Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế Du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp hoạt động du lịch mang tính tự phát, đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ KiTô giáo. Tới thế kỷ thứ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc thời kỳ phục hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy cho lịch sử phát triển mạnh mẽ.
Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của các hãng lữ hành Thomas Cook. Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người từ Leicestor đến Longshoroungh với một mức giá trọn gói gần các dịch vụ vui chơi, ca nhạc, đồ uống… Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 cuối thế kỷ XX này khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đem lại những thành quả vô cùng to lớn về kinh tế xã hội. Con người sống trong không gian với “bê tông” “máy tính”, tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cuội nguồn văn minh nông nghiệp hay chỉ đơn giản để nghỉ ngơi, sau một thời gian lao động.
Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chều rộng và chiều sâu. Vậy du lịch là gì?
Về khía niệm du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
* Dưới góc độ khách du lịch:
– Theo nhà kinh tế học người áo Rozep Stander cho rằng khách du lịch là loại khách đi lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
* Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch:
Du lịch được hiểu là việc sản xuất bán và trao cho khách các dịch vụ và hàng hoá nhằm đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia và các tổ chức kinh doanh đó.
ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong pháp lệnh du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”