1. Sông Hằng Ấn Độ ở đâu?
Sông Hằng ở đâu? Sông Hằng ở nước nào? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều du khách khi muốn tới du lịch sông Hằng. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
(Ảnh: sưu tầm)
Sông Hằng là con sông dài nhất của Ấn Độ, với sự hiện diện mạnh mẽ trong Hindu giáo tự ngàn xưa, sông Hằng Ấn Độ có vai trò xương sống trong các hoạt động tôn giáo của đất nước. Người theo đạo Hindu tin rằng dòng sông là chốn thiêng liêng và hàng ngày từng dòng người hành hương vẫn đổ về thành phố Varanasi (một trong những nơi linh thiêng nhất của Ấn Độ Giáo) với mong muốn rửa sạch những tội lỗi của họ nơi hồng trần. Có tầm quan trọng như vậy, với hàng triệu lượt người ghé thăm, sông Hằng ngày nay đã trở thành trung tâm của các hoạt động tôn giáo, văn hóa và lịch sử tại Ấn Độ.
Bên bờ sông Hằng Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)
Tên của sông Hằng được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga người ta hay gọi là Nữ thần sông Hằng Ganga. Lưu vực của sông rộng 907.000 km², một trong những khu vực màu mỡ và có mật độ dân số lớn nhất thế giới. Ở Ấn Độ, sông Hằng không chỉ là một con sông. Đó còn là đại diện của tôn giáo, công nghiệp, nông nghiệp và chính trị. Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng được biết đến với cái tên “Ganga Ma” – có nghĩa là Mẹ Hằng. Nó là trung tâm của đời sống tinh thần của hơn một tỷ người. Hàng năm, hàng triệu người hành hương theo đạo Hindu đến thăm các ngôi đền và các thánh địa khác dọc theo sông Hằng.
Từng dòng người hành hương đổ về con sông thiêng (Ảnh: Sưu tầm)
Con sông còn có vai trò quan trọng về lịch sử với nhiều thủ đô, thủ phủ của các đế quốc trước đây (như Pataliputra,Kannauj, Kara, Kashi, Allahabad, Murshidabad, Munger, Baharampur, Kampilya, và Kolkata) nằm dọc theo bờ sông này. Được miêu tả trong Mahabharata là dòng sông sinh ra từ tất cả các vùng nước thiêng’, sông Hằng được nhân cách hóa thành nữ thần Ganga. Mẹ của Ganga là Mena và cha cô là Himavat, hiện thân của dãy núi Himalaya. Trong một câu chuyện thần thoại, Ganga kết hôn với Vua Sanatanu nhưng mối quan hệ đi đến kết thúc tan vỡ khi nữ thần bị phát hiện đã dìm chết con mình.
Tuy nhiên, có rất nhiều du khách nhầm lẫn giữa sông Hằng với sông Ấn. Sông Hằng được tôn nghiêm trong đạo Hindu và có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc đối với người dân Ấn Độ và chảy qua nhiều thành phố lớn của Ấn Độ. Bên cạnh đó, sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng tại Ấn Độ. Sông Ấn cũng bắt nguồn từ Himalaya, nhưng chảy qua phía tây bắc Ấn Độ, chảy qua Pakistan và đổ vào biển Ả Rập. Con sông này cũng mang một ý nghĩa linh thiêng nhưng không đến mức như sông Hằng. Và vì sông Ấn chảy qua các vùng đồng cỏ, sa mạc nên có ít sự tiếp xúc dân cư hơn sông Hằng
2. Tầm quan trọng của sông Hằng với người dân Ấn Độ
Du lịch Ấn Độ có bao giờ du khách tự đặt ra những câu hỏi như: Tại sao sông Hằng lại quan trọng với người Ấn như vậy? Vì sao nhiều thế hệ người Ấn sinh sống, họ uống nước và thực hiện mọi nghi lễ quanh con sông thiêng?,… Hãy tìm hiểu về sông Hàng rõ hơn nhé để chuyến du lịch của mình trở lên hoàn chỉnh và ý nghĩa hơn nhé.
2.1. Truyền thuyết về sông Hằng
Được miêu tả trong Mahabharata là dòng sông sinh ra từ tất cả các vùng nước thiêng, sông Hằng được nhân cách hóa thành nữ thần sông Hằng Ganga. Mẹ của Ganga là Mena và cha cô là Himavat, hiện thân của dãy núi Himalaya. Trong một câu chuyện thần thoại, Ganga kết hôn với Vua Sanatanu nhưng mối quan hệ đi đến kết thúc tan vỡ khi nữ thần bị phát hiện đã dìm chết con mình.
Khám phá con sông linh thiêng của người Ấn (Ảnh: sưu tầm)
Sông Hằng thường xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ giáo như một điểm nhấn, chẳng hạn như nơi mà các nhân vật nổi tiếng Atri và Thần chết đã thực hiện các hành động khổ hạnh khác nhau.
2.2. Sự quan trọng của sông Hằng đối với tôn giáo
Những người dân tộc Hindu xem sông Hằng là một dòng sông thiêng. Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng sẽ giúp gột rửa mọi tội lỗi còn nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông.
Sự quan trọng của sông Hằng với người Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)
Những người hành hương Hindu thường đến các thành phố thánh Varanasi, nơi các nghi lễ tôn giáo thường được cử hành. Mỗi 12 năm, một lễ hội lại được tổ chức ở Haridwar và Allahabad để tắm trong sông Hằng. Những người hành hương cũng đến các địa điểm linh thiêng khác gần các thượng nguồn sông Hằng, bao gồm đền thờ dưới núi băng Gangotri.
2.3. Ý nghĩa của việc tắm sông Hằng
Người theo đạo Hindu tin rằng tội lỗi tích tụ trong cuộc sống quá khứ và hiện tại sẽ tái diễn từ kiếp này sang kiếp khác cho đến khi được tẩy sạch hoàn toàn. Chính vì thế họ cho rằng tắm ở sông Hằng vào ngày tốt lành nhất của lễ hội sẽ giúp xóa bỏ mọi tội lỗi, đồng thời rửa sạch nghiệp chướng và mang lại may mắn. Sự kiện, với sự tham gia của từ 70 đến 100 triệu người, ngày càng lớn hơn và có thể được coi là cuộc tụ họp nhân loại lớn nhất trong lịch sử. Nước từ sông Hằng cũng được các tín đồ thu gom và mang về nhà để sử dụng trong các nghi lễ và cúng bái.
(Ảnh: Sưu tầm)
3. Trải nghiệm thú vị nhất trên sông Hằng Ấn Độ
3.1. Ngắm cá heo bơi lội trên sông
Khi du lịch trên sông Hằng, bạn sẽ có cơ hội bắt gặp những đàn cá heo bơi một mình hoặc theo đàn ngay cạnh thuyền. Tuy nhiên, cá heo ở sông Hằng cũng đang bị đe dọa do số lượng người ở đây quá đông, vì vậy đừng quá thất vọng nếu bạn không nhìn thấy chúng!
(Ảnh: Sưu tầm)
3.2. Lễ thủy táng, hỏa táng người đã mất ở sông Hằng
Với nhiều người, đến thành phố Varanasi, đi thuyền trên sông Hằng, chứng kiến cảnh thủy táng hai bên bờ sông là trải nghiệm khó quên nhất trong đời. Đặc biệt trong vô số trải nghiệm, du khách thường ấn tượng với nghi lễ thủy táng và hỏa táng người chết trên sông Hằng – đây là một nét văn hóa độc đáo, riêng biệt có lịch sử lâu đời ở Ấn Độ. Lễ hỏa táng có thể được tổ chức vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng cơ hội chứng kiến lễ thủy táng dưới nước vào lúc bình minh trên sông Hằng sẽ đáng nhớ hơn.
Phong tục hỏa táng của người Ấn Độ trên sông Hằng (Ảnh: Sưu tầm)
3.3. Đi bè trên sông đến Rishikesh
Đối với điều gì đó mãnh liệt hơn một chút, hãy thử đi bè ở Rishikesh – một vùng nước “hung bạo” với phong cảnh hoang sơ, không có người ở.
Trải nghiệm đi bè đến vùng nước hoang sơ (Ảnh: Sưu tầm)
4. Những điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi khám phá sông Hằng Ấn Độ
Một hoạt động nhất định phải thử khi du lịch sông Hằng là đi thuyền trên sông. Ngắm hình ảnh sông Hằng ở Ấn Độ trong buổi bình minh là đẹp nhất. Sắc cam trải dài trên dòng nước lấp lánh với một ngày mới nhộn nhịp 2 bên bờ dần hiện ra khi con thuyền lững lờ trôi. Hãy chắc chắn rằng bạn dậy thật sớm để không bỏ lỡ cảnh sắc ấn tượng đó khi du lịch sông Hằng Ấn Độ nhé!
Tour thuyền tập nập 2 bên bờ sông (Ảnh: Sưu tầm)
Các tour du lịch bằng thuyền rất phổ biến với khách du lịch ở đây, bạn chỉ cần xuống bến, sẽ có rất nhiều thuyền chèo neo đậu sẵn ở 2 bên bờ. Hoặc đơn giản hơn là book một tour đi thuyền trên sông Hằng tại khách sạn bạn đang ở. Trải nghiệm này, du khách có thể thưởng thức các địa điểm nổi tiếng dọc hai bên bờ sông trên thuyền.
