Nếu bạn là một người thích đi phượt và đang sở hữu một chú chó, hãy để “người bạn nhiều lông” này gia nhập nhóm phượt của bạn thay vì để ở nhà và nhờ người khác trông nom. Trong bài viết này, Travelgear sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm giúp bạn đi hiking và phượt cùng chú chó của mình dễ dàng hơn.
Bất kể nhóm ít hay đông người, một chú chó sẽ luôn giúp cho bầu không khí cũng như tâm trạng của các thành viên khác được thoải mái, vui vẻ, và phấn khởi hơn. Tuy nhiên, “người bạn đồng hành” này cũng cần phải được bạn và các thành viên khác trông nom, giữ an toàn, cho ăn đầy đủ, và chăm sóc đặc biệt hơn so với khi ở nhà. Bạn không cần phải nghĩ quá phức tạp về vấn đề này. Về cơ bản, việc này sẽ trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn phụ thuộc gần như vào khâu chuẩn bị của bạn.
- Chuẩn bị trước chuyến đi: tham khảo ý kiến và lời khuyên từ bác sĩ thú y, nắm rõ các quy định về thú cưng của những nơi bạn sẽ đến, chọn những tuyến đường và điểm đến phù hợp, huấn luyện và tập thể dục cho chú chó của bạn.
- Túi đeo cho chó: phải có kích thước phù hợp và không để cho chú chó của bạn mang quá nặng.
- Đồ dùng tiện ích: một chiếc lều rộng hơn, một bộ sơ cứu chuyên dụng cho chó, trang phục cho chó, v.v. luôn giúp cho chú chó của ban được thoải mái hơn.
- Thức ăn và nước uống: cực kỳ quan trọng vì chó sẽ cần nhiều năng lượng hơn so với người khi di chuyển thường xuyên và liên tục.
- Các mối nguy hiểm dọc đường: như các vấn đề về an toàn, sức khỏe, nguồn nước, nhiệt độ, động thực vật hoang dã, và các mầm bệnh ở khắp nơi.
1. Chuẩn bị trước chuyến đi
Bạn cần lưu ý là tuyệt đối không mang theo chó con hay những chú chó quá giá vì sức khỏe và hệ miễn dịch của chúng khá yếu, không thích nghi nhanh với các điều kiệu môi trường khác nhau, dễ mắc bệnh, và dễ gặp nguy hiểm với động thực vật hoang dã và côn trùng hơn.
Đối với những chú chó trưởng thành, mặc dù chúng có thể trông có vẻ rất khỏe mạnh và dường như có thể làm mọi thứ, tuy nhiên thực tế thì lại thường không giống như vậy. Đã có rất nhiều trường hợp chó bị mệt, đuối sức, hay sốc nhiệt khiến cho chuyến đi phải bị hủy bỏ để chăm sóc chúng. Vì vậy, bạn cần phải biết chính xác khi nào chú chó của bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi.
Tham khảo bác sĩ thú y: bạn có thể liên lạc để xin lời khuyên từ các bác sĩ thú y về các vấn đề sau để biết liệu chú chó của bạn đã sẵn sàng hay chưa.
- Về mặt thể chất, chú chó của bạn đã sẵn sàng chưa? Đối với những chú chó con, bạn sẽ cần phải đợi cho đến khi hệ thống xương khớp của chúng được phát triển đầy đủ (có thể là khoảng 1 năm, thêm hoặc bớt một vài tháng, tùy theo kích thước và các yếu tố khác).
- Chú chó của bạn có cần tiêm phòng vacxin hay bất kỳ loại thuốc phòng ngừa nào không? Khi đi phượt ngoài trời, chú chó của bạn rất dễ nhiễm phải các mầm bệnh từ các nguồn nước như sông và hồ. Do đó, hãy kể cho bác sĩ nghe về đặc điểm của những nơi bạn sẽ đến để họ có thể đưa ra những lời khuyên cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh cho chú chó của bạn.
- Hệ miễn dịch của chú chó của bạn đã sẵn sàng chưa? Dựa vào tốc độ phát triển của hệ miễn dịch và lịch tiêm chủng, các bác sĩ thú ý sẽ tư vấn cho bạn về độ tuổi và thời điểm mà chú chó của bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi.
