Dịch vụ vận chuyển là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch, là nguồn thu ngoại tệ du lịch và thu hồi tiền tệ quan trọng. Đây cũng dịch vụ vận tải cần thiết để giúp hành khách di chuyển từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác trong quá trình đi du lịch.
Hiện nay, quy định pháp luật về kinh doanh vận chuyển du lịch như thế nào? Điều kiện, thủ tục hồ sơ ra sao? YES OFFICE sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Khái niệm kinh doanh vận chuyển du lịch
Theo khoản 1 điều 45 Luật Du lịch 2017 quy định:
“Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.”
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư 42/2017/TT-BGTVT bao gồm:
- Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
- Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
- Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ
- Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
XEM THÊM:
- Quy trình kê khai thuế
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Điều kiện, hồ sơ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Theo Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa thì điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch là: Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Do đó, tổ chức, cá nhân chỉ cần thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sẽ hoạt động được lĩnh vực này.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, tổ chức cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
- Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
- Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
Điều kiện, hồ sơ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây: (theo điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP) 1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. 2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Về tổ chức, quản lý:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Hồ sơ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định.
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( có ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ).
- Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
- Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
- Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
- Phương án kinh doanh vận tải.
Trên đây là một số thông tin về điều kiện, thủ tục hồ sơ kinh doanh vận chuyển du lịch. Trong quá trình tìm hiểu, nếu Quý khách hàng có bất kì vướng mắc hay vấn đề nào liên quan đến lĩnh vực này thì có thể gọi ngay vào HOTLINE 0942 688 339 để được YES OFFICE hỗ trợ nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống
- Thành lập công ty tư vấn du học
- Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh