Hiện nay Việt Nam đang bước vào tiến trình hội nhập, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, nền kinh tế dần đạt được nhiều thành tựu hơn. Trong điều kiện đó, đời sống người dân đang được cải thiện từng ngày, theo sau đó là nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi cũng tăng lên. Ngay bản thân mỗi sinh viên tại các giảng đường đại học, cao đẳng, sau những giờ phút học tập tại lớp cũng muốn tìm cho mình những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp để giải tỏa căng thẳng. Nắm bắt được nhu cầu này, hầu hết các tập thể lớp, đoàn hội, cũng như các câu lạc bộ…. thường cố gắng tổ chức những buổi dã ngoại hoặc những chuyến du lịch ngắn ngày, ngoài mục đích giải trí, những chuyến đi này còn giúp tăng cường tinh thần đoàn kết cũng như bổ sung thêm kiến thức cho các thành viên tham gia. Những chuyến đi như thế này đang dần trở thành xu hướng giải trí phần lớn của sinh viên ngày nay.
Về phía sinh viên, có thể thấy nhu cầu du lịch là rất cao, những cuộc đi chơi tập thể như thế là rất cần thiết và bổ ích. Tham gia các hoạt động này ta có thể làm quen với nhiều bạn mới hơn, giúp một tập thể gắn bó, đoàn kết hơn, có thể trau dồi được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm sống hơn….Theo thông tin chúng tôi thu nhận được, hầu hết mỗi lớp trong một năm đều có tổ chức đi du lịch, dã ngoại tập thể ít nhất một lần, chưa kể các câu lạc bộ, đội, nhóm. Tuy nhiên, để có thể tổ chức trọn vẹn được một hoạt động vui chơi tập thể thành công là một việc không đơn giản. Ngoài việc tổ chức nội dung chương trình hấp dẫn, thú vị, thu hút mọi người tham gia còn công tác chuẩn bị các dịch vụ khác từ việc liên hệ thuê xe phục vụ việc đi lại, hay vấn đề về ăn uống,chỗ nghỉ ngơi…Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là kinh phí mà các bạn phải bỏ ra một chuyến du lịch, dã ngoại. Xét tổng thể, với đối tượng là sinh viên, kinh phí sẵn sàng bỏ ra cũng ở một mức nhất định. Vì thế những người đứng ra tổ chức thay vì tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ du lịch thường tự liên hệ nhà xe, các vật dụng cần thiết trong quá trình đi du lịch, dã ngoại, chỗ ăn nghỉ…Thêm vào đó là việc thiếu những thông tin cần thiết, so sánh giữa những địa điểm khác nhau để có thể chọn ra địa điểm phù hợp dễ dẫn đến việc bị ép giá xe, giá phòng trọ, nhà nghỉ và các dịch vụ khác.
Xuất phát như nhu cầu cũng như thực trạng thực tế đi du lịch dã ngoại của sinh viên tại làng đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi nhận thấy một bất cập rất lớn về cung cầu ở đây. Trong khi nhu cầu của sinh viên là rất cao như thế nhưng lại không có một trung tâm hay công ty cung cấp dịch vu du lịch trọn gói nào với giá cả phù hợp cho sinh viên. Hãy thử làm một phép tính nhỏ. Giả sử nếu có một công ty chuyên cung cấp dịch vụ du lịch được thành lập tại khu vực này. Giả sử mỗi năm một lớp tổ chức du lịch, dã ngoại một lần, cứ mỗi chuyến đi, sau khi cung cấp các dịch vụ cũng như thanh toán các khoản cẩn thiết,theo tính toán của chúng tôi công ty có thể thu được lợi nhuận thực tế ít nhất là 100.000 đồng. Theo số liệu ước tính trong các trường thuộc đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 7000 lớp, như vậy với một phép tính đơn giản nếu hoạt động trong vòng một năm công ty có thể thu được lợi nhuận ít nhất 700 triệu đồng, một con số không nhỏ, đó là chưa kể nhu cầu này không chỉ tại khu vực đại học Quốc gia mà còn ở các trường khác(đại học Nông Lâm, đại học Thể dục- Thể thao….) Bên cạnh đó, với số lượng sinh viên đông đảo nhất tại thành phố thì khu vực làng Đại học sẽ trở thành một thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực này.
Chính vì những lý do thực tế đó, nhóm chúng tôi quyết định tiến hành khảo sát và nghiên cứu về vấn đề này thông qua đề tài “ nhu cầu đi du lịch, dã ngoại của sinh viên làng đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”
NỘI DUNG:
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………..
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………
3. Đối tượng, đơn vị, phạm vi nghiên cứu……………………………………
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….
Chương I: Mô hình nghiên cứu
1.1 Nghiên cứu chung………………………………………………………..
1.2 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………
1.3 Sơ đồ tác động của nhu cầu đi du lịch, dã ngoại…………………………
1.4 Bảng câu hỏi phỏng vấn………………………………………………….
Chương II: Phân tích- Đo lường- Đánh giá kết quả điều tra
2.1 Phân tích chung………………………………………………………….
2.2 Ước lượng và kiểm định một số giả thiết………………………………..
Chương III: Kết luận- Kiến nghị
3.1 Kết luận………………………………………………………………….
3.2 Thuận lợi- Khó khăn…………………………………………………….
3.3 Kiến nghị………………………………………………………………..
Lời kết.
LINK DOWNLOAD