Bạn là người con Việt Nam và mong muốn tìm hiểu văn hoá của 54 dân tộc nhưng không có đủ điều kiện. Đừng quá lo lắng, bạn có thể ghé thăm Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam – nơi hội tụ văn hoá các miền các dân tộc. Hãy cùng theo chân Zoom Travel khám phá xem có gì đặc biệt tại địa điểm này nhé!
Xem thêm: TOUR HOA LƯ – TAM CỐC 1 NGÀY CHỈ VỚI 990.000
1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1 Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam ở đâu?
Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây. Nơi đây có vị trí cách Hà Nội 40 kim và còn được gọi với các tên là Làng Văn hoá 54 dân tộc. Giống như những gì được du khách gọi Làng là nơi hội tụ đầy đủ các nền văn hoá các nét đẹp truyền thống của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S.
Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam tọa lạc tại một vùng thung lũng được bao bọc xung quanh những quả đồi, quả núi cao. Chính vì thế, Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam có thể khắc họa rõ nét đời sống, truyền thống của các dân tộc từ vùng núi đến đồng bằng.
Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam hiện đang là địa điểm được nhiều bạn trẻ săn đón.
Nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa món quà thiên nhiên của tạo hoá và sự sáng tạo trong tài hoa của con người. Nếu bạn là người đam mê tìm hiểu văn hoá, bạn mong muốn được khám phá những nét đẹp truyền thống của các dân tộc anh em, nhưng không có đủ điều kiện, bạn có thể ghé thăm làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam. Chắc chắn rằng những trải nghiệm tại Làng sẽ làm bạn không khỏi bất ngờ.
Từ những mô hình, những kiến trúc, các tiết mục văn nghệ hoạt động của Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam tạo ra sẽ khiến bạn thích thú vì sự độc đáo và ấn tượng của nó. Nơi đây có tổng diện tích lên đến hơn 1 500ha, bao gồm 7 khu vực chính dành cho bạn có thể thỏa sức khám phá và tìm hiểu đủ loại văn hoá.
Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam cũng là nơi lưu trữ, bảo tồn các giá trị truyền thống của các dân tộc, đồng bào 54 anh em. Cho tới thời điểm hiện tại, ở đây đã đón tiếp rất nhiều cộng đồng dân tộc như Ê đê, Dao, Tày, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, Khmer,…Bạn không chỉ được trải nghiệm các hoạt động truyền thống của nhiều dân tộc anh em mà bạn còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước hữu tình xứng với danh xưng “Rừng vàng biển bạc” của Việt Nam.
Xem thêm: Hang dơi Kho Mường – Nét đẹp ngoạn mục của mẹ thiên nhiên
1.2 Đường đi đến Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam
Làng Văn hoá các Dân tộc việt Nam có vị trí địa lý cách với Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Tọa lạc ngay cuối Đại lộ Thăng Long, đường đi đến Làng Văn hoá các Dân tộc tương đối đơn giản. Bạn có thể lựa chọn di chuyển đến địa điểm này bằng nhiều phương tiện
Nếu bạn xuất phát bằng xe máy hay ô tô, bạn có thể di chuyển đến Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam theo cung đường sau: Đi từ Hà Nội bạn có thể di chuyển ra đại lộ Thăng Long. Ngay gần cuối đại lộ Thăng Long sẽ có bảng chỉ dẫn bạn rẽ phải đến vào cổng Làng. Hoặc bạn có thể lựa chọn cung đường đi từ khu Công nghệ cao Hoà Lạc vào đường 21 theo hướng Sơn Tây. Tại ngã tư Lục Quân, bạn rẽ trái và tiếp tục di chuyển thêm 8km để đến Làng.
Cung đường di chuyển đến địa điểm này tương đối dễ dàng.
Nếu bạn sinh sống tại các tỉnh nằm xa khu vực phía Bắc bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Hà Nội bằng được hàng không, sau đó bắt taxi hoặc grab để đi đến Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam.
