1. Bài tập kế toán dịch vụ du lịch tính Thuế GTGT
Công ty du lịch dịch vụ A tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ, trong tháng có 20 tour outbound. Tổng giá trị thanh toán của tour du lịch này là: 1.650.000.000 đồng (Đã gồm 10% của thuế giá trị gia tăng)
Các nghiệp vụ phát sinh của công ty trong kỳ kế toán như sau: (Đơn vị tính là 1000 đồng):
– Nghiệp vụ 1: Thanh toán tiền vé máy bay bằng tiền gửi của ngân hàng 250.000
– Nghiệp vụ 2: Dùng tiền gửi ngân hàng để chi trả cho tiền dịch vụ vận chuyển khách 40.000
– Nghiệp vụ 3: Dùng tiền mặt 45.000 để mua bảo hiểm du lịch cho khách.
– Nghiệp vụ 4: Trả cho hướng dẫn viên du lịch tiền lương là 30.000, nhân viên quản lý là 20.000.
– Nghiệp vụ 5: Trích từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo quy định.
– Nghiệp vụ 6: Dùng tiền gửi vào ngân hàng để thanh toán phí mua tour trọn gói 35.000 USD. Tỷ giá mua vào của ngân hàng là 22.080 USD/VND, tỷ giá bán ra là 22.500 USD/VND, tỷ giá xuất cho quỹ của doanh nghiệp 21.020 USD/VND
– Nghiệp vụ 7: Tổng chi phí cho việc ký hợp đồng các tour là 15.000
– Nghiệp vụ 8: Sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền công tác phí cho người làm hướng dẫn du lịch là 30.000
– Nghiệp vụ 9: Bộ phận quản lý chiết khấu hao tài sản cố định là 8.000
Khi kết thúc hợp đồng du lịch thì doanh nghiệp nhận được chứng từ của ngân hàng với các khoản tiền do khách ứng trước là 20.000. Doanh nghiệp đã dùng 35.000 USD để ứng trước cho tour trọn gói tại nước ngoài.
– Với tỷ giá mà ngân hàng ghi nhận: Tỷ giá được mua vào là 22.080 USD/VND, tỷ giá bán ra là 22.500 USD/VND và tỷ giá xuất quỹ doanh nghiệp là 21.020 USD/VND. Số tiền còn lại thì doanh nghiệp đã nhận được qua ngân hàng.
1.1. Thực hiện định khoản một số nghiệp vụ
– NV1 Nợ TK 627: 250.000 và có TK 112: 640.000
– NV2 Nợ TK 627:40.000 và có TK 112: 40.000
– NV3 Nợ TK 627: 45.000 và có TK 111: 45.000
– NV4 Nợ TK 622: 30.000 & Nợ TK 627: 20.000 và có TK 334: 50.000
– NV5 Nợ TK 622: 7.050 & Nợ TK 627: 4.700 và có TK 338: 11.250
– NV6 Nợ TK 627: 667.800 và có TK 331: 667.800
– NV7 Nợ TK 627: 15.000 và có TK 331: 15.000
– NV8 Nợ TK 627: 30.000 và có TK 331: 30.000
– NV9 Nợ TK 627: 8.000 và có TK 214: 8.000
Số tiền đã ứng trước của khách hàng sẽ được ghi nhận: Nợ TK 112: 20.000 và có TK 131: 20.000
1.2. Doanh nghiệp ứng trước tiền dịch vụ cho nhà cung cấp
Nợ TK 331: 772.800, có TK 112: 735.700, TK 515: 37.100
Tiền dịch vụ du lịch sẽ được khách hàng thanh toán nốt và ghi nhận: Nợ TK 112: 1.630.000 & Nợ TK 131: 20.000. Có TK 511: 1.500.000 và có TK 3331: 150.000
Xem thêm: Kế toán dịch vụ thương mại và những nhiệm vụ quan trọng
2. Bài tập kế toán dịch vụ du lịch phản ánh doanh thu
Nghiệp vụ nào sau đây sẽ được phản ánh vào doanh thu trong tháng 8/2013 của Công ty cổ phần khách sạn Hà Nội? Định khoản những nghiệp vụ này như nào?
a. Chủ sở hữu góp vốn vào doanh nghiệp: 2 tỷ đồng (vốn thêm)
b. Khách sạn Hà Nội sẽ nhận trước tiền từ khách hàng cho số bánh trung
thu sẽ giao vào đầu tháng 9 là 50 triệu.
c. Tiền thuê phòng của khách hàng trả trước 5 tháng (từ
ngày 01/08/2022 đến ngày 31/12/2022) là 100 triệu
d. Vay ngân hàng 3 tỷ trong thời gian 1 năm và lãi suất 12%/năm.
e. lãi số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng của tháng 8 là 1,5 triệu vào cuối tháng
f. Tiền thu được từ công ty A là 25 triệu và thanh toán tiền tổ chức tiệc sinh nhật của
công ty vào ngày 25/07/2022.
g. Thu thanh lý xe chở khách 16 chỗ cũ là 500 triệu vào ngày 20/08/2022
h. Tổ chức đám cưới trong tháng và đã thu bằng tiền gửi ngân hàng là 200 triệu. Khách hàng còn 100 triệu chưa thanh toán.
i. Thông báo về việc tạm ứng cổ tức năm 2013 từ công ty cổ phần du lịch Hà Nội (đây là công ty liên kết của công ty cổ phần khách sạn Hà Nội). Tỷ lệ tạm ứng của cổ tức sẽ là 12%. Số lượng cổ phiếu được sở hữu của khách sạn Hà Nội là 10.000 cổ phiếu với mệnh giá là 10.000/cổ phiếu. Thời gian để thực hiện tạm ứng cổ tức là ngày 01/10/2022.
