng thức các món ăn đặc sản hương vị địa phương.
Chiều: Quý khách tự do làm lễ và tham quan quần thể danh thắng di tích lịch sử Côn Sơn bao gồm: Chùa Côn Sơn, Đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn, leo núi côn sơn, vãn cảnh bàn cờ tiên…
15h30: Kết thúc tham quan, Quý khách trở lại xe khởi hành về Hà Nội. Trên đường về xe dừng nghỉ, Quý khách tự do mua sắm đặc sản địa phương Hải Dương về làm quà cho gia đình và người thân.
17h30: Xe đưa Quý khách về điểm đón theo yêu cầu tại Hà Nội, Kết thúc chương trình {du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc} và đền Chu Văn An 1 ngày. Hướng dẫn viên chia tay Quý khách, cảm ơn và hẹn gặp lại.
GIÁ TOUR CÔN SƠN KIẾP BẠC TIÊU CHUẨN: VNĐ/KHÁCH
Người Lớn Trẻ Em 5 – 9 Tuổi Trẻ Em Dưới 5 Tuổi 390.000 195.000 Miễn Phí
QUÝ KHÁCH LÀ TỔ CHỨC, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VỚI SỐ LƯỢNG 25 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN. XIN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN GIÁ TOUR ƯU ĐÃI TỐT NHẤT.
I. CHI PHÍ DU LỊCH CÔN SƠN KIẾP BẠC:
• Vận chuyển
+ Xe du lịch đời mới, máy lạnh đưa đón theo lịch trình như trên Hà Nội – Côn Sơn – Kiếp Bạc – Đền Chu Văn An – Hải Dương – Hà Nội.
+ Loại xe sản xuất: 2015 – 2024 (45, 35 chỗ: Hyundai, Isuzu Samco, 29 chỗ: Hyundai County/Samco, 16 chỗ: Mercedes Sprinter, Ford Transit. 07 chỗ: Innova).
• Phục vụ bữa ăn chính
+ Phục vụ 01 bữa ăn chính: 130.000 vnđ/khách/bữa.
• Dịch vụ bao gồm khác
+ Bảo hiểm du lịch với mức 40.000.000 VNĐ
+ Phí môi trường và vé tham quan, làm lễ tại các điểm.
+ Tặng mỗi khách 01 nón cao cấp từ Tour.Pro.Vn
+ Nước uống phục vụ trên xe 1 chai/khách/ngày.
+ Hướng dẫn viên tiếng việt theo chương trình hài hước vui nhộn và nhiệt tình.
II. GIÁ DỊCH VỤ TOUR CHƯA BAO GỒM:
– Ăn uống ngoài chương trình.
– Giá không áp dụng dịp lễ, tết.
– Chi phí xuất hóa đơn VAT (Thuế GTGT).
III. NHỮNG ĐIỀU MÀ DU KHÁCH CẦN LƯU Ý:
+ Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn giá tour bố mẹ tự túc lo các chi phí ăn, tham quan (nếu có) cho bé. Hai người lớn chỉ kèm 2 trẻ em dưới 5 tuổi, em thứ 3 trở lên phải mua 1⁄2 vé tour.
+ Trẻ em từ 5 – dưới 9 tuổi: 50% giá tour. Bao gồm các dịch vụ ăn uống, ghế ngồi trên xe và ngủ chung với bố mẹ.
+ Trẻ em TỪ 9 tuổi: 100% giá tour và tiêu chuẩn như người lớn.
+ Quý khách có yêu cầu gửi thông tin chương trình chi tiết và báo giá tour {du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc 2 ngày 1 đêm} – Xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại Hotline/Zalo: 0981.851.651.
Review kinh nghiệm đi du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương
Nằm cách thủ đô Hà Nội 61km, theo chỉ dẫn bản đồ Google Maps. Du lịch Chí Linh, Hải Dương được nhiều du khách gần xa biết đến với ba điểm đến chính là Côn Sơn – Kiếp Bạc – Đền Chu Văn An.
Với ba điểm đến trong một hành trình du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc – Đền Chu Văn An, không chỉ được nhiều du khách du xuân yêu thích. Mà còn được rất nhiều các trường học tổ chức du lịch cho học sinh về nguồn, dâng hương, tìm hiểu kiến thức lịch sử.