Nắm rõ các quy định về thú cưng tại điểm đến: trước mỗi chuyến đi, hãy tìm hiểu kỹ càng những quy định của các nơi bạn sẽ đến. Nhiều công viên và vườn quốc gia không cho phép mang chó vào bên trong, trong khi những nơi cho phép thì phần lớn đều quy định chó phải luôn có xích và rọ mõm khi di chuyển. Ngoài ra, nhiều nơi con còn bắt buộc chủ phải mang theo túi ni lông để hốt chất thải của chó.
Huấn luyện vâng lời và các quy tắc khi phượt: bạn phải trông nom và kiểm soát chú chó của bạn mọi lúc mọi nơi. Khi mang theo chó, bạn phải nhường đường để không gây cản trở cho các phương tiện đi lại và những người khác. Ngoài ra, bạn cần phải giữ cho chú chó của bạn tránh bị kích động khi có người lạ, các loài thú cưng khác, hay các phương tiện di chuyển đi qua.
Bám theo quy tắc “Không để lại dấu viết”: nếu chuyến đi chỉ kéo dài một ngày, hãy mang theo nhiều túi ni lông để hốt chất thải của chó và phải thực hiện điều này ngay khi chó đã đại tiện xong. Hãy bọc thêm một lớp ở bên ngoài để túi không bị rò rỉ và vứt ngay khi bạn về nhà hoặc thấy thùng rác. Nếu bạn đang phượt từ 2 ngày trở lên cùng với chú chó của bạn, hãy đào và chôn chất thải trong một chiếc hố sâu từ 15 đến 20 cm, cách các tuyến đường đi lại, khu lều, và nguồn nước ít nhất 60 m hoặc càng xa càng tốt.
Tập luyện thể dục cho chú chó của bạn: hãy luyện tập thể lực và sức khỏe cho chú chó của bạn dần dần trước chuyến đi. Hãy bắt đầu với những chuyến đi ngắn khoảng 1 tiếng đồng hồ và theo dõi sức khỏe và mức năng lượng của chó. Nếu chú chó của bạn vẫn còn khỏe, hãy nâng mức thời gian lên cho lần sau và lặp lại cho đến khi đạt được mức thời gian di chuyển trung bình mỗi ngày cho các chuyến phượt thực sự. Phương pháp này giúp cho chú chó của bạn trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn.
2. Túi đeo cho chó
Mặc dù còn những loại đồ dùng khác cần thiết cho chú chó của bạn, tuy nhiên chiếc túi đeo mới chính là thứ tạo nên sự khác biệt giữa khái niệm đi dạo với đi phượt. Bạn không cần phải quá cân nhắc về những tính năng hay thiết kế của túi, việc chọn đúng kích thước và giúp chú chó của bạn quen với chiếc túi mới là những điều ban nên chú tâm. Ngoài ra, một tính năng tuy trông có vẻ đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng là phần quai giữ trên cùng của túi có tác dụng giúp bạn giữ chú chó của bạn ở gần khi gặp động vật hoang dã hay khi băng qua sông hay suối.
Cách điều chỉnh để chiếc túi đeo vừa vặn với chú chó của bạn
Lấy số đo phần rộng nhất của vùng ngực nằm ở ngay sau khuỷu tay của chó. Phần lớn các loại túi đeo đều có kích thước chuẩn tương ứng với từng số đo của phần này. Điều chỉnh tất cả các dây đeo để túi ôm vừa khít nhưng không quá chật với phần thân của chó.
Nếu bạn muốn chú chó của bạn có thể mang một chút hành lý khi di chuyển, hãy bắt đầu bằng việc cho chó mang những chiếc túi nhẹ đi xung quanh nhà. Khi chú chó của bạn đã quen với việc này thì mới nâng lên thành những chuyến đi ngắn và nâng dần mức thời gian và trọng lượng hành lý lên (tối đa 25% trọng lượng cơ thể của chó). Tuy nhiên, vì tuổi tác, kích cỡ, và sức mạnh có ảnh hưởng đến trọng lượng tối đa mà một chú chó có thể mang, hãy tham khảo với các bác sĩ thú y về vấn đề này.
3. Đồ dùng tiện ích
Bộ sơ cứu
Bạn không thể mang theo một vị bác sĩ thú ý riêng khi đi phượt (hoặc có nhưng rất hiếm), vì vậy một bộ sơ cứu cùng các kiến thức sơ cứu căn bản là cực kỳ cần thiết. Những tổ chức liên quan đến y tế như Hội chữ thập đổ chính là nguồn kiến thức phong phú cho bạn cũng như là nơi bạn có thể mua các bộ sơ cứu và tham gia các khóa học sơ cứu.
