Dao là một dụng cụ không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình, tuy nhiên sau một thời gia sử dụng dao thường bị cùn và không còn sắc bén. Để dao giữ được độ sắc bén và sử dụng hiệu quả hơn, Chefstore xin chia sẻ với bạn tổng hợp cách mài dao sắc đúng cách tại nhà ngay sau đây!
Cách mài dao bằng đá mài
Đá mài là loại công cụ mài dao phổ biến nhất. Sau đây là cách mài dao bằng đá mài hiệu quả bạn không thể bỏ qua:
Chuẩn bị loại đá phù hợp
Tùy vào độ cùn và tình trạng dao mà bạn cần lựa chọn loại đá mài dao phù hợp. Không phải loại dao nào cũng phù hợp với bất kỳ loại đá mài nào. Việc chọn sai loại đá mài có thể khiến hiệu quả mài của bạn giảm đi, thậm chí là còn gây sứt mẻ dao của bạn.
Nếu bạn cắt quả dưa chuột hoặc những quả có độ mềm như cà chua mà phải cần rất nhiều sức thì dao của bạn đã quá cùn rồi. Bạn cần mai dao ngay thôi!
Đá mài cũng có rất nhiều loại nhưng có 2 loại phổ biến là đá mài dầu và đá mài nước:
- Đá mài nước là loại đá trước khi sử dụng bạn cần ngâm đá vào nước. Đây là loại đá được nhiều người ưa chuộng vì giúp quá trình mài dao diễn ra nhanh chóng, dao sắc bén nhanh. Tuy nhiên loại đá này là đá mềm nên dễ mòn, ra bột đá.
Đá mài dao nước tròn mịn
- Đá mài dầu thì bạn cần phải vảy dầu lên đá khi mài. Đây là loại đá cứng, bền, khó mòn. Nhưng mài dao bằng đá dầu thì không sắc cho lắm, mất nhiều thời gian và sức lực mài dao hơn.
Ngoài ra tuỳ vào loại dao và tình trạng dao thì cũng có những độ grit (độ nhám của đá mài) tương ứng để bảo quản dao và mài dao hiệu quả:
- Độ grip từ 200 – 1000: Chuyên dùng để mài dao cùn. Với những dao sắc sẵn rồi thì không nên “cố chấp” mài vì dễ gây mẻ dao.
- Độ grip 1000 – 1200: Dùng cho dao mới dùng, chưa cùn lắm nhưng bạn muốn mài để làm bén dao. Dao cùn thì không nên mài với đá mài có độ grip này vì mặt đá quá mịn, càng mài dao sẽ càng cùn.
- Độ grip 3000: Đây là độ grip giới hạn khuyên dùng cho các chị em nội trợ. Thường thì với độ grip này chị em nội trợ sẽ ít dùng và chỉ dùng nếu muốn dao thật sự rất bén.
Hướng dẫn mài dao đúng cách
Bước 1: Đặt đá trên miếng vải ẩm
Việc đặt đá lên miếng vải ẩm sẽ giúp cố định vị trí đá trong khi mài dao. Loại đá nào cũng nên đặt trên vải. Nếu như bạn sử dụng đá mài với hai mặt khác nhau (mặt mịn và mặt nhám) thì bạn hãy để mặt nhám lên trên hướng lên trên. Sau khi mài xong thì bạn sẽ lật mặt dùng mặt mịn để đánh bóng dao.
Bước 2: Ngâm đá mài với nước hoặc thoa dầu
Nếu bạn dùng đá nước thì bạn cần ngâm đá 45 – 50 phút trong một cái thau ngập nước. Dao có thể bị trầy xước nếu mài trên bề mặt đá quá khô.
Nếu bạn dùng đá dầu thì cần vảy hoặc thoa dầu lên khắp bề mặt đá. Bạn phải dùng dầu mài dành riêng cho đá dầu. Bởi vì chúng thường được làm bằng dầu khoáng và những nguyên liệu không phải từ dầu mỏ. Đồng thời cũng chứa các chất phụ gia để bảo vệ lưỡi dao của bạn. Tránh dùng dầu ăn, dầu thực vật để thoa và không ngâm đá dầu vào nước.
Bước 3: Giữ dao ở góc 20 độ
Đặt lưỡi dao cần mài ở góc 20 độ. Bạn cần đặt lưỡi dao lên bề mặt đá mài và nâng nhẹ lưỡi dao lên khoảng 2,5 cm để ra góc nghiêng 20 độ. Dùng một tay giữ đá mài dao để kiểm soát lực khi mài dao và giúp đá mài không bị trôi đi. Lưỡi dao càng lớn và dày thì đặt góc nghiêng mài dao lớn hơn.
