- Vắt là gì?
- Cách phòng tránh và xử lý khi bị vắt đốt
- Không nên ý lại vào các loại thuốc chống vắt
Đã và đang vào mùa mưa, không khí, rừng núi ẩm ướt, lầy lội là điều kiện sinh sôi và phát triển lý tưởng cho côn trùng, đặc biêt là loài vắt đáng sợ. Làm thế nào để không bị côn trùng cắn hay những con vắt khát máu bám vào người?
Vậy thực tế con vắt rừng là con côn trùng như thế nào? Cách phòng chống ra sao để có thể đi rừng an toàn. Đây đều là những thông tin mà bạn nên tìm hiểu để có thể tự trang bị cho mình khi đi rừng, leo núi…
Trước tiên hãy tìm hiểu về con vắt.
1. VẮT LÀ GÌ?
Vắt là loại sinh vật bạn sẽ gặp khi đi rừng, trekking.
Hẳn là bạn đang rất lo lắng thì mới tìm đến bài viết này nhỉ? Nhưng Xét về độ nguy hiểm thì bạn thật sự không cần quá lo lắng, việc bị vắt cắn không quá đáng sợ như bạn vẫn nghĩ! Lạc quan nghĩ thì nó xin mình tí máu, rồi đi và để lại vết đốt hơi ngứa, nên 1-2 vết vắt đổt hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên để chuyến đi trọn vẹn và an toàn, chúng mình cùng tìm hiểu cách phòng tránh và giải quyết vết đốt nhé!
Vắt là loài khá giống con đỉa hay giun. Con vắt lúc bình thường có thể chỉ nhỏ bằng đầu tăm, nhưng khi hút máu no căng, vắt có thể to bằng đầu đũa. Vắt có khả năng bám chặt vào da vật chủ, hút máu và tiết ra chất chống đông máu. Nên khi bị vắt cắn, bạn thường thấy máu chảy không ngừng, khó đông, gây ra ám ảnh lớn.
Vắt có nhiều tại các khu rừng nhiệt đới có độ ẩm khoảng 24-27 độ C. Các nhà khoa học tìm ra khung thời gian đi kiếm ăn của loài vắt thường từ 5-8 giờ sáng hoặc 17-19 giờ tối, khi nhiệt độ còn mát mẻ. Đặc biệt, khi trời mưa và không khí có độ ẩm cao là lúc vắt đi kiếm ăn mạnh nhất. Vắt rất “khôn”. Chúng thường sống tập trung rình mồi ở những nơi có đường mòn, lạch nhỏ có nhiều người hoặc thú qua lại. Chúng cũng hay “phục kích” ở các hốc cây, hố trũng – nơi thú hay ẩn nấp hoặc làm tổ đẻ. Đặc biệt, khi trời mưa, vắt thường “bám trụ” đâu đó để tránh bị nước cuốn trôi. Thế nên sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều.
Vắt thường bám vào cơ thể, chọn những chỗ kín có nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút để hút máu. Những chỗ dễ bị vắt bám nhất là bẹn, nách, cổ chân, sau đầu gối, tai… Vắt cũng thường chui vào bên trong giày, hút máu ở bàn chân, khiến nhiều người không hề hay biết.
Con vắt thường sẽ “ăn no” trước khi bạn phát hiện ra nó!
Vắt đốt êm đến mức khi phát hiện ra thì nó đã căng mọng máu. Vắt tiết ra chất Hirudin khiến máu không đông để dễ dàng hút hơn. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hơi ngứa, gai gai người khi bị vắt cắn. Vết cắn của vắt có thể gây chảy máu lâu và nếu không được xử lý kịp thời dễ gây nhiễm trùng.
Vậy khi đi rừng, bạn nên chuẩn bị những gì để phòng tránh côn trùng, đặc biệt là vắt?
2. CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ KHI BỊ VẮT ĐỐT
Những thứ cần trang bị khi đi rừng để tránh vắt:
- Mặc quần áo dài tay, ôm sát người, không mặc quần cụt hoặc quần ống rộng vì vắt sẽ dễ dàng chui vào và đốt người mình
- Nếu trường hợp mặc quần ống rộng hãy mang vớ cao, cho ống quần vào bên trong vớ hoặc có thể xử dụng xà cạp chống vắt để bó và che phủ phần tiếp điểm giữa cổ giày và ống quần lại
- Có thể bôi thêm một lớp mỏng thuốc chống muỗi hoặc thuốc chống côn trùng ở phần da ở phần ống chân và cổ hoặc những phần da lộ ra bên ngoài
- Không dừng, ngồi hoặc đứng lâu ở một chỗ
- Không đi vệ sinh ở chỗ rậm rạp có nhiều lá cây
- Bị vắt cắn có thể dùng muối hoặc thuốc xịt muỗi xịt vào để vắt tự rụng ra
- Luôn mang theo băng dán y tế để dán vào vết cắn ngay
- Bạn cũng có thể dùng vôi pha với nước hoặc tro bếp và bôi lên phần giày hoặc ủng ngay ống quần để tránh vắt len vào bên trong giày và quần vì vắt vốn rất sợ 2 thứ này ( một cách khá hay của người dân địa phương)
Xà cạp chống vắt Madfox Gaiters
Nếu không dùng xà cạp, các bạn cũng có thể nhét ống quần vào vớ cao cổ để tránh vắt chui vào ống quần
Xử lý vết vắt cắn gây chảy máu nhiều:
- Lấy ra sẵn một miếng băng dính hoặc băng y tế
- Rửa vết thương
- Dùng ngón tay ấn chặt vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy
- Dùng băng dán vào vết cắn
- Sau 15 phút kiểm tra lại vết thương, nếu cần chúng ta có thể thay băng mới
3. KHÔNG NÊN Ỷ LẠI VÀO CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG VẮT
Thuốc chống vắt có hiệu quả thật sư?
- Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục
- Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi
- Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt, kể cả khi đi vệ sinh
- Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách quét hết lá mục xịt thuốc muỗi hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa – xông khói
Tóm lại, vắt là loại côn trùng hút máu, là nỗi ám ảnh chung cho những người đi rừng. Do đó, hãy luôn tự trang bị cho bản thân về kiến thức cũng những những vật dụng cần thiết để phòng tránh khi đi rừng nhé!