Nếu bạn di chuyển đến Làng Văn hoá các Dân tộc bằng phương tiện xe bus, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus số 107. Với chuyến xe này, trong vòng 15 – 20 phút sẽ có 1 lượt xe và thời gian hoạt động sẽ từ 5h00 – 20h00 với giá vé chỉ 9.000vnđ/khách. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus để tiết kiệm chi phí hơn cho chuyến đi của mình. Biết đâu đây sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Xem thêm: Ansapa Park – Du lịch vòng quanh thế giới chỉ trong 80 phút ngay tại Sa Pa
1.3 Giá vé vào Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam
Chi phí tham quan tại Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam được chia thành những đối tượng như sau:
Đối với người lớn: 30.000vnđ/khách
Đối với học viện: 10.000vnđ/khách
Đối với trẻ em, học sinh: 5.000vnđ/khách
Các trường hợp sẽ được miễn phí 100% mức phí: Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,2m. Nêu là trẻ em dưới 6 tuổi bạn cần mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh. Người khuyết tật có giấy chứng nhận thương tật theo quy định.
Vé vào cổng tham quan làng.
Các trường hợp sẽ được miễn 50% chi phí: Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá: công dân ở các xã vô cùng khó khăn tại miền núi, vùng sâu, vùng xa được quy định trong chương trình 135 của Chính phủ, người có công với cách mạng, người thuộc diện chính sách xã hội.
Lưu ý:
Đối với học sinh, sinh viên cần mang theo giấy tờ để xuất trình khi mua vé
Chi phí tham quan có thể thay đổi theo từng năm, vì vậy bạn nên liên hệ để được tư vấn chính xác nhất.
Xem thêm: Top đặc sản Hà Giang nên ăn thử và mua làm quà
1.4 Thời gian mở cửa của Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam
Bạn có thể ghé thăm Làng Văn hoá các Dân tộc Việt vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật và kể cả các ngày Lễ, Tết trong năm. Thời gian mở cửa vào mỗi ngày là từ 8h00 – 16h30. Thời gian mở bán vé sẽ từ 8h00 – 16h00. Bạn có thể mua vé tham quan tại cổng số 54.
2. THỜI GIAN PHÙ HỢP VÀ DI CHUYỂN BÊN TRONG LÀNG VĂN HOÁ NHƯ THẾ NÀO?
2.1 Thời gian phù hợp ghé thăm Làng
Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam mở cửa quanh năm chính vì thế vào bất cứ thời gian nào bạn cũng có thể ghé thăm nơi đây. Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu không khí náo nhiệt, tưng bừng của mùa lễ hội, bạn có thể lựa chọn đến tham quan làng Văn hoá các Dân tộc vào những dịp cuối tuần. Thế nhưng, bạn chắc chắn phải chấp nhận cảnh đông đúc vì đây cũng là thời gian lý tưởng dành cho các chuyến du lịch tham quan.
Các lễ hội diễn ra ở đây cực kỳ đông đúc và sôi nổi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các dịp mà làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặc biệt là vào khoảng thời gian đầu xuân với lễ hội Tết Cổ truyền hay vào tháng 4, tháng các dịp lễ truyền thống kỷ niệm ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam hay sinh nhật Bác.
Xem thêm: Khu du lịch sinh thái Hoa Sơn Điền Trang Đà Lạt có gì chơi?
2.2 Cách di chuyển bên trong Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam
Bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức để di chuyển bên trong khuôn viên của Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam.
Bạn có thể lựa chọn việc đi bộ để tận hưởng bầu không khí đặc trưng của vùng phía Bắc, tận hưởng từng ngọn gió thổi ngang mái tóc, không chỉ vậy đây còn là cơ hội để bạn có thể rèn luyện sức khỏe và thể lực. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý vì diện tích tại khu du lịch này cũng khá rộng, chính vì thế việc đi bộ khắp Làng cũng là một việc khá khó khăn
Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe điện, đây là cách tiết kiệm sức nhất mà bạn vẫn có thể khám phá hết những điều thú vị bên trong Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên bạn cần phải bỏ một mức chi phí để có thể di chuyển bằng xe điện. Chi phí vào ngày thường sẽ là 30.000vnđ/người lớn, 20.000vnđ/học sinh; vào T6 – CN sẽ là 35.000vnđ/người lớn và 25.000vnd/học sinh. Nếu bạn muốn thuê nguyên xe 13 chỗ chi phí sẽ là 450.000vnđ/giờ.
Bạn có thể di chuyển tham quan làng bằng xe điện.
Phương tiện cuối cùng bạn có thể sử dụng để di chuyển trong Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam chính là xe đạp. Đối với xe đạp bạn có thể thuê với mức chi phí là 30.000vnd/buổi/xe và xe đạp đôi là 50.000vnd/buổi/xe. Nếu bạn thuê xe cả ngày sẽ có chi phí là 50.000vnd/buổi/xe đạp đơn và 70.000/vnd/buổi/xe đạp đôi. Khi thuê xe bạn cần phải đặt cọc trước 200.000vnd/xe.
Xem thêm: Top những địa điểm du lịch Đà Nẵng 2023
3. LÀM SAO ĐỂ TRẢI NGHIỆM HẾT CÁC NỀN VĂN HOÁ TẠI ĐÂY ?
Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam là một khu phức hợp vui chơi giải trí được chia thành nhiều phần khu. Với những cảnh đẹp và những nét độc đáo tại nơi đây bạn có thể thỏa sức khám phá tìm hiểu qua 7 khu vực chính
3.1 Khu Trung tâm văn hoá và khu vui chơi giải trí
Nơi đây là vùng đất “thánh địa” với những ai đam mê các trò chơi cảm giác mạnh, trò chơi dân gian hay có trong các công viên văn hoá giải trí. Với tổng diện tích lên đến hơn 125ha, khu trung tâm văn hoá này tọa lạc ngay khu vực trung tâm của làng với muôn vàn các trò chơi hiện đại cùng các hoạt động văn hoá thể thao vô cùng sôi nổi. Tại khu vực này bạn có thể vừa học vừa chơi, vừa tìm hiểu những kiến thức về các văn hoá dân tộc tại Việt Nam vừa tham gia những trò chơi vô cùng hấp dẫn.
Toàn cảnh Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Một số trò chơi vô cùng hấp dẫn trong khu vực này có thể kể đến như: khu vực công viên, khu ẩm thực hiện đại, trung tâm hoạt động thể thao, khu trò chơi cảm giác mạnh, trung tâm nghỉ dưỡng và phục hồi sức khoẻ, khu bách hóa tổng hợp, nhà hát, nhà trưng bày, phòng chiếu,… có thể nói khu vực này tựa như một công viên văn hoá giải trí giúp bạn tham gia trải nghiệm các trò chơi các hoạt động vô cùng thú vị. Không những thế, với vị trí địa lý ngay giữa trung tâm làng, đứng từ khu vực này bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển sang các khu vực khác.
Xem thêm: Khám phá làng cổ tích Fairytale Land Đà Lạt
3.2 Khu làng các dân tộc
Đây là khu vực trọng điểm và độc đáo riêng biệt nhất của Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam. Nơi đây có diện tích lên đến gần 200ha, khi ghé thăm Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam đây chắc chắn sẽ là khu vực mà bạn không thể bỏ qua. Với vị trí nằm giữa bán đảo phía Bắc của Làng, khu đất này được xây dựng có dồi cao, có thung lũng, có mặt nước.
Địa thế nơi này vô cùng phong phú và đa dạng, chính vì thế có thể dễ dàng khắc hoạ được các nét văn hoá truyền thống bên trong sinh hoạt của các dân tộc anh em Việt Nam trên khắp mọi vùng miền của tổ quốc. Khu vực làng được xây dựng theo quần thể tái hiện lại các cấu trúc làng bản thân thuộc của Việt nam với quy hoạch và kiến trúc nhân gian để gìn giữ bảo tồn các truyền thống văn hoá quý báu của 54 dân tộc anh em tại Việt Nam.
Khu vực này được chia thành 4 cụm:
- Cụm I gồm các văn hoá, kiến trúc, tập tục của 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng trung du thuộc các vùng phía Bắc như Đông Bắc, Tây Bắc cùng các vùng miền núi Bắc Trung Bộ với hệ ngôn ngữ chính là Tày – Thái, Tạng – Miến, Mông – Dao, Việt – Mường, Đa – Kai.
Nhiều nét đặc trưng văn hoá được tái hiện vô cùng sống động tại làng.
- Cụm Làng dân tộc II là nơi gìn giữ và phát huy những truyền thống quý giá của 18 dân tộc thuộc vùng cao nguyên, đồi nước của các dân tộc tại vùng Nam Trung Bộ, Trường Sơn Tây Nguyện. Với các dân tộc này họ nói ngôn ngữ chính là hệ thống ngôn ngữ Môn – Khmer, Nam Đảo.
- Cụm làng dân tộc III: Nơi đây tái hiện lại cấu trúc, truyền thống, lễ hội của các dân tộc sinh sống tại vùng bán sơn địa, cao nguyên, khu vực đồi núi và triền sông phân bố tại vùng Nam Tây Nguyên và Nam Bộ bao gồm các dân tộc Chăm, Khmer, Chơ Ro, Chu Ru với hệ ngôn ngữ chunhs là Môn – Khmer và Nam Đảo.
Từ nam chí bắc, làng văn hoá hội tụ đa sắc màu văn hoá.
- Cụm làng dân tộc IV là nơi thể hiện các công trình văn hoá các cảnh sắc kiến trúc của các dân tộc sinh sống tại vùng nhiều cảnh quan như bán sơn địa, duyên hải, đồng bằng, đồi núi thị trấn, triền sống thuộc nhiều vùng văn hoá như Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ chính là Hán, Việt – Mường.
Xem thêm: Khu du lịch thác Prenn có gì chơi? Đường đi và giá vé tham quan
3.3 Khu cây xanh mặt nước Đông Mô
Là khu vực khai thác dựa trên các cảnh quan thiên nhiên. Đây là khu vực nguyên thuỷ nhất, giúp bạn trải nghiệm những cảnh quan thuần túy nhất của thiên nhiên là mặt hồ là cây cỏ. Khung cảnh tại nơi đây vô cùng bình yên và thanh tịnh vì chưa được khai thác cũng như vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đơn sơ nhất của thiên nhiên.
Đây là địa điểm vô cùng yên bình và trong xanh.
3.4 Khu công viên và bến thuyền
Khu vực dành cho các hoạt động gắn liền với hồ nước Đông Mô, nơi đây cũng là khu vực cổng B của Làng Văn hoá các Dân tộc việt Nam.
3.5 Khu di sản thế giới
Không chỉ trưng bày, tái hiện các cảnh vật, kiến trúc của các địa điểm tại Việt Nam mà Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam còn sáng tạo khi dựng lại mô hình các địa điểm nổi tiếng trên thế giới như kim tự tháp Ai Cập, tháp Eiffel, Vạn Lý Trường Thanh,… Bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng các mô hình thu nhỏ của các danh lam thắng cảnh khắp thế giới.
Không chỉ tái hiện các văn hoá dân tộc mà tại làng còn dựng nên các môn hình danh lam thắng cảnh trên thế giới.
3.3 Khu dịch vụ tổng hợp
Là địa điểm dành cho các dịch vụ du lịch, thể thao có quy mô lớn, nơi đây khai thác triệt để các cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, khu vực này cũng được xây dựng các khách sạn nhà nghỉ dưỡng với nhiều dịch vụ hoạt động đi kèm.
3.6 Khu quản lý điều hành văn phòng
Đây là khu vực có chức năng điều hành dành cho nhân viên, cán bộ làm việc tại Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam. Nơi đây cũng là địa điểm đón tiếp các vị khách cấp cao các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Xem thêm: Review chi tiết sở thú ZooDoo ở Đà Lạt có gì hot?
4. THƯỞNG THỨC ẨM THỰC CÁC VÙNG MIỀN, CÁC DÂN TỘC
Một trong những điểm nổi bật làm nên tên tuổi và thương hiệu cho mỗi một dân tộc, mỗi một vùng miền tại Việt nam chính là nền ẩm thực của họ. Hiểu được điều đó, Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam cũng tiếp đãi những món ăn mang đậm bản chất văn hoá của từng dân tộc đến với du khách. Đây đều là những món ăn hết sức bình dị nhưng lại vô cùng đặc trưng đại điện cho nền ẩm thực phong phú cho mỗi dân tộc. Không chỉ độc đáo, các món ăn dân tộc này cũng vô cùng hấp dẫn.
Món thịt trâu hun khói cực kỳ hấp dẫn.
Thêm vào đó, bạn cũng có cơ hội được tiếp xúc tìm hiểu và thưởng thức các mỹ vị của các dân tộc tại Việt Nam, một số món ăn độc đáo được tiếp đãi tại Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam có thể kể đến như: Cỗ mẹt của bản Mường, Gà đồi nước, Thịt trâu hun khói, lợn mán, đà điểu,…
Làng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam là một trong những địa điểm du lịch đáng phải đến nhất nếu như bạn có cơ hội. Nơi đây cất giấu những nền văn hoá dân tộc trên khắp mọi miền đất nước. Vậy thì còn chần chờ gì mà không mau ghé thăm địa điểm thú vị này đi nào! Cũng đừng quên theo dõi Zoom Travelhoặc liên hệ qua số điện thoại 0903.909.074 để tiếp tục khám phá những vùng đất mới lạ cùng chúng mình nhé!