Đặt lưỡi dao cần mài ở góc 20 độ
Bước 4: Mài dao
Tiến hành ấn nhẹ, trượt lưỡi dao trên bề mặt đá khoảng 10 – 20 lần và đảm bảo toàn bộ cạnh lưỡi dao được chà xát vào đá mài. Tiếp đó, lật mặt còn lại và làm thêm 10 – 20 lần như vậy. Hãy nhớ vảy thêm nước hoặc dầu vào đá khi cảm thấy mặt đá khô lại.
Bước 5: Làm dao sắc nét
Sau khi mài dao ở mặt nhám của đá, thì bạn hãy lật sang mặt mịn để đánh bóng, chuốt lại lưỡi dao. Kiểm tra độ sắc nét của dao bằng cách bạn hãy thử cắt tờ giấy.
Bước 6: Làm sạch dao và đá mài
Rửa và lau khô lưỡi dao sau khi mài dao. Để ngăn dao xỉn màu, bạn hãy cất dao trong hộp đựng dao để bảo quản.
Để vệ sinh đá dầu thì thỉnh thoảng bạn hãy dùng bàn chải để chà và ngâm nó trong dầu nhé. Còn với đá nước, chà rửa với nước để loại bỏ cặn và quấn quanh tấm vải khô khi không sử dụng.
Cách mài dao bằng cây mài
Cây mài dao là một thanh thép cứng hoặc đá và dài, có tay cầm. Gọi là cây liếc dao thì đúng hơn vì chúng không thực sự “mài” con dao của bạn. Hành động liếc sẽ giúp cho cạnh lưỡi dao của bạn thẳng ra, làm phẳng các đoạn cong quằn. Dao của bạn sau khi liếc sẽ cắt tốt hơn nhưng không bị mòn như khi mài (bằng đá). Dưới đây là cách mài dao bằng cây mài:
Bước 1: Hiểu sự khác biệt giữa mài liếc và mài dao.
Trước tiên, bạn cần phân biệt giữa thao tác: mài dao và mài liếc dao. Người ta sử dụng thanh thép mài, để tiến hành mài lưỡi dao cho sắc trước khi sử dụng và dùng nó thường xuyên hơn, gọi là mài liếc dao.
Bước 2: Đặt và giữ thanh mài vuông góc với bề mặt.
Trước khi tiến hành đặt và giữ thanh mài vuông góc với bề mặt đất, bạn có thể đặt viếng vải ở dưới để cố định nó.
Đặt và giữ thanh mài vuông góc với bề mặt đất
Bước 3: Nghiêng lưỡi dao với thanh mài góc 45 độ.
Để xác định được góc 45 độ, bạn cần đặt lưỡi dao vuông góc với thanh mài, rồi tiếp tục nghiêng nửa góc 90 độ lên phía trên, là sẽ có được 45 độ.
Bước 4: Xoay lưỡi dao về phía thanh để tạo góc khoảng 20 – 23 độ.
Sau khi xác định góc 45 độ, bạn tiếp tục xoay lưỡi dao hướng về phía thanh mài để có được góc khoảng 20 – 23 độ.
Bước 5: Kéo lưỡi dao về phía bạn.
Giữ lưỡi dao ở góc 20 độ, bạn rút lưỡi dao về phía bạn theo đường thẳng. Chỉ cần thực hiện thao tác này khoảng 5 lần đối với việc mài giũa dao thường xuyên, hoặc thực hiện 8 – 10 lần nếu bạn không mài liếc nó trong một khoảng thời gian dài.
Bước 6: Lặp lại quy trình với mặt lưỡi dao còn lại.
Bạn tiến hành mài liếc dao với mặt bên kia với bước làm tương tự.
Bước 7: Thay thế thanh mài (nếu nó bị cùn).
Khi tiến hành mài dao trên thanh mài, nếu thấy bề mặt rãnh trên thanh thép không còn giúp ích cho việc mài sao sắc bén nữa (nghĩa là chúng trông có trẻ trơn tru, không tạo độ ma sát trên lưỡi dao), thì đến lúc bạn nên thay thế thanh mài mới.
Cách mài dao bằng máy
Để đảm bảo an toàn và độ chính xác trong quá trình mài dao, cần đặt dao ở vị trí ổn định trước khi bắt đầu. Sau đó, hãy rửa sạch dao bằng nước và lau khô trước khi đưa vào máy mài. Khi sẵn sàng, hãy bật máy mài và bật công tắc để bắt đầu quá trình mài dao.
