Du lịch là một trong những ngành nghề trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam. Các địa điểm của Việt Nam được rất nhiều khách trong nước và quốc tế lựa chọn. Do đó, số lượng công ty du lịch ngày càng nhiều để đáp ứng những nhu cầu này. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc về vốn điều lệ khi thành lập công ty du lịch. Công ty du lịch có yêu cầu các mức vốn khác hay không? Cùng tìm hiểu cùng FATO trong bài viết sau.
Vốn điều lệ là gì?
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty; chủ sở hữu công ty đã góp. Hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần; cam kết góp theo thời hạn do pháp luật quy định và được ghi vào điều lệ công ty”
Tài sản góp vốn điều lệ công ty du lịch
Theo điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Quy định về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty du lịch
Theo quy định chủ sở hữu, các thành viên góp vốn và cổ đông phải góp đủ số vốn góp. Và cam kết góp vào công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của công ty du lịch là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên; cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh. Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.
Đối với kinh doanh công ty du lịch lữ hành khi đăng ký giấy phép đăng ký công ty cần đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn ký quỹ. Cụ thể như sau:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.
Lưu ý khi xin giấy phép thành lập công ty du lịch
Kinh doanh du lịch lữ hành (nội địa, quốc tế) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp vẫn được thực hiện như bình thường. Nhưng cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức ký quỹ ngân hàng. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép kinh doanh du lịch để đáp ứng điều kiện kinh doanh khi đi vào hoạt động.
Khi xin giấy phép kinh doanh du lịch, công ty doanh nghiệp bạn cần cung cấp các giấy tờ như chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch của người phụ trách kinh doanh đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng,…
Để nắm rõ hơn, các bạn có thể tham khảo thêm điều kiện và thủ tục khi thành lập công ty du lịch quốc tế và nội địa.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn thủ tục hành chính Doanh nghiệp?
Việc xử lý các thủ tục hành chính này đòi hỏi người thực hiện phải có sự am hiểu về pháp luật, nắm bắt các quy trình một cách rõ ràng. Chúng tôi giải quyết vấn đề trên bằng phương thức tư vấn hiệu quả. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm vốn có của đội ngũ tư vấn pháp lý FATO sẽ giúp Khách hàng hoàn thành công việc theo mục đích Khách hàng mong muốn.
Xem thêm:
Công ty TNHH MTV muốn tăng vốn thì cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô