Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn đọc các kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính trong 1 ngày. Khu tâm linh lớn nhất cả nước, khu du lịch sinh thái được UNESCO công nhận nằm trong vùng đất cố đô xưa.
Tràng An – Bái Đính: Chào cố đô xưa
Ninh Bình từng là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 – 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý. Là khu vực di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vùng đất được thiên nhiên ưu ái, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng. Từ đó, nơi đây đã trở thành môi trường sinh thái tự nhiên của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Vùng đất cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử, hoang sơ và kỳ thú. Là một người con Ninh Bình, tôi tự hào và muốn giới thiệu đến bạn đọc về vùng đất đã lưu danh trong sử sách muôn đời. Bài viết là kinh nghiệm đi du lịch Tràng An – Bái Đính trong 1 ngày dành cho những du khách muốn khám phá vùng đất này mà không có nhiều thời gian.
Tràng An – Bái Đính ở đâu?
Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Nam, Tràng An – Bái Đính là 2 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình. Du lịch Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cả về cảnh quang lẫn ý nghĩa lịch sử. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, phía tây giáp với Thanh Hóa, phía đông giáp với Nam Định, là một vùng duyên hải Bắc Bộ.
Du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày thì có gì đặc sắc?
Nằm trong vùng đất cố đô xưa, Tràng An – Bái Đính là 2 điểm du lịch trọng điểm nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước mà cả du khách quốc tế.
Tràng An
Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An. Nơi đây đã được chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2014.
Thiên nhiên ưu ái Tràng An với đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một trận thế liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi. Điều đặc biệt ở Tràng An là các hồ nước được nối liền với nhau bởi các động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau. Nước chuyển tải đối lưu từ khe núi này đến khe núi kia, tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà người ta ví như một trận đồ bát quái.
Tràng An còn nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học với 2 hệ sinh thái chính là hệ sinh thái đá vôi và hệ sinh thái thủy vực. Với môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hòa giữa sinh vật, núi rừng, hang động, thủy vực, Tràng An tạo nên cảnh sắc non xanh nước biếc hòa quyện tạo thành một vùng kỳ vĩ hiếm có trên thế giới.
Bái Đính
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn xác lập kỷ lục quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây còn có nhiều kỷ lục khác như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất Châu Á, tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á và nhiều kỷ lục khác tại Việt Nam.
Chùa Bái Đính chia làm 2 khu là khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới. Chùa Bái Đính cổ nổi tiếng với nhiều di tích lâu đời và kiến trúc đặc sắc như đền thờ thánh Nguyễn, đền thờ Cao Sơn, Giếng Ngọc, hang sang, động tối.
Chùa Bái Đính mới nổi tiếng bởi nhiều kỷ lục được xác lập, kiến trúc ấn tượng và gắn với nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Du lịch Tràng An – Bái Đính mùa nào đẹp nhất
Theo kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày, bạn có thể tham quan vào tất cả các mùa trong năm. Bởi là một tỉnh ở phía Bắc, Ninh Bình có 4 mùa đặc trưng. Bạn có thể lựa chọn thời điểm theo lịch trình cá nhân mà không lo Tràng An – Bái Đính không đẹp.
Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất để đi là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đó là thời điểm xuân về, trời không quá nóng cũng không quá lạnh. Du khách có thể kết hợp du lịch, du xuân, lễ chùa cầu may ở chùa Bái Đính và thong thả tham quan Tràng An. Chúng tôi đánh giá cao thời gian này bởi sự đặc sắc của tiết trời kết hợp với cảnh quang kỳ thú của 2 điểm đến này sẽ giúp bạn có chuyến du xuân đầu năm tuyệt vời nhất.
Nên đi du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày tự túc hay tour ghép?
Cách 1: Đi tự túc
Ưu điểm: Tự do, chủ động và có thể tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: Phải tự đi xe, tự tìm hiểu thông tin, lo đặt các dịch vụ, và thời gian gấp rút.
Cách 2: Đặt tour Tràng An – Bái Đính 1 ngày.
Ưu điểm: Chỉ cần lên xe và đi. Tiết kiệm thời gian chuẩn bị và thời gian tham quan. Phù hợp với du khách không có thời gian tìm hiểu lịch trình và các dịch vụ, đặc biệt muốn tìm hiểu thông tin về lịch sử, văn hóa Tràng An – Bái Đính.
Nhược điểm: Phải đi theo lịch trình có sẵn.
Phương tiện và cách di chuyển tới Tràng An – Bái Đính
Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình gần 100km, có các tuyến giao thông chính như QL 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc Nam. Bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô riêng, xe khách hoặc tàu hỏa để đi đến Ninh Bình. Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng, từ Hà Nội bạn sẽ đi qua đường Giải Phóng, rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi theo hướng đến Ninh Bình. Thời gian di chuyển khoảng 90 phút. Nếu đi bằng xe khách, bạn có thể lựa chọn các bến phía Nam, Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Mỹ Đình. Có cả tuyến xe Limousine chạy đảm bảo và an toàn, thời gian khoảng 1h20 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tàu hỏa để đến Ninh Bình và thuê xe máy ở đó.
Chi phí du lịch Tràng An – Bái Đính
Theo kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày, bảng giá cập nhật 2020 mới nhất của khu du lịch là:
- Giá vé thuyền Tràng An: 200.000 đồng/người lớn, 100.000 đồng/em bé cao dưới 140cm
- Tràng An cổ: vé miễn phí, vé đò: 45.000 đồng/1 người
- Giá vé du lịch Bái Đính: Dịch vụ xe điện: 30.000 đồng/người/lượt, Tham quan Bảo tháp: 50.000 đồng/người/lượt, Gửi xe máy: 10.000 đồng.
Ngoài ra, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng hơn 500.000 đồng tiền mặt. Vì đi trong ngày, đồ ăn và các dịch vụ tại khu du lịch Tràng An – Bái Đính không đắt đỏ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chi phí.
Ăn gì ở Tràng An – Bái Đính
Thưởng thức các món ăn ngon khi du lịch Tràng An – Bái Đính cũng là trải nghiệm thú vị. Dưới đây là một số món ngon mà bạn nên thử:
- Cơm cháy: Món đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình, có vị giòn béo và không bị ngán.
- Thịt dê: Ninh Bình là nơi nổi tiếng với thịt dê ngon, có nhiều cách chế biến như tái dê, dê hấp, dê nướng, nem dê…
- Xôi trứng kiến: Một món ăn đặc biệt được nấu từ trứng kiến nâu, chỉ có vào mùa.
- Bánh đa cá rô: Món ăn nên thử với cá rô ngon ở vùng núi đá vôi.
- Gói cá nhệch: Món ăn đặc sản của Ninh Bình, được chế biến từ cá tươi và các gia vị đặc trưng.
- Chim Bình Dũng: Món ăn từ chim trời ngon được chế biến ở nhiều nhà hàng, với thịt chim giàu dinh dưỡng và hương vị tự nhiên.
- Ốc núi: Món ăn độc đáo chỉ có ở núi đá vôi ở Ninh Bình vào mùa mưa.
Lịch trình du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày thuận tiện nhất
Lịch trình dưới đây dựa trên thời gian thuận lợi nhất từ Hà Nội. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt đi sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào khoảng cách và thời gian của bạn tới Tràng An – Bái Đính.
Sáng:
- 7h30: Xuất phát từ Hà Nội đến Ninh Bình, cách Hà Nội 93km.
- 9h30: Tới chùa Bái Đính và thăm quan, lễ chùa.
Trưa:
- 11h30: Ăn cơm tại các nhà hàng với đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình.
Chiều:
- 14h: Tham quan khu du lịch Tràng An. Xuống thuyền và tham quan trong hơn 2 giờ.
- 16h30: Trở về Hà Nội.
Kinh nghiệm cần lưu ý khi đi du lịch Tràng An – Bái Đính trong 1 ngày
- Nếu đi xe máy, hãy mang đầy đủ giấy tờ tùy thân và lưu lại danh sách cửa hàng sửa xe dọc đường phòng trường hợp cần thiết.
- Quần áo: Mặc gọn gàng, chỉnh chu và nhẹ nhàng để tham quan chùa Bái Đính theo lễ nghi. Mùa xuân nên mặc áo khoác mỏng nhẹ vì tiết trời còn lạnh. Mùa hè nhớ mang mũ nón vì trời nắng nóng. Trang phục phù hợp với hoạt động của bạn cũng được khuyến cáo.
- Giày: Nên mang giày đi bộ để đỡ đau chân khi dạo chùa.
- Chuẩn bị tiền mặt vì phí đổi tiền trong khu vực Tràng An – Bái Đính khá cao.
Kết
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính trong 1 ngày mà theo mình được sắp xếp hợp lý nhất sau nhiều lần đi tham quan và khám phá. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có một chuyến du xuân đầu năm tuyệt vời. Nếu cần trợ giúp hoặc tìm thêm thông tin về lịch trình chi tiết, hãy xem ngay du lịch Tràng An – Bái Đính 1 ngày nhé.