4.1. Varanasi – thành phố bên sông
Xưa được gọi với cái tên Ba Na Lại, thành phố bên sông này được biết tới là một thành phố tôn giáo nổi tiếng kể từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Truyền thuyết sông hằng Ấn Độ kể rằng thành cổ Varansai có nguồn gốc từ Thần Shiva, và là nơi linh thiêng nhất trong bảy thành phố linh thiêng của Ấn Độ giáo và Jainisma, cũng như là một trong những thành phố có người ở lâu đời nhất trên thế giới. Xưa thật xưa, Đức Phật cũng đã từng ghé lại đây (trên đường đi giảng bài kinh đầu tiên gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân). Các tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng họ có thể gặp gỡ các vị thần và nữ thần khi họ ghé thăm trái đất ở đây.
Xuôi thuyền dọc theo Varnashi (Ảnh: Sưu tầm)
Với niềm tin tôn giáo mạnh mẽ ấy, cuộc sống của người dân hai bên bờ sông vẫn không thay đổi suốt 4000 năm. Sáng sáng thì gội đầu, tắm sông, cầu nguyện,… đủ cả giả trẻ lớn bé nhấp nhô xanh đỏ tím vàng. Đến lúc chết thì rải rắc tro cũng ngay trên chính dòng sông ấy. Đây có lẽ cũng là điểm đặc biệt thú vị mà du khách sẽ có dịp được trải nghiệm khi du lịch sông hằng Ấn Độ.
4.2. Ghats – Những bậc thềm đá trải dọc 2 bên bờ
Tản mát xuôi theo dòng sông Hằng Ấn Độ, du khách dễ dàng bị thu hút bởi hàng trăm bệ đá giống như bậc tam cấp nhô ra dọc 2 bên bờ. Đây là lối lên xuống để người dân thực hiện các nghi thức cầu nguyện, thả đèn, khâm liệm… Việc hỏa táng, rửa xác và rải tro trong dòng nước thánh trên sông thiêng được tin là sẽ giúp rửa trôi mọi tội lỗi và đưa họ về cõi vĩnh hằng.
Các bậc thềm đá nổi tiếng 2 bên bờ sông Hằng Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)
4.3. Đền Annapurna Bhavani
Đền Annapurna Bhavani là điện thờ nữ thần Annapurna. Tượng khắc họa vị nữ thần này được tạc theo nhiều hình dạng khác nhau nhưng điểm chung là trên tay đều cầm một chiếc nồi với ý nghĩa mang đến ấm no thịnh vượng. Anna có nghĩa là thực phẩm và Purna có nghĩa là giàu có. Bên trong ngôi đền là bức tượng bằng vàng của Annapurna và chỉ mở cửa ba ngày một năm. Đền nằm gần một ngôi đền bạc thờ Lord Shani.
(Ảnh: Sưu tầm)
Vào tháng 10 đến tháng 11 hàng năm, người Hindu thường tổ chức một lễ hội ẩm thực để vinh danh vị nữ thần này. Đây cũng là tầm thời gian du lịch Ấn Độ khá lý tưởng vì thời tiết không còn quá nóng.
4.4. Rishikesh – Cái nôi của Yoga
Rishikesh nằm gần chân dãy Himalaya hùng vĩ ở bang Uttarakhand của Ấn Độ. Nó còn được gọi là “Cổng vào Garhwal Himalayas”. Rishikesh thuộc bang Uttarakhand và nằm ở độ cao 372 m so với mực nước biển. Rishikesh thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới từ nhiều thập kỷ nhờ các thuộc tính tôn giáo và danh lam thắng cảnh của nó.
(Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, một trong những điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất cho những người tìm kiếm phiêu lưu, miền địa phương này nằm giữa chân đồi của dãy Hymalaya thuộc đất nước Ấn Độ. Được bao quanh bởi những khu rừng xanh tươi tốt và với dòng sông Hằng trong vắt chảy xiết vắt qua thị trấn này, Rishikesh thực sự là một nơi dành cho những kỳ nghỉ hoàn hảo. Rishikesh cũng là một cái tên phổ biến trong số những người đam mê sức khỏe vì nó được cho là ‘thủ đô Yoga’ của thế giới.