Hướng dẫn cách mài dao bằng máy mài
Bước 1: Đặt dao vào rãnh mài sao cho lưỡi dao tiếp xúc với đá mài đang quay.
Bước 2: Từ từ kéo lại dao cho đến khi lưỡi dao xuyên qua đá mài. Lặp lại hành động này 5 – 10 lần. Rồi chuyển sang rãnh kế tiếp.
Bước 3: Kiểm tra xem dao của bạn đã được mài bén chưa, bạn dùng dao thử cắt một tờ giấy để kiểm tra. Nếu chưa, bạn lặp lại từ bước 1, cho đến khi dao của bạn được mài sắc.
Đặt dao vào rãnh mài sao cho lưỡi dao tiếp xúc với đá mài đang quay
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng máy mài dao, cần đảm bảo an toàn và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh gây tổn thương cho bản thân và đồ vật xung quanh.
Lời khuyên khi sử dụng máy mài dao đa năng
– Không đẩy dao về phía trước khi mài để tránh làm hỏng dao (chỉ kéo dao vào trong lòng)
– Bạn cần bật máy mài trước sau đó mới đặt dao vào rãnh mài tránh dao bị hỏng.
– Không nên ấn mạnh dao xuống khi mài để tránh làm hỏng dao
– Máy mài không phù hợp để mài các loại dao có đường gấp khúc cong, dày hay ngoằn ngoèo.
– Máy mài dao thường được thiết kế với 2 hoặc 3 khe (đá mài) khác nhau để phù hợp với các mức độ mài khác nhau. Một khe thường có độ nhám cao hơn và thích hợp để mài dao cùn. Khe thứ hai thường được thiết kế đá mịn hơn phù hợp với việc mài sắc dao và đánh bóng, giúp vết cắt của dao sắc bén hơn. Nếu dao của bạn thường xuyên được bảo trì thì chỉ cần mài dao trong khe này và thực hiện nhanh để có kết quả tốt nhất.
– Máy xay cũng không nên chạy liên tục quá 5 phút để tránh kích hoạt tính năng bảo vệ quá nhiệt. Bạn sẽ cần đợi khoảng 15 phút để máy xay nguội bớt rồi mới tiếp tục sử dụng. Đôi khi, máy xay cũng phát ra mùi khét, nhưng điều này là bình thường và bạn có thể yên tâm sử dụng.
Xem thêm: Mẹo mài dao sắc cực hiệu quả bạn không nên bỏ lỡ
Một số lưu ý khi mài dao
Mài dao cần sự kiên nhẫn và cẩn thận bởi nếu không rất dễ xảy ra các tai nạn như trầy xước tay hoặc đứt tay. Vì thế khi mài dao bạn cần lưu ý những điều sau để việc mài diễn ra an toàn, suôn sẻ và nhanh gọn:
Không đặt tay lên lưỡi để giữ dao khi mài vì sẽ dễ trượt và làm đứt tay.
Khuyến khích đeo găng tay (chuyên dụng) để đảm bảo an toàn hơn khi mài những con dao có bề mặt lưỡi nhỏ và nhọn.
Nên sử dụng đá mài có miếng cao su lót (bên dưới) hoặc nếu không có thì nên đặt một miếng khăn ẩm ở mặt dưới để tránh trơn trượt trong lúc mài.
Nếu sử dụng cây mài dao thì nên đứng xa trong lúc mài.
Sau khi mài hãy rửa đá mài lại với nước, lau cây mài thật sạch.
Nếu bạn dùng máy mài dao chạy điện, hãy giữ tay khô và đặt máy cách xa nguồn nước.
Chú ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm mẻ lưỡi dao hoặc gây nguy hiểm cho bạn trong lúc mài.
Chefstore – Địa chỉ bán dụng cụ làm bếp uy tín
Với nhiều năm kinh doanh các sản phẩm nhà bếp nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,… Chefstore đảm bảo mang đến cho khách hàng những dụng cụ làm bếp chất lượng đến từ những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Chúng tôi cam kết là đơn vị kinh doanh thiết bị nhà bếp nhập khẩu, có giấy phép kinh doanh và đầy đủ giấy tờ chứng minh chất lượng,bảo hành sản phẩm và là địa chỉ uy tín để khách hàng đặt trọn niềm tin.
Trên đây, Chefstore đã cùng bạn tìm hiểu về những cách mài dao sắc đúng cách tại nhà. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu mua các sản phẩm nhà bếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0961 550 978 để được tư vấn miễn phí nhé!