Và để du khách có sự chuẩn bị cần thiết cho chuyến đi, thì phần nội dung này Tour.Pro.Vn xin được review chia sẻ đôi chút kinh nghiệm du lịch hữu ích đi Côn Sơn Kiếp Bạc:
Giới thiệu về Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương
{Côn Sơn Kiếp Bạc ở đâu} ? Quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt bao gồm Côn Sơn và Đền Kiếp Bạc nằm ở địa bàn Phường Cộng Hòa và xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80km về hướng Đông. Di tích lịch sử được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 5/2012, khu di tích thờ tự những vị đại công thần có công dựng nước và giữ nước từ thuở nhà Trần vào thế kỷ XIII quân cùng dân đoàn kết chống phá giặc Nguyên Mông xâm lược qua bao trận chiến thắng lừng lẫy non sông, đến những năm tháng in đậm dấu chân của nghĩa quân Lam Sơn ở thế kỷ XV đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
Hai di tích Côn Sơn và Đền Kiếp Bạc cách nhau khoảng 9km di chuyển đường bộ. {Côn Sơn Kiếp Bạc thờ ai} là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm, Vậy bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
Côn Sơn có chùa Côn Sơn hay còn được dân gian gọi là chùa Hun nằm đối diện với núi Phượng Hoàng ở phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh. Ngôi chùa cổ kính mang lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc theo kiểu chữ Công, lưng tựa núi Tổ Sơn, phía trước là hồ nước, hai bên: tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Nơi đây chính là mảnh đất tổ trung tâm Phật giáo được vua Trần Nhân Tông sáng lập ra dòng thiền phái Trúc Lâm Đại Việt. Trong chùa chủ yếu là thờ Phật, các vị sư tổ, trụ trì qua các đời và ngoài ra di tích Côn Sơn còn có đền thờ Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán người có công lao lớn với nhân dân, đất nước ta dưới thời lịch sử nhà Trần.
Đền Kiếp Bạc tọa lạc tại một thung lũng màu mỡ xung quanh có núi Rồng uốn lượn bao bọc thuộc hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Xưa kia vào thế kỷ XIII, đây là nơi được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn làm căn cứ huấn luyện quân và tích trữ lương thực chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Sau này khi ông mất vào thế kỷ XIV người dân lập đền thờ tại đây, trải qua thời gian ngôi đền hứng chịu viết bao phong cũng phải nhiều lần trùng tu mới được khang trang như ngày nay. Hằng năm cứ vào tháng 8 âm lịch đền tổ chức lễ hội dâng hương linh đình, người dân từ muôn nơi đổ về tham gia làm lễ tưởng nhớ công lao to lớn của ông.
Giá vé Côn Sơn Kiếp Bạc vào cửa, tham quan bao nhiêu ?
{Vé Côn Sơn Kiếp Bạc} hiện nay được chia cụ thể cho từng khu di tích như sau:
Giá vé di tích lịch sử Côn Sơn người lớn cao từ 1,2m: 15.000 VNĐ/Vé, Trẻ em chiều cao dưới 1,2 m: Miễn phí vé; Học sinh, sinh viên có giấy giới thiệu: 7.500 VNĐ/Vé. Bên cạnh vé tham quan là vé gửi xe ô tô ở Côn Sơn dưới 9 chỗ: 10.000vnđ/xe/lượt, Vé xe ô tô dưới 16 chỗ: 12.000 vnđ/xe/lượt, Vé xe ô tô từ 29 chỗ trở lên: 15.000 vnđ/xe/lượt.
Giá vé di tích lịch sử đền Kiếp Bạc người lớn cao từ 1,2m: 15.000 VNĐ/Vé, Trẻ em chiều cao dưới 1,2 m: Miễn phí vé; Học sinh, sinh viên có giấy giới thiệu: 7.500 VNĐ/Vé. Bên cạnh vé tham quan là vé gửi xe ô tô ở Côn Sơn dưới 9 chỗ: 10.000vnđ/xe/lượt, Vé xe ô tô dưới 16 chỗ: 12.000 vnđ/xe/lượt, Vé xe ô tô từ 29 chỗ trở lên: 15.000 vnđ/xe/lượt
Hướng dẫn phương tiện, đường đi Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương
{Đi Côn Sơn Kiếp Bạc} du khách có thể lựa chọn phương tiện như: Xe khách, ô tô, xe buýt (Bus), xe máy, thuê xe du lịch…Bạn muốn một chuyến đi tự túc từ Hà Nội theo hướng dẫn bản đồ Google Maps, bạn di chuyển theo QL1A hướng TP Bắc Ninh, đến TP Bắc Ninh bạn rẽ phải theo biển chỉ dẫn QL18 đi hướng Chí Linh, Quảng Ninh. Qua ngã ba Sao Đỏ Chí Linh khoảng 2km bạn rẽ trái vào khu di tích Côn Sơn (Theo biển chỉ dẫn).
Tham quan làm lễ xong tại Côn Sơn không di chuyển quay lại đường cũ, mà bạn đi ra đến đường Côn Sơn – Kiếp Bạc rẽ phải theo biển chỉ dẫn đi điểm đến tiếp theo đền Kiếp Bạc.
Ngoài ra để thuận tiện cho việc di chuyển du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc, du khách có thể tải ứng dụng Google Maps về điện thoại. Nhấp vào ô tìm kiếm từ khóa “ Di tích Côn Sơn” hay “Di tích đền Kiếp Bạc – Chí Linh” tùy vào điểm bạn muốn đến trước. Sau đó nhấp chỉ đường và phương tiện đi theo điều hướng và không sợ đi nhầm đường.
Review chiêm bái, làm lễ, tham quan du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc có gì ?
{Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương} có khuôn viên du lịch danh thắng, di tích lịch sử Côn Sơn nằm cách đền Kiếp Bạc khoảng 9 km và cách trung tâm thành phố Chí Linh 5km. {khu du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc} là một quần thể bao gồm cả danh lam thắng cảnh và hệ thống đền chùa, di tích lịch sử có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
+ Chùa Côn Sơn: Nằm giữ núi Phượng Hòa và Kỳ Lân, Chùa Côn Sơn có lịch sử là một trong ba ngôi chùa đầu tiên thuộc dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Được tổ sư Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Công, gồm Tiền đường, Thiêu Hương, Thượng điện. Chùa đã là nơi tu hành của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang , trong chùa ngày nay còn lưu giữ được những bức tượng phật được tạc vào thời Lê.
+ Đền thờ Nguyễn Trãi: Nằm bên phải theo hướng đi vào, chính là đền thờ Nguyễn Trãi. Nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc, ngôi đền to lớn ngày nay được xây dựng từ năm 2000. Với không gian kiến trúc truyền thống đậm nét thời Lê, đền bao gồm khu chính điện, tả vu, hữu vu… Khuôn viên đền được bao quanh là dòng suối Côn Sơn đã đi vào thi ca. Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…
+ Đền thờ Trần Nguyên Hãn: Men ngược dòng suối Côn Sơn lên phía trên đền thờ Nguyễn Trãi. Chính là đền thờ tướng quân Trần Nguyên Hãn, ông là em trai con nhà cậu ruột của Nguyễn Trãi. Cũng là một đại công thần cùng với Nguyễn Trãi theo phò tá vua Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.
+ Đền thờ Trần Nguyên Đán: Tiếp theo hành trình lên thượng nguồn của suối Côn Sơn, chính là đền thờ quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Theo sử sách ông mất tại Côn Sơn, năm 1390 được vua Trần ban sắc chỉ cho nhân dân xây dựng đền để tưởng nhớ công lao. Ông cũng là ông ngoại của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế Giới Nguyễn Trãi và là ông nội của tưởng quân Trần Nguyên Hãn.
+ Đỉnh núi Côn Sơn – Bàn cờ Tiên: Địa danh bàn cờ tiên nằm trên đỉnh ngọn núi Côn Sơn, được nhiều du khách thích leo núi chinh phục mỗi dịp về hội Côn Sơn. Tương truyền trước đây trên đỉnh núi Côn Sơn có một Nam Bạch Viên được xây dựng thời Trần, thời tổ sư Huyền Quang tu tại chùa Côn Sơn.