3. Bài tập kế toán dịch vụ du lịch về cung cấp tour
Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Ánh Dương phát sinh các hoạt đồng trong
tháng 6/N như sau:
– Thực hiện các tour du lịch trong nước, doanh thu chưa bao gồm thuế.
GTGT 10% là 300 triệu, đã thu tiền mặt 100 triệu và khách hàng chuyển khoản 150 triệu, số dư còn lại chưa thu.
– Cung cấp tour du lịch Hà Nội – Quảng Ninh cho công ty A với số lượng: 30 người, giá tour trọn gói là 3 triệu/người, có chiết khấu 10% cho công ty A do đoàn đông. Công ty A đã chuyển khoản trước 45 triệu.
– Cung cấp tour du lịch nước ngoài, doanh thu chưa tính thuế GTGT 10% dịch vụ cung cấp tại Việt Nam là 60 triệu. Giá trị dịch vụ cung cấp ở nước ngoài là 300 triệu. Khách hàng đã thanh toán 70% bằng phương thức chuyển khoản.
– Cung cấp tour Hà Nội – Thái Lan cho công ty A với số lượng khách: 20 người. Giá tour trọn gói là 30 triệu/người có chiết khấu 10% cho công ty A vì đoàn đông. Ước tính phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Thái Lan là 70%. Công ty A đã thanh toán 60% bằng phương thức chuyển khoản.
– Tính đến cuối tháng, công ty TNHH du lịch Ánh Dương nhận 200 triệu khách hàng chuyển khoản ứng trước cho dịch vụ du lịch, đã được thực hiện trong tháng 7. Công ty đang thực hiện dở 5 tour du lịch trong nước có tổng trị giá là 300 triệu (chưa tính thuế GTGT là 10%). Ước tính khối lượng công việc hoàn thành sẽ là 50%.
– Công ty nhận được hoa hồng của các khách sạn và khu bán đồ lưu niệm là 40 triệu được chuyển qua ngân hàng.
Yêu cầu của bài tập kế toán dịch vụ du lịch: Hãy định khoản các nghiệp vụ trên.
4. Bài tập kế toán dịch vụ du lịch dạng báo cáo kinh doanh
Trong tháng 8/2022, khách sạn Bình An có báo cáo kinh doanh như như sau:
4.1. Báo cáo bộ phận phòng buồng
– Loại phòng cao cấp, số lượng 10 phòng, đơn giá 2,5 triệu/ngày, số ngày 30 ngày, hình thức thanh toán thẻ Visa.
– Phòng Deluxe, số lượng 20 phòng, đơn giá 1,8 triệu/ ngày, số ngày 30 ngày, hình thức thanh toán thẻ Visa.
– Phòng thường, số lượng 25 phòng, đơn giá 1 triệu/ ngày, số ngày 30 ngày, thu tiền mặt: 400 triệu, phần còn lại khách hàng thanh toán bằng thẻ master. Thanh toán ½ bằng cách chuyển khoản còn lại sẽ thu vào đầu tháng sau.
4.2. Báo cáo bộ phận nhà hàng và quầy bar
– Doanh thu bán các đồ mua sẵn là 250 triệu. Trong đó doanh thu của rượu vang (dưới 20 độ) là 50 triệu, rượu khác (trên 20 độ) là 60 triệu, bia là 30 triệu, thuốc lá là 6,6 triệu. Doanh thu bán thực phẩm qua chế biến là 500 triệu. Phí phục vụ tiệc cưới và hội nghị là 25 triệu. Tiền mặt thu được nộp cho quỹ là 300 triệu. Khách hàng thanh toán qua ngân hàng là 300 triệu, số còn lại chưa được thanh toán.
– Tính đến cuối tháng, nhận ứng trước từ khách hàng 50 triệu cho tiệc cưới được tổ chức trong tháng sau, thanh toán bằng cách chuyển khoản.
4.3. Báo cáo của bộ phận kinh doanh khác
Các dịch vụ này đã nhận đủ tiền bằng tiền mặt
– Dịch vụ giặt là: 50 triệu
– Bán đồ lưu niệm: 50 triệu
– Dịch vụ làm đẹp: 60 triệu
– Karaoke và vũ trường: 70 triệu
– Trò chơi có thưởng: 300 triệu, trong tháng đã trả thưởng cho khách hàng là 100 triệu
Xem thêm: Hướng dẫn trình bày nhật ký thực tập kế toán bán hàng chuẩn
4.4. Thông tin bổ sung từ phòng kế toán
– Số tiền lãi gửi qua ngân hàng trong tháng là 20 triệu. Ngân hàng đã chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của công ty.
– Tiền thưởng do lọt Top 10 các khách sạn có dịch vụ tốt nhất do Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức là 20 triệu.
Yêu cầu của bài tập kế toán dịch vụ du lịch: Ghi nhận doanh thu, thu nhập của khách sạn Bình An trong kỳ và xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ.
Biết rằng tất cả các giá trên đều chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ của công ty là 10%. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt của rượu vang là 25%, rượu khác là 50%, bia là 25%, thuốc lá là 65%, karaoke và vũ trường là 40%, trò chơi có thưởng là 30%.
Trên đây là một số dạng bài tập kế toán dịch vụ du lịch thường gặp. Hy vọng rằng với bài viết vieclam123 chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo các dạng bài này để tự tính toán, góp phần bổ sung thêm kiến thức trong việc tính toán dạng bài kế toán dịch vụ du lịch.