Làm thế nào để thiết kế CV xin việc ngành du lịch tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng? Đây là thắc mắc mà nhiều bạn sinh viên chuẩn bị và mới tốt nghiệp khá quan tâm. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này hướng dẫn cách viết CV cho ngành du lịch chuẩn nhất.
1. Tổng quan về ngành du lịch
Từ trước đến nay, ngành du lịch luôn là đề tài quan tâm của nhiều bạn trẻ khi lựa chọn ngành học. Hơn nữa, du lịch cũng là lĩnh vực giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển và mở rộng cơ hội việc làm cho nhiều người.
1.1. Cơ hội nghề nghiệp
Có thể nói, ngành du lịch bao gồm khá nhiều lĩnh vực để các bạn theo đuổi và định hướng nghề nghiệp như điều hành tour, chuyên viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, chuyên viên tư vấn du lịch, hướng dẫn viên,… Hơn nữa, trong những năm gần đây, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ nhưng nhân lực tại các doanh nghiệp lại thiếu hụt trầm trọng. Chính vì vậy, ngành du lịch là lĩnh vực tiềm năng cung cấp môi trường cho bạn hoàn thiện bản thân.
1.2. Yêu cầu nhà tuyển dụng với ngành du lịch
Một CV xin việc ngành du lịch không chỉ thông qua hình thức mà nội dung CV có thể cho nhà tuyển dụng nhận thấy bạn phù hợp với những yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, khi viết CV ngành du lịch, bạn nên tìm hiểu những yêu cầu của nhà tuyển dụng về công việc bạn muốn ứng tuyển.D
Các kỹ năng cần thiết của ngành là chăm sóc khách hàng và kỹ năng giao tiếp. Dù bạn ở vị trí nào trong ngành du lịch đi nữa thì việc hướng dẫn và định hướng khách hàng là rất quan trọng đối với ứng viên. Ngoài ra, hãy làm nổi bật kinh nghiệm, sở thích, thành thích và các hoạt động liên quan đến du lịch.
2. Mẫu CV xin việc ngành du lịch
Đối với một số bạn đang muốn tìm kiếm mẫu CV ngành du lịch xin sò, bắt mắt, đẹp. Tham khảo ngay để có thể tạo CV miễn phí du lịch mới nhất dưới đây:
2.1. CV thực tập sinh cho ngành du lịch
Thông thường, CV thực tập sinh cho ngành du lịch có nội dung khá ngắn gọn. Bởi vì, đối với thực tập sinh chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng. Để tạo mẫu CV ngành du lịch ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn nên viết nhiều kỹ năng liên quan đến lĩnh vực hay công việc bạn muốn ứng tuyển.
Chẳng hạn, bạn đang ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh chuyên viên tư vấn du lịch, bạn cần làm nổi bật những kỹ năng như giao tiếp, tin học văn phòng, ngôn ngữ ( tiếng Anh, tiếng Hàn,…) để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bố cục CV xin việc ngành du lịch phải rõ ràng từng nội dung. Thay vì kinh nghiệm làm việc, bạn có thể bổ sung các dự án hoặc hoạt động tham gia liên quan đến ngành du lịch, đặc biệt là công việc bạn ứng tuyển.
Xem thêm: Mẫu CV Tiếng Anh Teaching Assistant Gây “Đốn Tim”
2.2. CV hướng dẫn viên du lịch
Đối với CV hướng dẫn viên du lịch, ứng viên không chỉ viết rõ kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng còn quan tâm đến kỹ năng bổ trợ cho công việc này. Bạn nên thiết kế CV xin việc ngành du lịch với bố cục rõ ràng từng phần. Nội dung của CV du lịch cần ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin theo yêu cầu nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, màu sắc bạn có thể tự do lựa chọn gam màu nhưng không nên phối hợp quá nhiều màu sắc để ảnh hướng đến người đọc. Về phần kỹ năng, bạn nên đưa ra một số thông tin cần thiết đối với một hướng dẫn viên. Chẳng hạn kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian,xử lý mâu thuẫn,…, đặc biệt khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng của bạn.
2.3. CV điều hành tour du lịch
Nhân viên điều hành tour sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ tour du lịch về khách du lịch, chỗ ăn, chỗ ở, lịch trình,… Cùng khám phá cơ hội trở thành điều hành tour bằng mẫu CV của Job3s để ứng tuyển nhé!
>>> Xem thêm: Mẫu CV Trợ Lý Giám Đốc Chi Tiết Nhất [Kèm Hướng Dẫn]
3. Hướng dẫn viết CV du lịch
Để thiết kế CV xin việc ngành du lịch tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tham khảo ngay, Job3s để được hướng dẫn cách viết CV du lịch đạt chuẩn và chi tiết dưới đây:
3.1. Thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân được viết ở đầu trang CV hướng dẫn viên du lịch, nêu rõ đầy đủ thông tin về họ và tên, số điện thoại, địa chỉ, email hay ngày tháng năm sinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về phần thông tin này phải chính xác, nghiêm túc và rõ ràng. Bởi vì CV là nơi mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng của bạn.
Để tránh sai sót cho CV của bạn, Job3s sẽ hướng dẫn cách viết thông tin cá nhân đúng như sau:
3.2. Học vấn
Đối với học vấn trong mẫu CV xin việc ngành du lịch, bạn nên ghi thông tin về trường Đại Học, ngành học và các khóa học hỗ trợ cho công việc. Một CV xin việc du lịch đẹp, bạn không nên ghi quá rõ nội dung, chi tiết về ngành học khiến người đọc khó chịu. Hơn nữa, nội dung quá dài nhưng không làm nổi bật lên ưu điểm của bạn. VD như các môn học trong trường đại học hay những chuyến đi thực tế cùng giáo viên.
3.3. Mục tiêu
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành du lịch cần viết ngắn gọn, phù hợp với khả năng và trình độ học vấn của ứng viên. Bên cạnh đó, bạn nên vạch rõ ràng mục tiêu ngắn hạn ( khoảng 2 năm) và mục tiêu dài hạn(trên 5 năm).
Đối với những bạn sinh viên mới ra trường cần lưu ý, không nên đặt mục tiêu dài hạn quá lâu (trên 10 năm) và mục tiêu quá cao. Ví dụ như mục tiêu dài hạn: trở thành quản lý trưởng điều hành tour. Điều này có thể làm bạn mất điểm hoặc ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
Tham khảo cách viết mục tiêu về chuyên viên tư vấn du lịch tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:
3.4. Kinh nghiệm làm việc
Với những bạn thiết kế CV thực tập ngành du lịch hoặc sinh viên mới tốt nghiệp thì hầu hết các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc về công việc ứng tuyển. Vậy thì bạn có thể bổ sung phần này bằng các hoạt động xã hội, quá trình thực tập liên quan đến ngành du lịch.
Ngược lại, một số bạn đã được trải nghiệm công việc ứng tuyển thì bạn cần viết ngắn gọn về công việc liên quan đến lĩnh vực đó. Chẳng hạn:
3.5. Kỹ năng
Phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm kỹ năng trong CV xin việc ngành du lịch của tất cả với ứng viên. Vì vậy, các ứng viên nên tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu của doanh nghiệp để điền những kỹ năng phù hợp. Hơn nữa, phần kỹ năng bạn nên điền theo thứ tự từ cao đến thấp, nếu có thang điểm thì nên đánh giá theo thang điểm.
Ví dụ về kỹ năng cứng như: tin học văn phòng, khả năng giao tiếp tiếng Anh. Hàn Trung. Còn về kỹ năng mềm ngành du lịch như: thuyết minh, tương tác và lắng nghe khách hàng tốt.
3.6. Sở thích
Sở thích cũng ảnh hưởng đến thang điểm mà nhà tuyển dụng nhận xét CV xin việc ngành du lịch của bạn. Bởi vì, thông qua sở thích, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tính cách của bạn phù hợp với vị trí công việc đó hay không. Cách tốt nhất bạn nên viết những sở thích liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn.
Ví dụ, bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí hướng dẫn viên du lịch, bạn nên viết các sở thích liên quan như du lịch, tham gia các hoạt động xã hội..
3.7. Người tham chiếu
Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, sinh viên mới ra trường có thể để thông tin người tham chiếu là giảng viên, hay cán bộ trường đại học. Còn với những bạn đã có kinh nghiệm thì có thể để thông tin liên lạc của công ty cũ để nhà tuyển dụng xác nhận. Tốt nhất, bạn nên viết tối đa 2 người tham chiếu trong Cv xin việc ngành du lịch của bạn và đảm bảo liên lạc được.
>>> Xem thêm: Cách viết CV kỹ sư điện ấn tượng với nhà tuyển dụng
4. Lưu ý khi viết CV hướng dẫn viên du lịch
Khi thiết kế và download mẫu CV đẹp, để không mất điểm với nhà tuyển dụng, bạn nên chú ý một số lỗi như sau:
- Cần kiểm tra lỗi chính tả sau khi viết CV du lịch.
- Nội dung đầy đủ, chính xác, không nên viết quá dài dòng, lang mang.
- Tổng hợp nội dung cần thiết cho vị trí ứng tuyển.
- Sử dụng màu sắc phù hợp, kích thước chữ không quá nhỏ.
- Đồng nhất font chữ.
- Không nên viết quá nhiều.
- Sắp xếp bố cục hợp lý.
- Nên đề cập đến nhiều kỹ năng mềm liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển.
- Nội dung CV phải đúng với năng lực và trình độ của ứng viên, không gian dối.
Những bài viết liên quan:
– Tạo sự khác biệt với CV kiến trúc sư độc đáo và chuyên nghiệp
– Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Job3s về cách viết CV xin việc ngành du lịch đúng chuẩn. Hy vọng với những nội dung chia sẻ trên sẽ hỗ trợ bạn thiết kế CV tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.