+ Di tích lịch sử đền Kiếp Bạc: Ngôi đền nằm ở Dược Sơn và Vạn Kiếp, Hưng Đạo, Chí Linh. Khu đền nằm ven sông Thái Bình hay khu vực này còn được gọi là sông Lục Đầu, đền thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, triều đại nhà Trần. Theo sử sách đây là khu vực đã được Trần Hưng Đạo lựa chọn đóng đại bản doanh, phủ đề, huấn luyện binh sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược.
Sau khi chiến thắng trở về, khu vực Vạn Kiếp cũng là nơi Trần Hưng đạo sinh sống và mất tại đây vào năm 1300. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Cha Ông, ngày nay ngôi đền luôn là điểm đến hành hương của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh mỗi dịp đến Chí Linh.
Du khách nên đi du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc bao lâu ?
Dù là các hoạt động du lịch học sinh hay người lớn thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn quỹ thời gian đi tour Côn Sơn Kiếp Bạc 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm để đến với cụm di tích lịch sử nổi tiếng tại Chí Linh.
Nhưng theo kinh nghiệm đi du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc tại Tour.Pro.Vn thì cho rằng, thời gian phù hợp để đi tham quan du lịch tuyến này nên là 1 ngày. Bởi quãng đường không quá xa, quá trình tổ chức cũng đơn giản hơn, mà vẫn có thể thoải mái tham quan, dâng hương, làm lễ.
Kinh nghiệm đi du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc có lưu ý gì hữu ích
{Côn Sơn Kiếp Bạc thuộc tỉnh nào} điểm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc nằm ở tỉnh Hải Dương hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về tâm linh và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng.
Vậy nên để du khách có một chuyến đi trọn vẹn, thì dưới đây Tour Pro xin chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm, lưu ý quan trọng, hữu ích như sau:
+ Lưu ý quan trọng dù đến tham quan hay chiêm bái du khách nên mặc trang phục lịch sự trang nhã hợp với thuần phong mỹ tục không gian thanh tịnh của chùa – đền.
+ Khoảng thời gian thích hợp để đến tham quan Côn Sơn – Kiếp Bạc đó chính là vào dịp đầu năm du xuân kết hợp cùng chiêm bái. Đặc biệt nếu bạn đi vào tháng 8 âm lịch còn được tham gia lễ hội văn hóa tái hiện lại “ Hào khí Đông A một thời hào hùng của dân tộc” vô cùng náo nhiệt.
+ Kinh nghiệm bạn nên biết khuôn viên khu di tích không quá rộng, tuy nhiên bạn sẽ phải di chuyển chủ yếu là đi bộ chiêm bái. Sự lựa chọn tốt nhất là bạn nên sử dụng giày thể thao hoặc dép cho thoải mái.
+ Trong quá trình hành hương, du khách không tự ý chạm hay tự ý di chuyển vật dụng trong khuôn viên khu di tích, nên để công đức đúng nơi quy định, tránh tình trạng đặt công đức không đúng nơi tạo nên sự xô lệch về văn hóa, tạo nên khung cảnh bát nháo, đánh mất ý nghĩa thực sự của tiền công đức.
+ Mẹo nhỏ hữu ích cho du khách dù là đi chiêm bái vào ngày lễ hay ngày thường du khách ra vào tham quan tấp nập. Bạn nhớ chú ý bảo quản đồ dùng cá nhân tránh để thất lạc đồ và phòng kẻ gian lợi dụng sơ hở móc túi.
+ Vì Chùa Côn Sơn và Đền Kiếp Bạc là 2 địa danh nằm cách nhau 9km khá xa. Bạn cần sắp xếp thời gian di chuyển tham quan, chiêm bái sao cho hợp lý không ảnh hưởng đến chương trình.
Trên đây là một số kinh nghiệm bỏ túi dành cho du khách đang có dự định đến Côn Sơn – Kiếp Bạc ở chí Linh – Hải Dương. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích với du khách. Bên cạnh đó nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc trọn gói, hãy tham khảo báo giá và liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.