4.5. Pháo đài Allahabad
Pháo đài đồ sộ do Hoàng đế Akbar xây dựng vào năm 1583 sau Công nguyên, pháo đài nằm trên bờ sông Yamuna gần địa điểm hợp lưu. Pháo đài Allahabad là một công trình kiến trúc lộng lẫy được xây dựng dưới thời trị vì của Akbar, Hoàng đế Mughal vào năm 1583. Công trình kỳ diệu nằm trên bờ hợp lưu của hai con sông Ganga và Yamuna và nổi tiếng là pháo đài lớn nhất từng được xây dựng bởi Akbar.
(Ảnh: Sưu tầm)
Điểm tham quan nổi tiếng này thu hút hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới không chỉ vì tầm quan trọng lịch sử mà còn bởi sự tráng lệ về kiến trúc của nó. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý rằng khá tiếc là việc truy cập vào Pháo đài Allahabad thường bị đóng cửa đối với công chúng. Khách du lịch chỉ được phép vào trong Kumbh Mela, được tổ chức 12 năm một lần. Tuy nhiên, kiến trúc huy hoàng và xây dựng đồ sộ của tượng đài khi nó đứng vững chãi bên bờ hợp lưu của hai con sông là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng!
(Ảnh: Sưu tầm)
Pháo đài Allahabad có một ý nghĩa to lớn và được quản lý bởi Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ. Pháo đài cũng khá nổi tiếng với Cây Akshayavat (Cây đa), theo một truyền thuyết, đã được người dân địa phương sử dụng để tự sát để đạt được sự cứu rỗi. Đối với những người muốn xem Cây Akshayavat, chỉ được phép vào cửa qua một cánh cổng nhỏ vào khu vực có cây tuyệt đẹp. Pháo đài Allahabad cũng là nơi tọa lạc của Đền Patalpuri, nơi được cho là nơi trú ngụ của tất cả các cánh cổng địa ngục. Cách tốt nhất để khám phá Pháo đài Allahabad từ bên ngoài là đi thuyền trên sông vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
4.6. Kanpur
Kanpur là một thành phố lớn thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Thành phố này nổi tiếng với ngành công nghiệp da và dệt may. Đây là thành phố đông dân thứ 12 ở Ấn Độ và thành phố đông dân nhất thứ 11. Đây cũng là thành phố lớn thứ hai thích hợp và là khu vực đô thị lớn nhất ở Uttar Pradesh. Và là một trong những thành phố công nghiệp lớn nằm bên bờ sông Hằng, có nhiều di tích lịch sử và văn hóa.
(Ảnh: Sưu tầm)
4.7. Thành phố Kolkata (Calcutta)
Kolkata là thủ phủ của bang Tây Bengal của Ấn Độ và trước đây là thủ đô của Ấn Độ khi nó nằm dưới thời Raj thuộc Anh vào năm 1773, Là thành phố lớn nằm gần đầu cửa của sông Hằng, nổi tiếng với kiến trúc cổ điển và văn hóa đa dạng. Ngày nay đây là một thành phố mang đậm hồn truyền thống, kiến trúc thuộc địa, lễ hội văn hóa, rất nhiều tiếng còi xe và ẩm thực đường phố.
(Ảnh: Sưu tầm)
Thành phố này là sự pha trộn tuyệt đẹp giữa nét cổ điển và hiện đại. Một đô thị hưng thịnh, nó đã bảo tồn bản chất của mình trong các hình thức âm nhạc, khiêu vũ và văn học. Sự hiện diện của những tòa nhà xinh đẹp, viện bảo tàng, quán ăn, chợ, đền thờ, nhà thờ, pháo đài và nhà hát khiến Kolkata trở thành một nơi mà du khách sẽ luôn cảm thấy rằng họ đang thiếu thời gian. Du khách đến Kolkata từ khắp nơi trên thế giới để đắm mình trong di sản của thành phố này.
4.8. Patna – thủ phủ của bang Bihar
Patna là thành phố lớn nhất của bang và là thủ phủ của Bihar. Đây là một trong những thành phố có người ở lâu đời nhất trên thế giới và được thành lập bởi Vua Magadha vào năm 490 TCN. Đó là lý do tại sao nó có nền văn hóa và ảnh hưởng độc đáo ở Ấn Độ. Ý nghĩa của lịch sử và truyền thống cổ xưa của nó được thể hiện rất rõ qua lối sống của thành phố
(Ảnh: Sưu tầm)
Bạn là một người tôn sùng tín ngưỡng Phật giáo và mong muốn một lần đến thăm sông Hằng Ấn Độ thì hãy tham khảo du lịch hành hương Ấn Độ của PYS Travel ngay nhé.
Bạn cũng có thể tham khảo các Tour Ấn Độ đang có nhiều ưu đãi lớn của PYS Travel:
Tour Tam giác vàng Ấn Độ
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Hành hương Ấn Độ
Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM