So với phượt xe máy, đi phượt ô tô có ưu điểm là an toàn, tiện nghi, mang theo nhiều hành lý mà vẫn tự do suốt hành trình. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thường gặp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách giảm thiểu rủi ro khi đi phượt ô tô, vì sao nên mua bảo hiểm tai nạn cá nhân trước khi đi phượt và những kinh nghiệm lái xe an toàn cần thiết. Cùng Saladin tìm hiểu nhé !
I. 5 sự cố thường gặp nhất khi đi phượt ô tô
1. Thời tiết không phù hợp
Đi phượt bằng ô tô dễ khiến bạn chủ quan rằng mình đã được chiếc xe bảo vệ trước mọi thời tiết. Tuy nhiên, ai sẽ bảo vệ chiếc xe bạn khỏi thời tiết đây? Dù nắng nóng hay là mưa, thời tiết không thuận lợi sẽ khiến cho “xế hộp” nhanh chóng xuống cấp. Nhất là khi lái xe dưới mưa, đường trơn trượt rất dễ gây ra tai nạn đáng tiếc.
Chưa kể, việc nắng gắt và mưa liên tục có thể khiến cho tầm nhìn của tài xế bị hạn chế và cũng phần nào ảnh hướng đến sức khỏe và tâm lý của người lái xe.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến phượt ô tô: Luôn xem dự báo thời tiết.
Dù ô tô sẽ có thể giúp bạn tránh nắng mưa, nhưng chọn đúng ngày trời đẹp để đi phượt luôn là điều lý tưởng nhất. Hoặc nếu bạn dự trù được trước thời tiết, bạn sẽ có những phương án chuẩn bị hành lý, thời gian và chỗ thăm quan cho hợp lý.
2. Xe hư giữa đường
Với những chiếc xe không quen đi đường dài, sẽ có những bộ phận vỏ xe và máy xe không phù hợp với chuyến đi dài ngày. Rủi ro lớn nhất là động cơ cháy do phải chạy quá lâu và… hết xăng. Nghe có vẻ ngô nghê nhưng rủi ro này không hiếm khi chủ xe quá ỷ y về việc sẽ có nhiều cây xăng trên đường đi. Cây xăng không nhiều đến như vậy đâu, nhất là khi bạn tiến vào vùng cao tốc.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến phượt ô tô: Kiểm tra và bảo dưỡng ô tô trước khi xuất phát.
Đi phượt nghĩa là chiếc ô tô sẽ đồng hành cùng bạn trong một hành trình dài. Do đó, cần đảm bảo chiếc xe ở trong trạng thái tốt nhất. Vậy thì nên kiểm tra và bảo dưỡng những bộ phận nào? Một vài phụ tùng quan trọng cần chú ý: các bộ phận đèn, phanh, bánh xe, gạt mưa, dầu nhớt, nước làm mát, đổ xăng đầy, bộ giảm xóc,…
Ngoài ra, bạn nên mang theo các phụ kiện sơ cua như: lốp sơ cua, keo vá trong, tay kích, đèn pin, hộp phụ tùng, bơm điện, … để có thể sửa xe ngay trên đường nếu có trục trặc xảy ra. Và đừng quên chuẩn bị sẵn ít nhất hai lốp xe dự phòng.
Nếu trong trường hợp xe hư hỏng nặng hơn dự kiến, hãy gọi điện cho đội cứu hộ đường cao tốc đến và xử lý ngay nhé. Thông thường, các đường cao tốc đều có đường dây nóng cứu hộ riêng. Hoặc nếu bạn đã có mua bảo hiểm ô tô từ trước, bạn có thể gọi điện đến công ty bảo hiểm để được hỗ trợ cứu hộ hoàn toàn miễn phí.
3. Hành lý nhiều nhưng xe không phù hợp
Khi đi phượt ô tô nhiều ngày, bạn thường sẽ “tự tin” với khả năng chứa đồ ở cốp xe và mang theo đồ vô tội vạ. Nếu không đủ, bạn sẵn sàng để đồ trong chỗ ngồi. Việc mang nhiều đồ sẽ khiến không gian xe hẹp lại, chật chội và thiếu không gian nghỉ ngơi hơn cho tài xế và hành khách. Hãy nhớ rằng, khi đi phượt, không gian xe không chỉ là để lái. Đó còn là nơi để bạn ngả lưng nghỉ ngơi khi phải thay tài, chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra trong suốt chuyến đi.
Đồng thời, quá nhiều đồ vật mang theo sẽ khiến bạn bị rối không biết nên lấy món đồ nào ở đâu trong trường hợp cần chúng ngay. Ví dụ như một chiếc bản đồ giấy khi GPS chẳng may bị hỏng chẳng hạn, và rất dễ bị thất lạc đồ.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến phượt ô tô: Chuẩn bị hành lý gọn nhẹ và hợp lý.
Khi đi phượt ô tô, bạn có thể mang nhiều đồ tiện dụng hơn để có thể dùng lúc cần thiết. Bạn không nên mang quá ít đồ đạc vì có thể khó mua ở dọc đường. Tuy nhiên, cũng không nên mang quá nhiều hành lý gây cồng kềnh trong lúc vận chuyển hoặc dễ có nguy cơ thất lạc.
Hoặc nếu bắt buộc phải mang theo nhiều hành lý, ví dụ như khi bạn đi cắm trại, bạn nên trang bị thêm các phụ kiện để tăng tiện ích và công năng cho xe như: giá chở đồ trên nóc xe, thảm trải thùng xe/khoang hành lý, giá để gắn xe đạp,…
4. Sức khỏe tài không đủ
Với những tài chưa có kinh nghiệm “phượt” ô tô thì việc lái xe đường dài trong liên tục nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày, hoặc xuyên đêm là một trải nghiệm gây sức ép rất nặng lên sức khỏe. Người lái có thể gặp các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, không đủ tỉnh táo đưa ra phán đoán trong quá trình lái,… Và quan trọng hơn, không phải lúc nào, chỗ nào cũng có trạm dừng chân cho tài xế nghỉ ngơi, lấy lại sức.
Sức khỏe không tốt có thể dẫn đến những tai nạn không mong muốn, nhẹ thì chỉ hư hỏng xe, nặng thì có thể có thiệt hại về người.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến phượt ô tô: Xác định cần bao nhiêu lái xe.
Có những chuyến phượt ngắn có thể chỉ cần 1 người lái, tuy nhiên nên có 2 người lái thì tài xế đỡ mệt hơn. Khi đó, hành trình vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm được thời gian, không cần phải có thời gian cho tài xế nghỉ.
Nếu bạn đã có chuẩn bị bảo hiểm tai nạn cá nhân trước chuyến đi phượt, và trong trường hợp bạn gặp tai nạn ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt chuyến đi với lý do nằm trong phạm vi được bảo hiểm, bạn sẽ được bồi thường chi phí hợp lý.
5. Lương thực mang theo hết trước khi đến nơi
Khi phượt ô tô đường dài, việc bổ sung chất dinh dưỡng từ đồ ăn, thức uống kịp thời là điều quan trọng để giữ cân bằng cho người lái xe. Tuy nhiên, dưới cái nắng nóng nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam, việc mất nước và bù nước nhanh khiến cho lương thực vơi nhanh hơn dự kiến là rủi ro rất dễ xảy đến nếu bạn chủ quan và không tính toán kỹ.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến phượt ô tô: Dự tính sẵn các điểm ăn uống dọc đường.
Dù đi phượt, bạn nên search Google trước một vài địa điểm ăn uống, đề phòng trường hợp không thể tìm được quán ăn dọc đường. Hoặc luôn có thức ăn “lót dạ” trên xe. Đặc biệt, hãy cố gắng trải nghiệm đặc sản địa phương nơi bạn tới vì đó cũng là một trong những điều hấp dẫn của chuyến phượt.
II. Một vài mẹo an toàn khác khi đi phượt ô tô
- Có nhiều đoạn đường không có sóng, do đó bạn nên download sẵn bản đồ offline và nên chuẩn bị ít nhất 2 điện thoại với 2 nhà mạng khác nhau. Theo kinh nghiệm lái xe của nhiều tài xế đường dài thì Viettel là nhà mạng luôn có độ phủ sóng mạnh nhất.
- Thời gian trung bình cho một chuyến phượt ô tô nên từ 10 ngày.
- Mang theo máy quay Gopro hoặc Flycam nếu có, để ghi lại những cung đường xuyên núi hùng vĩ, những bờ biển bao la cát trải hay những thác nước kỳ thú. Tuy nhiên, nếu sử dụng flycam, bạn nên chắc chắn rằng mình hiểu rõ quy định sử dụng.
- Luôn chuẩn bị bảo hiểm tai nạn cá nhân và bảo hiểm ô tô trước chuyến đi.
Xem thêm: Kinh nghiệm mua bảo hiểm tai nạn cá nhân và bảo hiểm ô tô cho chuyến phượt ô tô
Cẩm nang ô tô: Bảo hiểm tai nạn ô tô Bảo hiểm TNDS ô tô Bảo hiểm vật chất xe ô tô Lái xe an toàn Phượt xuyên Việt Thủ tục quy định
III. Mua bảo hiểm ô tô online, bảo hiểm tai nạn cá nhân và yêu cầu bồi thường trực tuyến thật dễ dàng với Saladin
Bạn có thể ghé website Saladin.vn hoặc tải ứng dụng Saladin để chọn mua gói bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm xe ô tô phù hợp nhất để đảm bảo hành trình phượt ô tô được an tâm trọn vẹn. Là đại diện sáng giá của giới “InsurTech” Việt Nam được hậu thuẫn bởi những quỹ đầu tư lớn của châu Á, Saladin cung cấp nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp, giúp kết nối trực tuyến khách hàng với những giải pháp bảo hiểm phù hợp nhất, một cách nhanh chóng và minh bạch.
Với Saladin, việc chọn lựa và được bảo vệ bởi những gói bảo hiểm phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mọi thông tin và giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được thực hiện online và lưu trữ trong điện thoại/ email cá nhân. Trong các trường hợp phát sinh sự cố cần yêu cầu bồi thường hoặc hỗ trợ, người mua bảo hiểm được kết nối nhanh chóng kịp thời khi gọi hotline hoặc cập nhật yêu cầu bồi thường online tức thì qua Web / App.
Chúc bạn một hành trình phượt an toàn và nhiều trải nghiệm đáng nhớ !
Đọc tiếp:
5 cung đường đẹp nhất Việt Nam cho dân phượt ô tô
Kinh nghiệm lái xe: 7 thói quen khiến xế hộp xuống cấp nhanh chóng
Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ với Saladin.