Thực trạng du lịch bền vững tại Việt Nam
Sau những khó khăn của đại dịch COVID-19 đã khiến cho ngành du lịch trên toàn cầu và cả Việt Nam ảnh hưởng nặng. Nhưng thời gian gần đây, du lịch đã có những tín hiệu khả quan. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”. Đó cũng là cơ sở để đảm bảo du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển.
Tuy nhiên, với cái tâm của những người làm nghề. Chúng tôi thấy, cần phải nêu lên những vấn đề này để du lịch Việt Nam lại trở thành sức mạnh thúc đẩy kinh tế. Cùng điểm qua những ” thực trạng nhức nhối ” của Du lịch Việt Nam vẫn còn đang tồn đọng.
- Tình trạng đeo bám, chèo kéo khách
- Gian lận trong buôn bán hàng hóa, ép giá, ”nâng giá ‘- chém giá” quá cao so với giá trị thực.
- Xả rác bừa bãi
- Tác động xấu đến môi trường như vứt rác, phá hoại cây xanh, phá hoại địa điểm du lịch.
- Sản phẩm du lịch nghèo nàn.
- Cơ sở hạ tầng du lịch quá kém.
- Hướng dẫn viên du lịch kém về chuyên môn lẫn kinh nghiệm.
- Ứng xử văn hóa kém văn minh.
- Chưa có chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong khi đi du lịch.
- Nạn mê tín dị đoan
Hy vọng rằng người Việt cần phát huy đúng thế mạnh của mình, cùng nhau hành động để xóa bỏ những yếu kém, vấn nạn. Du lịch Việt cần thêm thời gian để khắc phục và vươn tầm, đó là nhiệm vụ không đơn giản và không thể vội vã.
Xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết!