Để biết cách lựa chọn nón bảo hiểm phù hợp cho mình là điều không hề đơn giản. Chắc nhiều bạn không biết làm sao để biết nón nào phù hợp, nón nào không? Hay chọn đại, miễn có đội là được. Hôm nay, Nón Trùm sẽ chia sẻ 5 cách để lựa chọn nón bảo hiểm phù hợp.
1. Xác định nhu cầu trước khi mua.
Trước khi anh em quyết định mua nón bảo hiểm nào đi nữa. Điều đầu tiên Nón Trùm khuyên các bạn là cần xác định nhu cầu của mình trước. Bạn mua để làm gì? Qua nhiều năm kinh doanh, Trùm nhận thấy các khách hàng mua nón bảo hiểm vì các nhu cầu sau:
- Mua đội đi phượt, tour.
- Mua đội đi nội thành (ngoại thành đội nón xịn hơn).
- Mua đội cùng team cho đẹp đội hình.
- Mua để tặng người yêu, bạn bè, người thân.
- Mua đơn giản vì để bảo vệ bản thân mình.
Nếu anh em không xác định rõ nhu cầu của mình trước mà mua nón không phù hợp, sẽ gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí cho về sau. Ví dụ muốn đi tour xa mà mua nón ¾ thì hơi sai sai. Vì khi đi xa, mình sẽ bị nước mưa tạc vào mặt, chưa nói bụi, gió, sạn cát, nắng,.. mà mua nón ¾ thì hơi căng. Nếu lắp thêm kính cho nón ¾ cũng được nhưng không tối ưu bằng việc đội 1 nón fullface. Đó là kinh nghiệm của nhiều anh em đi tour xa rút ra được kinh nghiệm. Chưa nói khi đi tour, đường ở tỉnh khá vắng vẻ nên anh em chạy nhanh, nếu chạy không may xảy ra điều gì thì nón fullface sẽ bảo vệ đầu tốt hơn nón ¾ nhiều. (buildersmerchant.com)
2. Lựa chọn dòng sản phẩm đúng nhu cầu.
Từ nhu cầu này mình mới biết được nên chọn sản phẩm nào phù hợp. Ví dụ:
- Mua nón bảo hiểm đội đi phượt thì mua dòng nón fullface (còn cụ thể mã nào thì tùy vào phân khúc giá anh em có thể chi nữa).
- Mua đội nội thành có thể mua dòng nón bảo hiểm ¾.
- Mua đội cùng team thì team đội dòng nào mình mua dòng đó.
- Hay mua tặng người thân thì cần xe người thân đi xe gì, hay thích đội dòng gì, hay thích màu gì. Rồi mới biết chọn dòng nón để mua.
Cái này là đề xuất mang tính tham khảo của Trùm thôi nhé, các bạn không nhất thiết phải theo 100% ạ.
3. Lựa chọn mẫu mã phù hợp túi tiền.
Đây chắc chắn là phần anh em quan tâm nhất. Về phân khúc giá, nón bảo hiểm có rất nhiều phân khúc giá, tùy dòng, tùy thương hiệu nữa, nên tùy vào mức chi tiêu của anh em mà Trùm có những đề xuất riêng. Ví dụ anh em cần 1 nón ¾ để đi dạo phố thì có những phân khúc và mẫu mã sau:
- Dưới 600k: Phân khúc này có các dòng nón ¾ như Rona 2 (350k), Royal M20B (480k), Royal M20C (550k – 590k),.
- Từ 600k đến 1 triệu: Ở phân khúc này có các dòng như Sunda 390 (750k), Balder Light (790k), Bulldog và Avex Xtreme (800k),..
- Trên 1 triệu: Phân khúc này có các dòng cao cấp hơn như Zoltar sợi thủy tinh (1,100k), Zealot ¾ (1,800k) sợi carbon,..
Từ xác định nhu cầu -> xác định dòng sản phẩm -> xác định Giá sẽ mua -> xác đinh Mẫu -> xác đinh Size nón. Và từ thứ tự như vậy anh em sẽ rõ ràng hơn trong quyết định của mình. Từ đo lựa chọn được mẫu nón phù hợp với mình một cách tốt nhất. Vậy chọn được mẫu rồi, làm sao xác định size nón của mình?
4. Lựa chọn size đúng cách, màu phù hợp.
Cách chọn size nón bảo hiểm cũng không đơn giản. Nếu bạn mua 1 mẫu nón bảo hiểm về mà không phù hợp với size đầu của bạn cũng không tốt. Chật quá thì đội lâu tầm 30’ là bạn đã thấy rất khó chịu. Rộng quá thì không an toàn. Lỗi đội rộng thường thấy ở anh em nhiều. Vì anh em đa phần mới đội nón bảo hiểm trùm đầu mà thường quen với đội nón nửa đầu. Nón Trùm khuyên anh em nên chọn đúng size nón bảo hiểm như cách bên dưới.
Trước tiên anh em nên lấy thước dây đo 1 vòng quanh trán của mình. Từ số đo vòng đầu này (VD 57cm hay 59 cm) thì sẽ biết được size của nón bảo hiểm của mình. Nhưng anh em lưu ý, mỗi thương hiệu có 1 cách tính size khác nhau. Và mỗi dòng nón cũng có cách đo khác nhau. Nên anh em đừng vội kết luận là vòng đầu của mình như vậy thì nón nào cũng đội size đó.
Về cách chọn size nón bảo hiểm 3/4 đúng cách hay các mẫu nón khác, trong bài mô tả từng mã nón khác nhau. Nón Trùm có hướng dẫn cụ thể, tương ứng với số đo vòng đầu sẽ ra size gì. Anh em vào mô tả sản phẩm để biết chính xác nhé.
Theo kinh nghiệm của Trùm, thì bạn nên mua nón bảo hiểm size vừa đầu hoặc có thể ôm xíu. Vì đội một thời gian 2 ốp tai 2 bên sẽ rộng ra xíu nữa thì vẫn dùng tốt.
Sau khi mua nón xong, chúng ta nên gắn thêm phụ kiện phù hợp cho nón.
5. Mua thêm phụ kiện phù hợp nhu cầu.
Bởi thêm kinh nghiệm của Trùm, các anh em sẽ cần một số phụ kiện đi kèm để việc sử dụng nón tốt hơn. Ví dụ như nón ¾ mà thiếu kính che mặt sẽ rất khó chịu vì mưa, nắng, gió, côn trùng, bụi, cát,..
Chính vì vậy, việc thêm phụ kiện sẽ giúp cho trải nghiệm khi sử dụng nón trùm đầu được tốt hơn.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Trùm sẽ giúp anh em biết cách lựa chọn nón phù hợp với mình hơn. Và có những cảm xúc tuyệt vời khi sử dụng nón bảo hiểm. Cảm ơn anh em đã đọc bài viết này.