Đảm bảo mang theo các loại thuốc được bác sỉ kê theo đơn cho chú chó bạn. Một món đồ rất hữu dụng đó là những chiếc tất len cũ và sạch sẽ vì chúng có thể được sử dụng như những miếng gạc để băng bó. Mặc dù nhiều người còn mang theo cả thuốc pedialyte để đề phòng trường hợp chó bị tiêu chảy, tuy nhiên trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y về liều lượng sử dụng thì bạn không nên tự ý cho chó uống.
Chỗ nằm cho chú chó của bạn
Nếu như trước kia bạn đã quá quen với việc mang theo những chiếc lều nhỏ chỉ đủ chỗ cho bạn, giờ đây bạn sẽ cần một chiếc lều to hơn để có đủ chỗ cho “người bạn đồng hành mới” này. Một miếng đệm và một chiếc chăn bông là quá đủ để tạo nên một chỗ nằm thoải mái cho chú chó của bạn. Trước chuyến đi, hãy thử dựng lều ở ngoài trời vài lần để chú chó của bạn sẽ có thể hoàn toàn thoải mái với bất kỳ loại chỗ nằm nào bạn chọn.
Những đồ dùng tiện ích khác
Trên thị trường, có rất nhiều đồ dùng tiện ích khác nhau có thể giúp cho chú chó của bạn cảm thấy thoải mái, an toàn, và dễ chịu hơn. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn hãy cân nhắc mang thêm một số món đồ sau:
- Bình đựng nước: nước giải khát tốt nhất cho chú chó của bạn chính là nguồn nước sạch mà bạn mang theo. Bạn có thể huấn luyện cho chó của mình để có thể uống nước theo kiểu đổ thẳng từ chai xuống miệng. Nếu không, bạn cũng có thể sử dụng những chiếc đĩa nhỏ và có thể gập lại.
- Ủng cho chó: giúp bảo vệ chân của chó khỏi đa sắc, gai nhọn, hay tuyết. Tuy nhiên, những chú chó thường rất hay đánh mất chiếc ủng của bạn trong lúc di chuyển. Vì vậy, thay vì phải cố gắng huấn luyện cho chú chó của bạn có thể giữ cho chiếc ủng không bị tuột thì hãy mang theo một vài đôi dự phòng. Ngoài ra, ban cũng sẽ mất một khoảng thời gian trước khi chú chó của ban có thể quen với việc mang ủng.
- Khăn cho chó: bạn nên mang theo một chiếc khăn chuyên dụng để đi phượt để lau sạch chân và móng trước khi để chú chó của bạn vào lều. Hãy mang thêm một chiếc khăn để lau khô lông cho chó nếu chú chó của bạn có bị uớt khi băng qua vùng có nước hoặc gặp mưa.
- Đồ cắt và giũa móng: móng của chó có thể cào rách những đồ dùng có vải như lều và quần áo cho nên hãy mang theo món đồ này đễ cắt tỉa móng cho chú chó của bạn.
- Đèn tín hiệu: cách tốt nhất để giúp bạn dễ dàng để mắt đến chú chó của bạn khi trời tối.
- Áo khoác cho chó: hãy mang theo một chiếc áo khoác cho chó nếu chú chó của bạn thuộc giống ít lông và nơi bạn đến có khí hậu lạnh.
- Vòng cổ làm mát: vì chó rất khó tỏa nhiệt cho nên một chiếc vòng cổ làm mát và giúp tỏa nhiệt sẽ rất quan trọng và đang mang theo nếu nơi bạn đến có khí hậu nóng bức.
4. Thức ăn và nước uống
Việc phải di chuyển cả một ngày dài sẽ khiến cho chú chó của bạn cần ăn và uống nước nhiều hơn bình thường như những lúc ở nhà để có thể bù đắp lượng năng lượng đã mất. Những chú chó lớn có thể cần khoảng 15 đến 30 ml nước mỗi ngày, còn những chú chó nặng khoảng 9 kg sẽ cần 45 ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số ước tính nên bạn sẽ phải quan sát chú chó của bạn để tiếp nước. Nếu phát hiện thấy phần mũi của chó bị khô thì hãy tiếp nước cho chú chó của bạn ngay lập tức.
Nguyên tắc cho chú chó của bạn ăn: bắt đầu với lượng thức ăn thông thường, sau đó thêm một cốc thức ăn cho mỗi 9 kg tổng trọng lượng của chó và túi đeo.
Mẹo: nếu bạn cảm thấy khát nước, đói, hoặc thấm mệt thì rất có thể chú chó của bạn cũng đang cảm thấy như vậy. Vì vậy, hãy nghỉ giải lao để thư giãn, uống nước, và cùng nhau hít thở khí trời.
5. Các mối nguy hiểm dọc đường
Giống như bạn, chú chó của bạn cũng cần được bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm khi đi phượt. Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất đó chính là việc chú chó của bạn sẽ không nhận ra phần lớn những mối nguy hiểm này hoặc cho dù chú chó của bạn có cảm thấy điều gì đó bất thường thì cũng khó mà giải thích cho bạn hiểu đó là điều gì được. Vì thế, hãy thận trọng với những dấu hiẹu sau đây:
Đuối sức: hãy theo dõi nhịp thở và nhịp tim của chó để bạn có thể điều chỉnh trong quãng thời gian nghỉ dừng chân. Nếu chú chó của bạn vẫn chưa có dấu hiệu khỏe lại, hãy kéo dài thời gian nghỉ ngơi hoặc rút ngắn thời gian di chuyển của hôm đó. Nếu thấy chú chó của ban bắt đầu đi khập khiển, hãy để cho chú chó của bạn nghỉ ngơi ngay lập tức.
Động vật hoang dã: chiếc dây xích sẽ giúp bạn giữ cho chú chó của bạn an toàn và cách xa các loài động vật hoang dã. Mặc dù bệnh lyme không có triệu chứng rõ rệt ở chó, tuy nhiên các vết đốt của bọ ve sẽ gây hại đến chú chó của bạn. Vì vậy, hãy kiểm tra thường xuyên và loại bỏ những con bọ ve còn bám trên chú chó của ban.
Thực vật hoang dã: tốt nhất là bạn và chú chó của bạn không nên nhai lá cây, cỏ, hay bất cứ loài thực vật hoang dã nào để tránh bị ngộ độc hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt, hãy tránh xa cây tầm ma, cây sồi độc, cây thường xuân, và cây muối vì chúng có thể gây hại cho cả người lẫn chó.
Cỏ may có thể gây khó chịu nhưng phần đuôi gai trên có mới là thứ nguy hiểm nhất. Phần này thường có nhiều trên cỏ vào mùa xuân và mùa hạ, nó có thể bám vào lông, kẽ chân, hoặc cả những vùng nhạy cảm trên cơ thể như mắt, tai, mũi, và cơ quan sinh dục của chó. Vì vậy, tốt nhất là hãy tránh xa các loại cây có phần đuôi gai hay những khu vực có chúng và dùng nhíp để loại bỏ chúng lập tức ngay khi thấy. Nếu chú chó của bạn hắt hơi, lắc đầu liên tục, mắt lờ đờ hoặc có mủ thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn nên trở về nhà ngay vì những chiếc đuôi gai này có thể xuyên qua da và đâm vào các cơ quan nội tạng của chó, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
Sốc nhiệt: chú chó của bạn chỉ có thể lè lưỡi để tỏa nhiệt. Vì vậy, hãy để cho chú chó của bạn được nghỉ ngơi và tiếp nước thường xuyên cũng như tháo bỏ vòng cồ làm mát khi đã ở trong bóng mát.
Các mầm bệnh từ nước: giống như bạn, chú chó của bạn rất dễ bị nhiễm bệnh từ các mầm bệnh trong nguồn nước. Vì vậy, tốt nhất và an toàn nhất là hãy xử lý và lọc sạch nước sử dụng cho bạn và chú chó của ban.
An toàn dưới nước: hãy mang theo một chiếc áo phao nếu chú chó của bạn không biết bơi. Kể cả khi chó có bơi tốt thì bạn cũng không nên để chúng tự bơi qua sông hoặc suối mà hãy nhấc và bế chú chó của bạn lên để đi chung. Bạn cũng không nên để cho chú chó của bạn bơi lội khi nhiệt đố thấp, lông ướt sẽ khiến cho chú chó của bạn bị lạnh. Ngay cả khi trong khí hậu ấm áp, bạn vẫn cần phải lau thật khô bộ lông cho chú chó của bạn.
Nguồn: REI
Xem thêm >> List những vật dụng cần thiết cho chuyến đi phượt backpacking