1. Quy định về chi phí du lịch cho nhân viên
– Theo quy định của Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC, các khoản chi phí du lịch cho nhân viên như chi đám hiếu, hỷ, chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị, chi bảo hiểm sức khỏe, chi khen thưởng con, và các khoản chi phúc lợi khác không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế của doanh nghiệp trong năm tính thuế.
– Đối với doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 12 tháng, số tiền lương bình quân thực tế trong năm tính thuế sẽ được tính bằng quỹ tiền lương chia cho số tháng thực tế hoạt động.
Ví dụ: Trong năm 2018, Campingviet.vn có quỹ tiền lương thực tế là 24 tỷ đồng, vậy 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế 2019 của công ty là (24 tỷ : 12 tháng) = 2 tỷ đồng.
2. Hồ sơ, chứng từ cần thiết cho chi phí du lịch
a. Doanh nghiệp không tổ chức nghỉ mát cho nhân viên
– Hợp đồng lao động có quy định;
– Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng có quy định;
– Quy chế tài chính của công ty;
– Quyết định của Giám đốc hoặc ban giám đốc về việc cho nhân viên nghỉ mát, kèm theo tờ trình nghỉ mát của phòng ban quản lý;
– Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát;
– Chứng từ thanh toán.
b. Doanh nghiệp tổ chức nghỉ mát cho nhân viên
– Hợp đồng lao động có quy định;
– Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng có quy định;
– Quy chế tài chính của công ty;
– Quyết định của Giám đốc hoặc ban giám đốc về việc cho nhân viên nghỉ mát, kèm theo tờ trình nghỉ mát của phòng ban quản lý;
– Dự toán phí nghỉ mát;
– Lịch trình, thời gian, địa điểm của chuyến du lịch;
– Danh sách cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát;
– Bảng kê danh sách cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát;
– Các chứng từ liên quan đến chi phí du lịch như hợp đồng du lịch, hoá đơn ăn uống, vui chơi, vé máy bay, vé tàu, báo cáo nợ…
3. Cách hạch toán
– Chi phí du lịch được hạch toán như sau:
Nợ Tài khoản 642, 641, 627
Nợ Tài khoản 133
Có Tài khoản 111, 112, 331
Campingviet.vn hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.